- Mụ bệnh học hạch Bảng 3.8 Kết quả mụ bệnh học hạch
4.1.9. Phân độ T:
Bệnh nhân khi đến khám đa số khối u đã ở giai đoạn T2,T3 49/62 (chiếm 79%). Rất ít trờng hợp khối u ở giai đoạn T1 5/62 (chiếm 8,1%), hoặc T4 8/62 (12,9%). Kết quả T4 của chúng tôi thấp hơn của Nguyễn Đình Phúc và cộng sự là do có sự tiến bộ chung về kinh tế - xã hội - dân trí, các phơng tiện truyền thông về bệnh, mạng lới y tế cơ sở, nên thời gian gần đây bệnh nhân đến khám và điều trị sớm hơn, đợc chẩn đoán kịp thời hơn. Đặc biệt là thăm khám bằng nội soi phóng đại đánh giá tổn thơng của u. So sánh với các tác giả dới đây ta thấy [12] [22] [26] [36] [37] [42] [46] [67].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tơng tự với Carpenter và cs. Của chúng tôi T1 5/62 (8.1%), T2 16/62 (25,8%), T3 33/62 (53,2%), T4 8/62 (12,9%). Carpenter và cs tơng ứng 7%, 26%, 51%, 16% [12] [22] [26] [36] [37] [42] [46] [67].
Kết quả của chúng tôi có khác so với các tác giả khác, Kirchner (4,8%, 3,8%, 86,6%, 0%), El Badawi và cs ( 5%, 12%, 38%, 45%), Xue - Ying Deng ( 3%, 16,9%, 13,8%, 66,2%) [12] [22] [26] [36] [37] [42] [46] [67]. Sự khác nhau về phân độ T trong nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả khác, là do bệnh nhân của chúng tôi 100% đợc phẫu thuật, khi u đã quá to không còn khả năng phẫu thuật chúng tôi chuyển sang tia xạ, hóa chất sau đó chúng tôi đánh giá lại giai đoạn để xét khả năng phẫu thuật.
4.1.10. Hạch cổ:
Trong nhóm nghiên cứu có tới 27/62 (chiếm 43,5%) là có di căn hạch cổ phát hiện trên lâm sàng, hạch giai đoạn N1 gặp nhiều nhất 25/62 (chiếm 40,3%). Không gặp trờng hợp N3 nào. Kết quả của chúng tôi tơng tự với Ravindra (45,1%) [46], thấp hơn so với Nguyễn Đình Phúc và cs (68,9%)
[12]. Có sự khác nhau này là do bệnh nhân của chúng tôi đến khám và đợc chẩn đoán sớm hơn, cỡ mẫu cha đủ lớn.