Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thịt thí nghiệm

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sản xuất của 3 tổ hợp đực lai cuối cùng nuôi tại trại giống lợn tân thái đồng hỷ - thái nguyên (Trang 77)

Bảng 3.13: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng lợn thịt thí nghiệm (kg)

TT Công thức lai

Chỉ tiêu ĐVT CTL1 CTL2 CTL3

1 Số con theo dõi con 30 30 30

2 Tổng thức ăn tiêu thụ kg 5.470,8 5.301,6 5.245,2 3 Tiêu thụ thức ăn bình quân kg/con/ngày 1,94 1,88 1,86 4 Tổng khối lượng tăng kg 2.127,9 2.035,8 1.884,7 5 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng kg 2,57 2,60 2,78

So sánh % 92,11 93,19 100

Số liệu bảng 3.13 cho thấy:

Tổng lượng thức ăn tiêu thụ của lợn thịt thí nghiệm giảm dần từ con lai của CTL1 sau đó đến CTL2 và CTL3 tương ứng 5.470,7; 5.301,6 và 5.245,2 kg. Tương đương mức tiêu thụ thức ăn là 1,94; 1,88 và 1,86 kg/con/ngày theo thứ tự tương ứng các tổ hợp lai trên. Điều này cho thấy lợn lai thương phẩm ở CTL1 và CTL2 có khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn tốt hơn, sinh trưởng tốt hơn so với CTL3 và là yếu tố làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của chúng. Bình quân tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của CTL1 là thấp nhất so với CTL2 và CTL3 tương ứng là: 2,57; 2,60 và 2,78 kg. Như vậy, khi so sánh TTTA qua các công thức lai với nhau cho thấy, TTTA ở CTL1 thấp hơn từ 6,81 đến 7,89% so với CTL2 và CTL3. Điều đó phù hợp vì sinh trưởng tích lũy ở CTL1 đạt cao nhất sau đó CTL2 và CTL3 theo đúng quy luật về sinh trưởng với TTTA có mối tương quan âm, sinh trưởng nhanh thì TTTA giảm và ngược lại.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu Bế Hoàng Liêm (2010) [15], lợn thương phẩm khi sử dụng đực lai M304, M16, L06 phối con nái C22 TTTA/Kg tăng khối lượng tương ứng là: 2.58; 2,63; 2,81kg.

Theo Leroy và Verleyen (2000) [60] khi sử dụng đực Pietrain phối với nái thương phẩm cho kết quả tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,96kg.

Kết quả của chúng tôi thấp hơn có thể do sử dụng con đực lai đã phát huy

ưu thế lai.

Kết quả theo dõi về chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thịt thí nghiệm của các công thức lai được trình bày tại bảng 3.14.

Bảng 3.14. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng lợn thịt thí nghiệm

STT Công thức lai

Chỉ tiêu ĐVT CTL1 CTL2 CTL3

1 Số con theo dõi con 30 30 30

2 Tổng thức ăn tiêu thụ kg 5.470,8 5.301,6 5.245,2 3 Đơn giá thức ăn Đồng 11.570 11.570 11.570 4 Tổng chi phí TA ng. đ 63.297,2 61.339,51 60.686,96 5 Tổng khối lượng tăng kg 2.127,9 2.035,8 1.884,7 6 Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng Đồng 29.746,30 30.130,42 32.199,80

So sánh % 92,10 93,19 100

Tương tự như chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, chi phí thức ăn/ kg tăng khối lượng CTL1 là thấp nhất so với CTL2 và CTL3 tương ứng là: 29.746,30; 30.130,42 và 32.199,80 nghìn đồng. Sự khác biệt về chỉ tiêu này giữa CTL1, CTL2 so với CTL3 là: 7,90 và 6,81%.

Điều này cho thấy, lợn thịt thí nghiệm ở CTL1 không những sinh trưởng nhanh hơn mà hiệu quả sử dụng thức ăn lại tốt hơn so với lợn thịt thí nghiệm ở CTL2 và CTL3.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sản xuất của 3 tổ hợp đực lai cuối cùng nuôi tại trại giống lợn tân thái đồng hỷ - thái nguyên (Trang 77)