0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA 3 TỔ HỢP ĐỰC LAI CUỐI CÙNG NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG LỢN TÂN THÁI ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN (Trang 38 -38 )

Nâng cao năng suất, chất lượng con giống trong quá trình sản xuất lợn thịt luôn là yếu tố hàng đầu,

, đạt tỷ lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp và độ dày mỡ lưng mỏng đã được tiến hành thành

công ở hầu hết các nước có nền chăn nuôi tiên tiến như Mỹ, Đức, Canada, Anh, Hà Lan, Đan Mạch và Úc (Hermesch và cs, 1995; Alfonso và cs, 1998).

Theo Vangen và cs (1997), trong số 1,2 triệu lợn giết mổ hàng năm tại Nauy thì lợn lai chiếm trên 60%. Nái lai (Lr Yr) có tỷ lệ đẻ, số con đẻ ra /lứa cao hơn lợn nái thuần Lr, nái lai (Lr Yr) được sử dụng nhiều trong các công thức lai (Gaustad-Aas và cs, 2004) [48]. Pour (1998), cho biết phần lớn lợn thịt được giết mổ năm 1996 tại Cộng hoà Sec là lợn lai. Lai ba và bốn giống là hệ thống chủ yếu để sản xuất lợn thịt thương phẩm (Houska và cs, 2004) [54].

Công ty giống Animal Breeding Partners (2008) [41] cho biết, tỷ lệ nạc của của lợn Pietrain Reshal mang kiểu gen CT tăng liên tục trong giai đoạn nuôi từ 1998 - 2003: năm 1998 tỷ lệ nạc là 61,30%, còn các năm 2000, 2002 và 2003 tương ứng là 62,50; 62,40 và 63,30.

Đối với tổ hợp lai 2 giống như (L x Y) và (D x Y) cho ưu thế lai ở đời con là 100%, với tỷ lệ thụ thai tương đương nhau là 72%, độ dày mỡ lưng cao đạt tương ứng là 1,25 và 1,22 cm. Tiêu tốn thức ăn cao ở L x Y là 3,31 kg còn D x Y là 3,27 kg. Đối với tổ hợp lai giữa 3 giống Hs x (Y x D); D x (Hs x Y) và Y x (D x Hs) ưu thế lai ở đời con tương đương nhau là 85,7%, tỷ lệ thụ thai cao nhất ở Y x (D x Hs) là 85% và thấp ở Hs (Y x D) là 80%, dày mỡ lưng đạt cũng gần tương đương nhau, ở Hs (Y x D) là 1,10, lợn D x (Hs x Y) là 1,6 cm và Y x (D x Hs) là 1,19 cm, tiêu tốn thức ăn tương ứng ở các giống là 3,26 ; 3,27 và 3,28 kg.

Đối với giống lợn Pietrain theo kết quả nghiên cứu của công ty France Hybrides, (1993) [50] thì chỉ số FCR là 2,66 và % thịt nạc là 61,5% (Max 16) và 60,7% (Max 304).

Tại Áo với 4,8 triệu lợn thịt giết mổ hàng năm thì gần như tất cả được sản xuất từ lai hai, ba giống. Nái lai được sử dụng phổ biến là F1(Edelschwein×LW) và F1(Edelschwein×Lr) được phối giống với lợn đực Pietrain hoặc Duroc để sản xuất con lai ba giống nuôi thịt. Khi lai giữa Duroc

với Ladrace Bỉ, các tác giả Pavlik và cs (1989) [66] cho biết con lai có tăng khối lượng đạt 804g/ngày, TTTA/kg tăng trọng là 2 kg, tỷ lệ thịt xẻ 51,86%; độ dày mỡ lưng 2,23 cm. So sánh giữa các con lai F1 của D và LW thì thấy con lai F1(LW×D) có độ dày mỡ lưng thấp hơn ở F1(D×LW). Con lai của nái F1(L×Y) và đực Pi có tỷ lệ nạc là 52 - 55%, khối lượng đạt 100kg ở 161 ngày tuổi. Còn ở con lai F1(Hampshire×Slovakia White) có độ dày mỡ lưng 2,52

cm; tăng trọng hàng ngày là 488g. , 50,6%. : [♂(PY)×♀[D× - 60% so v ). Năng suất sinh sản, phẩm

cs (1986) [43] cho biết, với công thức lai thuận nghịch giữa 2 giống Duroc và Large White, lợn lai có tốc độ tăng khối lượng nhanh hơn so với Duroc hay Large White thuần. So sánh giữa các công thức lai hai, ba, bốn giống, Ostrowski và Blicharski (1997) [65] cho thấy, con lai có 25% và 50% máu Pietrain có tỉ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Sử dụng đực lai có tác dụng nâng cao diện tích và khối lượng cơ thăn Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy lợn lai có mức sinh trưởng tốt và tỷ lệ nạc cao hơn so với lợn thuần. Theo Gerasimov và cs (1997) [49] cho biết, công thức lai hai giống (Du×Large Black), công thức lai ba

giống Du×(Poltava Meat×Russian Large White) có khả năng sinh trưởng cao nhưng tiêu tốn thức ăn lại thấp so với các công thức khác.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA 3 TỔ HỢP ĐỰC LAI CUỐI CÙNG NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG LỢN TÂN THÁI ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN (Trang 38 -38 )

×