Sinh trưởng tích lũy của lợn thịt thí nghiệm

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sản xuất của 3 tổ hợp đực lai cuối cùng nuôi tại trại giống lợn tân thái đồng hỷ - thái nguyên (Trang 71)

Bảng 3.10. Sinh trƣởng tích lũy của lợn thịt thí nghiệm (kg/con)

TT Công thức lai Chỉ tiêu CTL1 CTL2 CTL3 X mX Cv (%) X mX Cv (%) X mX Cv (%)

Số con theo dõi 30 - 30 - 30 -

1 KL lúc 56 ngày 18,89a 0,19 5,44 18,32b 0,14 4,27 17,24c 0,17 5,32 2 KL lúc 90 ngày 39,66a 0,37 5,01 37,88b 0,19 2,74 34,96c 0,27 5,32 3 KL lúc 120 ngày 62,58a 0,37 3,39 60,85b 0,33 2,91 55,85c 0,34 3,25 4 KL lúc 150 ngày 89,82a 0,51 3,03 86,12b 0,49 3,09 80,07c 0,44 2,94 So sánh (%) 112,17 107,56 100

Ghi chú: Trên cùng hàng ngang, các số mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05.

Kết quả cho thấy sinh trưởng tích lũy từ 56 - 150 ngày tuổi ở CTL1 là tốt nhất, kế tiếp là CTL2 và cuối cùng là CTL3 tương ứng là: 18,89; 39,66; 62,58; 89,82 - 18,32; 37,88; 60,85; 86,12 và 17,24; 34,96; 55,85; 80,07 kg/con (P<0,05). Như vậy cho thấy ở 3 công thức lai có sự sai khác về mặt thống kê. Trong cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng như nhau, ở các giai đoạn sinh trưởng của lợn, khối lượng của lợn thịt thí nghiệm có sự khác biệt giữa CTL1, CTL2 cao hơn so với CTL3 ở tất cả các kỳ cân 90, 120, 150 ngày tuổi (P<0,05). Qua đó cho thấy, lợn CTL1, CTL2 đã kết hợp được các đặc điểm tốt của giống gốc Duroc, Pitrien, đồng thời biểu hiện được ưu thế lai cao ở thế hệ con lai. Mặt khác, điều kiện chuồng trại nuôi thí nghiệm đã đảm bảo cho tổ hợp lai phát huy được tiềm năng nổi trội của con giống.

Cụ thể, các công thức lai CTL1; CTL2; CTL3 ở giai đoạn lúc 90 ngày tuổi khối lượng lợn thí nghiệm đạt trung bình là: 39,66; 37,88; 34,96 kg/con theo thứ tự tương ứng. Ở giai đoạn 120 và 150 ngày tuổi đạt: 62,58; 60,85; 55,85 và 89.82; 86,12; 80,07 theo thứ tự tương ứng các công thức lai trên. Sinh trưởng của lợn thịt thí nghiệm của CTL1, CTL2 cao hơn so với CTL3 từ 7,56 - 12,17%. Điều này cho thấy ảnh hưởng của lợn đực đến sinh trưởng của lợn nuôi thịt thương phẩm và tác động của ưu thế lai ở lợn đực lai đối với sinh trưởng, lợn lớn nhanh hơn, khối lượng khi kết thúc thí nghiệm cao hơn.

Về vấn đề này, kết quả của chúng tôi tương đối đồng nhất với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác. Các tác giả Phan Văn Hùng và cs (2008) [15], khối lượng con lai lúc 150 ngày tuổi của hai tổ hợp lai L19 x F1 (Y x L) là 78,32 kg; và L19 x F1(L x Y) 78,88 kg.

Theo Phan Xuân Hảo và cs (2009) [11], theo dõi k

(PD× (PD× , đạt khối lượng là 91,83 và 92,48 kg/con. Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu tác giả Nguyễn Văn Đức và cs (2001) [8], con lai D(LY) và Pi(LY) có khối lượng lợn nuôi ở 60 ngày tuổi tương ứng là 28,00 và 27,80 kg.

Các tác giả Phan Xuân Hảo và cs (2009) [11], khi thí nghiệm cho lai giữa đực PiDu x nái F1 (L x Y) cho biết khối lượng lợn con lai ở 160 ngày tuổi là 97,12 kg/con. Kết quả theo dõi tác giả Bế Hoàng Liêm (2010) [15], khối lượng con lai thương phẩm các công thức lai (L06 x C22); (M16 x C22) và (M304 x C22). giai đoạn 150 ngày tuổi đạt 78,03; 85,05 và 87,78 kg/con theo thứ tự tương ứng. Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân (2012) [19], giai đoạn 150 ngày tuổi đạt: 88,60; 86,74 kg/con ở các công thức lai (PD x Lr); (PD x Yr) tương ứng.

CTL1,

Kg/con 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

KL 56 ngµy KL 90 ngµy KL 120 ngµy KL 150 ngµy

CTL1 CTL2 CTL3

Hình 3.4. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thịt thí nghiệm

3.4

3 công thức lai CTL1, CTL2 và CTL3 tăng dần lên theo

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sản xuất của 3 tổ hợp đực lai cuối cùng nuôi tại trại giống lợn tân thái đồng hỷ - thái nguyên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)