0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Sử dụng lợn đực lai trong lai tạo lợn thương phẩm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA 3 TỔ HỢP ĐỰC LAI CUỐI CÙNG NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG LỢN TÂN THÁI ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN (Trang 29 -29 )

Tỷ lệ đàn đực trong đàn nái rất thấp do mỗi đực có thể đảm nhiệm việc phối giống cho nhiều đàn nái. Trong thực tiễn một lợn đực tốt hàng năm có thể đảm bảo phối giống cho 40 đến 50 lợn cái bằng hình thức phối giống trực tiếp và có thể lên tới 500 lợn cái nếu phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Như vậy, một lợn đực có ảnh hưởng rất lớn đến đàn lợn con thông qua số lợn con mà nó tạo ra. Có thể từ 800 đến 8000 lợn con hằng năm được sản xuất ra từ một lợn đực giống. Số lượng lợn đực giống trong đàn còn phụ thuộc vào thời gian sử dụng lợn đực giống. Thời gian sử dụng lợn đực giống có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện chăn nuôi từng nước, có khi chỉ sử dụng 1,5 - 2,0 năm tuổi hay có nơi tới 4 năm tuổi hoặc dài hơn nữa tuỳ theo sự tiến bộ của công tác giống. thông thường đực lai có khả năng thành thục sớm hơn so với đực thuần và thời gian khai thác cũng kéo dài hơn. Điều này có thể do đực lai kết hợp được ưu thế lai của các giống nên khả năng thích nghi tốt hơn.

Mức độ ảnh hưởng của lợn đực giống tới đàn con lớn hơn rất nhiều so với mỗi lợn nái, không chỉ là số lượng đàn con mà nó tạo ra, mà còn chất lượng đàn con. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng một số tính trạng thường chịu ảnh hưởng lớn hơn từ con đực như tỷ lệ nạc, tính cao sản, sức chống chịu bệnh tật... (Trần Đình Miên, 1979) [17]. Cho nên trong chăn nuôi cần phải có những đực giống tốt để từ đó có thể đạt năng suất cao, giảm giá thành sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.

Các giống khác nhau có khả năng cho năng suất thịt khác nhau. Vì vậy giống là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất thịt. Thông thường các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn lợn ngoại nhập. Trong hệ thống nhân giống, việc khai thác tiềm năng di truyền của lợn giống ở đàn cụ kỵ và tận dụng ưu thế lai ở đàn nái lai ông bà, bố mẹ là biện pháp tối ưu để tạo ra đàn lợn thịt lai có năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Người chăn nuôi lợn thương phẩm đều mong muốn thu được lợi nhuận tối đa nhờ chi phí giá thành sản phẩm thấp, đạt năng suất chất lượng lại cao, có giá bán cao, lợi nhuận thu được nhiều. Để đạt được mục đích này, các nhà tạo giống đã nghiên cứu cải tiến tính trạng có ý nghĩa kinh tế quan trọng như khả năng tăng trọng, mức độ sử dụng thức ăn, độ dày mỡ lưng, chất lượng thịt...và tạo ra nhiều dòng lợn với đặc trưng về năng suất, chất lượng khác nhau.

Để nâng cao năng suất hiệu quả trong chăn nuôi lợn thương phẩm, hiện nay ở nhiều nước thường sử dụng ưu thế lai ở lợn lai 2, 3, 4 máu hoặc 5 máu được coi như một nguồn lực sinh học để nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Ở nước ta nhiều công trình nghiên cứu về lợn thương phẩm lai 2, 3 máu đã khẳng định được một số chỉ tiêu như: Khả năng tăng trọng, giảm chi phí thức ăn, giảm ngày tuổi đạt trọng lượng xuất chuồng ở lợn lai nuôi thịt so với trung bình các giống gốc bố mẹ.

Lợn đực lai DP, PD, LP là đực lai cuối cùng dùng để phối giống với nái Bố Mẹ để sản xuất ra con lai thương phẩm. Con lai của đực lai x nái CA thể hiện sức chống chịu bệnh tốt, dễ nuôi, dễ thích nghi với điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc của bà con chăn nuôi nông thôn, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, lợn mau lớn, tỉ lệ nạc 60 - 65%, độ dày mỡ lưng từ 11 - 13 mm, phẩm chất thịt ngon, mềm có vân mỡ trung bình, chỉ số FCR từ 3 - 3,2 kg.

Trong công thức lai này, chúng mong muốn sự hòa hợp các ưu điểm của Yorkshire (như dễ nuôi, lợn có độ dày mỡ lưng thấp 15 - 18 mm, phẩm chất

thịt ngon, trong thớ cơ có ngấn mỡ nên mềm, hương vị thịt béo, ngọt không dai, đây là giống lợn đã được nuôi dưỡng thuần hóa lâu năm ở Việt Nam nên các đực và nái giống hiện hữu có sức đề kháng rất tốt với bệnh tật, ít bị những bệnh thông thường như sốt bỏ ăn, sưng khớp, viêm đường sinh dục sau đẻ, sốt sữa... lợn thích nghi tốt với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của nhà chăn nuôi) với Landrace (thịt nạc nhiều, có trị số độ dày mỡ lưng thấp 12 - 15 mm, phẩm chất thịt ngon, mềm, sớ cơ ít dai, thịt có vân mỡ, đây là giống lợn kiêm dụng được thị trường chấp nhận vừa sản xuất nạc vừa có khả năng sinh sản, nuôi con tốt. Nhu cầu dinh dưỡng tuy cao nhưng dễ thỏa mãn, sức kháng bệnh và thích nghi tốt ở điều kiện chăn nuôi Việt Nam.), còn lợn Duroc cũng là lợn cho nhiều nạc, mỡ lưng mỏng 10 - 12 mm, nạc có sớ cơ dai, ít vân mỡ nên không ngon lắm, tỷ lệ nạc thân thịt có thể 65%. Lợn Pietrain là giống lợn nổi tiếng về cho nạc, độ dày mỡ lưng dưới 10 mm, tỷ lệ nạc trên/thịt xẻ chiếm 65% nhưng sơ nạc thô, dai, ít có vân mỡ, hương vị không thơm ngon. Vì vậy khi cho lai tạo những giống kể trên con lai sẽ kết hợp được những ưu điểm của bố mẹ nên con lai sẽ dễ nuôi, thịt nạc ngon mềm có vân mỡ, hương vị tốt, giá thành hạ.

Con lai của lợn đực DP x nái CA là con lai hướng nạc có khả năng tăng trọng, giảm chi phí thức ăn, giảm ngày tuổi khi xuất bán nhưng vẫn đạt trọng lượng xuất chuồng so với trung bình các giống gốc bố mẹ nên đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người chăn nuôi. Trước đây nuôi 4-5 tháng, nay chỉ cần 3- 3,5 tháng là có thể xuất chuồng. Tiêu tốn thức ăn từ 3,5 - 4,5 kg/kg tăng khối lượng, đã giảm xuống chỉ còn 2,8 - 2,9 kg/kg tăng khối lượng. Rõ ràng khả năng chuyển hoá thức ăn của giống lợn DP đã cao hơn rất nhiều so với các giống lợn nội. Giá lợn lai hướng nạc cao hơn 2 - 3 giá và dễ bán hơn so với lợn thường. Việc tạo lợn lai nhiều máu ngoại làm giảm thời gian nuôi đạt trọng lượng xuất chuồng 100kg/con từ 6 tháng nuôi xuống còn 4 tháng;

Lượng thức ăn tiêu tốn giảm so với lợn thuần; giảm chi phí chăn nuôi (do giảm chi phí thức ăn, công lao động, tăng năng suất và số lứa nuôi…) mà vẫn đáp ứng nhu cầu về chất lượng. thịt. Lợn lai 4 máu Pidu x F1 (Y x L), tỷ lệ thịt xẻ 73,7%, tỷ lệ nạc 54,02%, độ dày mỡ lưng tại điểm P2 là: 12,9mm, độ dày mỡ lưng trung bình tại xương sườn 13 là: 15,92mm.

1.1.6. Sinh trưởng và sức sản xuất thịt

1.1.6.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng

Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ trong cơ thể. Đó là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang và khối lượng các bộ phận của toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở bản chất di truyền của đời trước quy định. Trong chăn nuôi lợn, khả năng sinh trưởng của lợn liên quan tới khối lượng cai sữa, khối lượng xuất chuồng, ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và hiệu quả chăn nuôi.

Hiểu biết về quá trình sinh trưởng, nhất là quá trình tạo nạc và mỡ sẽ giúp cho người chăn nuôi lợi dụng được các đặc tính sẵn có của lợn. Tốc độ tăng trưởng của gia súc thường khác nhau, tỷ lệ các phần mỡ, cơ, xương trên lợn cùng lứa tuổi có khối lượng khác nhau hay bằng nhau đều phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và các giai đoạn sinh trưởng của gia súc.

Giai đoạn đầu từ sơ sinh đến 5 tháng tuổi, giai đoạn này của lợn chủ yếu là tích luỹ cơ và khoáng chất, đặc biệt là sự phát triển của cơ. Giai đoạn cuối từ 65 - 70 kg trở đi, khả năng sinh trưởng tích lũy protein chậm dần, tốc độ tích lũy mỡ tăng lên, do vậy hiệu quả của việc chuyển hóa thức ăn giảm nhanh chóng (Hitoshi Mikami, 1994) [58].

Ngoài sự khác biệt về tốc độ tích lũy thịt nạc, thịt mỡ ở cơ thể lợn còn có sự khác nhau về đặc điểm sinh lý, nên trong thực tế chăn nuôi, người ta chia nhỏ quá trình sinh trưởng của lợn thành các giai đoạn nhỏ hơn cho phù hợp: Giai đoạn khởi động (10 - 20 kg); Giai đoạn sinh trưởng (21 - 50kg); Giai đoạn nuôi béo (50 - 120kg); (NRC, 1998) [64].

Trong chăn nuôi lợn sinh sản, sinh trưởng trong giai đoạn bú sữa hết sức quan trọng bới vì điều này ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa. Lợn con ở giai đoạn bú sữa có tốc độ phát triển mạnh nhưng không đều, phụ thuộc vào sinh lý tiết sữa của lợn mẹ, 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với sơ sinh, ở thời điểm 21 ngày tăng gấp 4 lần, 30 ngày tăng gấp 5 - 6 lần, 40 ngày tăng gấp 7 - 8 lần, 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần lúc sơ sinh. Tốc độ sinh trưởng của lợn con bú sữa nhanh nhất ở 21 ngày tuổi sau đó giảm xuống do lượng sữa của mẹ giảm ở tuần tuổi thứ 3 sau đẻ, đây là thời kỳ khủng hoảng thứ nhất của lợn con, mặt khác ở giai đoạn này lợn con bị thiếu Fe dự trữ trong gan lợn con giai đoạn bào thai đã hết cần có sự bổ sung từ bên ngoài vào. Để khắc phục những thiếu hụt về dinh dưỡng do lượng sữa mẹ giảm cả về số lượng và chất lượng nên bổ xung thức ăn giàu dinh dưỡng từ lúc 7 - 10 ngày tuổi, để tăng cường hoạt động của bộ máy tiêu hóa và có thể cai sữa sớm đồng loạt cho lợn con để tăng số lứa đẻ trong năm.

1.1.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn.

Để nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, người ta dùng phương pháp định kỳ cân khối lượng và đo kích thước của cơ thể vật nuôi. Các chỉ tiêu sinh trưởng thường dùng khi nghiên cứu khả năng sinh trưởng của vật nuôi là:

Sinh trưởng tích lũy: là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi tích lũy được qua thời gian khảo sát thông qua thông số thu được qua các lần cân đo.

Sinh trưởng tuyệt đối (A): là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi tăng lên trong một đơn vị thời gian. Đơn vị (gram/con/ngày).

Sinh trưởng tương đối (R): là tỷ lệ % của phần khối lượng (thể tích, kích thước) tăng lên so với khối lượng (thể tích, kích thước) thời điểm cân đo. Đơn vị thường là %.

* Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt của lợn.

Để đánh giá chất lượng thân thịt của lợn người ta sử dụng các chỉ tiêu về thân thịt và chất lượng thịt. Đối với thân thịt, các chỉ tiêu quan trọng như tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn. Các chỉ tiêu chất lượng thịt bao gồm tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu trúc cơ, mỡ dắt, pH của cơ thăn ở 45 phút và 24 giờ sau khi giết thịt (Reichart và cs, 2001) [69].

1.1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn * Ảnh hưởng yếu tố di truyền

Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc được th hiện thông qua hệ số di truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05 - 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo (từ 25 - 95 kg).

Hệ số di truyền về tiêu tốn thức ăn ở mức trung bình. Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn có thể dễ dàng được cải thiện thông qua chọn lọc và nó thường là một chỉ tiêu quan trọng trong chương trình cải tiến giống lợn. Tác giả Kovalenko và Yaremenko (1990) [58] công bố con lai (DLW) D có mức tiêu tốn thức ăn là 3,55 kg/kg tăng khối lượng, trong khi con lai LW chỉ tiêu này đạt 2,5 kg/kg tăng khối lượng. Tính trạng này được quan tâm chọn lọc và có xu hướng ngày càng giảm.

Đối với các chỉ tiêu giết thịt như tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2

= 0,3 - 0,35) Đối với độ dày mỡ lưng, hệ số di truyền dao động ở mức độ trung bình đến cao, từ 0,3 - 0,7 (Johnson và cs, 1999 [57]), nên việc chọn lọc cải thiện tính trạng này có nhiều thuận lợi.

Tỷ lệ nạc là một tính trạng có hệ số di truyền cao, dao động từ 0,3 - 0,8. Johnson (1985) đã công bố hệ số di truyền đối với tính trạng tỷ lệ nạc trên 8.234 lợn Landrace là 0,7 và trên 4.448 lợn Yorkshire là 0,81. Hovenier và cs (1992) [55], khi nghiên cứu theo dõi trên lợn Duroc và Yorkshire cho biết hệ số di truyền về tỷ lệ nạc là 0,63.

Đối với các chỉ tiêu thân thịt thì hệ số di truyền của tỷ lệ móc hàm là thấp nhất (h2

= 0,3 - 0,35) và chiều dài thân thịt là cao nhất (h2 = 0,56 - 0,57). Các chỉ tiêu về chất lượng thịt như tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu trúc cơ, thành phần hoá học của cơ, pH 45 phút, pH 24 giờ sau khi giết thịt có hệ số di truyền từ 0,1 - 0,3 (Sellier , 1998) [68]. Bên cạnh hệ số di truyền còn có một mối tương quan giữa các tính trạng. Tương quan di truyền giữa một số cặp tính trạng là thuận và chặt chẽ như tăng trọng và thu nhận thức ăn (r = 0,65) (Clutter và Brasscamp, 1998) [46], tỷ lệ nạc với diện tích cơ thăn (r = 0,65). Bên cạnh đó là các tương quan nghịch và chặt như tỷ lệ nạc với độ dày mỡ lưng (r = - 0,87) tỷ lệ mất nước với pH 24 giờ (r = - 0,71) và với khả năng giữ nước (r = - 0,94) (Sellier và cs, 1998) [68]. Ngoài ra, hàng loạt các thông báo của nhiều nhà khoa học đã xác nhận các chỉ tiêu thân thịt như tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn ở các giống khác nhau là khác nhau. Chẳng hạn như ở lợn Landrace có chiều dài thân thịt dài hơn so với ở lợn Large White là 1,5 cm; ngược lại, tỷ lệ móc hàm ở Large White lại cao hơn so với Landrace (Hammell và cs, 1993) [52].

Về phương diện sinh trưởng và cho thịt ở lợn, mối quan tâm chủ yếu tới nhân tố di truyền chính là việc tạo ra ưu thế lai. Chính vì vậy mà hầu hết đàn lợn thương phẩm ở các nước là lợn lai. Con lai có ưu thế lai cao hơn bố mẹ về tăng trọng 10%.

Bên cạnh giống và ưu thế lai, các tính trạng nuôi vỗ béo, thân thịt và chất lượng thịt cũng bị chi phối bởi một số gen như gen halothan, tính nhạy cảm

stress với halothan chủ yếu làm giảm nhanh pH trong cơ sau khi giết thịt. Điều này làm tăng thịt PSE ở các lợn mắc hội chứng stress.

Các chỉ tiêu sinh trưởng và cho thịt ở lợn, mối quan tâm chủ yếu tới nhân tố di truyền chính là việc tạo ra ưu thế lai. Chính vì vậy mà cần tăng tỷ lệ lợn lai, lợn ngoại của đàn lợn thương phẩm. Con lai có ưu thế lai cao hơn bố mẹ về tăng trọng 10%.

* Ảnh hưởng yếu tố ngoại cảnh

* Dinh dưỡng là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn, đặc biệt chất lượng thịt xẻ. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng khối lượng, tỉ lệ nạc và tiêu tốn thức ăn. Vì vậy đảm bảo đầy đủ cả về số lượng và chất lượng.

Các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ năng lượng /protein trong

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA 3 TỔ HỢP ĐỰC LAI CUỐI CÙNG NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG LỢN TÂN THÁI ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN (Trang 29 -29 )

×