Giải pháp đối với từng công đoạn của chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU Thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 95)

Việt Nam sang thị trường EU

Giải pháp đối với nguyên phụ liệu đầu vào

Trong những năm qua, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng nhanh từng năm, thu hút một lực lượng đông đảo người lao động. Tuy nhiên, ngành giày dép Việt Nam mới chỉ tập trung phát triển ở công đoạn chế biến và lắp ráp giày hoàn chỉnh. Chưa phát triển sản xuất nguyên phụ liệu cho giày, hầu hết các nguyên phụ liệu nhập khẩu, mà giá của những loại này lúc trồi, lúc sụt, càng làm cho tính phụ thuộc cao.

Hiện nay, ngành da giày Việt Nam còn thiếu rất nhiều nguyên liệu. Chúng ta chỉ cần thực hiện một phép so sánh đơn giản giữa việc doanh nghiệp thu mua nguyên vật liệu trong nước với việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài đã thấy có sự khác biệt rất lớn. Doanh nghiệp sản xuất giày dép sẽ giảm thiểu tối đa các chi phí liên quan đến khâu mua như chi phí vận chuyển, thuế, chi phí giao dịch với đối tác nước ngoài,… Đồng thời, khi doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu trong nước để sản xuất sẽ phần nào thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ và giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng giầy dép thì một trong

những biện pháp quan trọng nhất là phát triển nguyên phụ liệu cho ngành. Đây là một biện pháp quan trọng cho sự phát triển của ngành vì:

-

Phát triển nguyên phụ liệu trong nước sẽ giúp chúng ta có nguồn vật tư rẻ, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.

-

Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu trong nước chúng ta sẽ tiết kiệm được

một lượng ngoại tệ rất lớn thay vì nhập khẩu, góp phần tích cực làm cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

-

Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu trong nước giúp chúng ta có nguồn vật tư tại chỗ đủ để chủ động được việc giao hàng nhanh và đúng thời hạn, tạo uy tín và chỗ đứng trên thị trường thế giới.

-

Phát triển sản xuát nguyên phụ liệu trong nước sẽ tạo cho các doanh nghiệp nguồn vật tư sẵn có, đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp có thể thiết kế, chế tạo được nhiều mẫu mã phong phú, đa dạng được chủng loại vật tư, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

-

Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu trong nước sẽ tạo thêm được công ăn Kinh nghiệm của các nước đi trước, đặc biệt là Trung Quốc cho thấy đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu là có hiệu quả nhất, góp phần quan trọng cho ngành chủ động trong sản xuất, đa dạng hóa mẫu mốt, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, quá trình đầu tư phải dựa trên các quan điểm sau:

Một là, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giày.

Hai là, sự phát triển đó chủ yếu dựa trên những phấn đấu tự thân của ngành chứ không phải là đầu tư trực tiếp của Chính phủ. Chính phủ chỉ tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ cho ngành phát triển thông qua các cơ chế chính sách cụ thể. Về bước đi, bước đầu ngành giày nên đầu tư cho thuộc da và sản xuất các

nguyên phụ liệu như đế giày (đế ngoài, đế trong, đế lót), keo dán, các chi tiết bằng nhựa, kim loại (phụ liệu) hỗ trợ cho việc sản xuất và bảo quản giày. Ngoài ra cần đầu tư nâng cao hơn nữa sản xuất khuôn mẫu.

Vải và giả da là nguyên liệu đáng kể trong sản xuất giày và đồ da. So với các công dụng khác cũng như trong ngành may mặc, để làm giày và hàng mềm, vải và giả da có những yêu cầu riêng, Những lĩnh vực này Việt Nam còn yếu về kỹ thuật, vì vậy, bước đầu nên kêu gọi đầu tư nước ngoài bằng các hình thức liên doanh. Hóa chất dùng trong cao su chiếm một lượng đáng kể, lĩnh vực này Việt

Nam chưa có đầu tư nghiên cứu sản xuất, trong thời gian tới phải học tập bước đi của ngành sản xuất nguyên phụ liệu của các nước trong khu vực: kêu gọi đầu tư, chuyển giao công nghệ.

Vải để sản xuất giày các loại, Ngành nên phối hợp với Tổng công ty Dệt may để tận dụng năng lực sản xuất của ngành này. Nhưng phải có kế hoạch cụ thể, và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành.

Khuyến khích tập trung các nguồn lực để ngành giày dép chủ động hướng ra xuất khẩu và phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm giày dép. Trong đó, ưu tiên mở rộng thêm ba lĩnh vực: thiết kế phát triển sản phẩm, sản xuất nguyên phụ liệu và kiểm định chứng nhận sản phẩm. Việc tập trung đầu tư vào ba lĩnh vực trên để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm giày dép, chủ động cận đối nguyên phụ liệu trong sản xuất, tiết kiệm chi phí và chủ động về xuất xứ sản phẩm thông qua việc nội địa hóa sản phẩm ở mức độ cao.

Chuyển đổi phƣơng thức sản xuất:

Tiếp cận được nguồn vốn để chuyển đổi phương thức sản xuất luôn là câu

hỏi làm đau đầu các nhà quản lý doanh nghiệp. Vì chỉ khi có sự trợ giúp các doanh nghiệp mới mạnh dạn chuyển đổi. Nhưng chúng ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, trước hết các doanh nghiệp cần:

-

Nâng cao hiệu quả sản xuất trong nhà máy. Nâng cao hiệu quả sản xuất Tái cấu trúc lại bộ máy hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần thực hiện triệt để việc giảm chi phí (chi nhằm tăng tính cạnh tranh vì giảm được giá thành sản phẩm.

-

trong quản lý doanh nghiệp một cách tối ưu. -

phí sản xuất, chi phí quản lý …). Tiết kiệm chi phí cũng là góp phần tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp.

-

Ngoài ra, hiện nay Chính phủ đang có nhiều hình thức trợ giúp doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần theo dõi sát sao để có thể có được các hình thức trợ giúp đó.

Nâng cao năng lực phân phối và năng lực tiêu thụ sản phẩm.

Đây là khâu rất quan trọng trong chuỗi cung ứng giày dép Việt Nam, đặc biệt là sang thị trường EU. Để có thể hội nhập tốt được khâu này các doanh nghiệp cần: -

Đẩy mạnh công tác tiếp thị, từng bước giảm trung gian tiến tới xuất khẩu Củng cố vững chắc thị trường xuất khẩu chủ lực EU

Tiếp thị là một công tác quan trọng trong phân phối sản phẩm, đã có một thời gian dài nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế cấp phát và giao nộp nên hoạt động tiếp thị là không cần thiết. Những năm gần đây hoạt động này được các doanh nghiệp quan tâm hơn. Hầu hết các doanh nghiệp đã thấy được tầm quan trọng của công tác này được hoạt động và phát triển đa dạng. Các phương thức tiếp thị hiện nay là: cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng…Song cũng chính từ những hoạt động “trăm hoa đua nở” này mà hoạt động tiếp thị của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp giày dép nói riêng không mấy hiệu quả, thậm chí còn non kém do sự phát triển một cách tự phát và manh mún.

Trong thời gian tới, hoạt động tiếp thị cần phải được tiến hành theo các phương pháp sau:

Thứ nhất là hoạt động tiếp thị phải được tiến hành đồng thời ở cả 3 cấp: cấp doanh nghiệp, cấp ngành và cấp Nhà nước.

-

Đối với các doanh nghiệp: Hoạt động tiếp thị phải được coi trọng và trở thành một công tác không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần thành lập phòng hay một tổ chuyên trách về thị trường. -

Đối với các ngành: Nhờ uy tín trên thị trường quốc tế, Hiệp hội Da giày Việt nam sẽ làm đầu mối tiếp thị cho các doanh nghiệp trong ngành, không phân biệt thành phần kinh tế, dưới các hình thức: Tổ chức các cuộc xúc tiến mậu dịch ở nước ngoài với nhiều quy mô khác nhau, tùy theo khả năng tham gia của các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, các doanh nghiệp có thể ủy thác cho Hiệp hội trong việc chào hàng, mua phụ liệu và kể cả việc đàm phán ký kết hợp đồng theo những trực tiếp

khung giá đã được thỏa thuận sẵn. Phí ủy thác sẽ được thỏa thuận giữa Hiệp hội và các doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm hoàn vốn cho các hoạt động. Hiệp hội trên cơ sở nắm vững nguồn lực sản xuất, thiết bị, năng lực của các doanh nghiệp trong nước, sẽ giới thiệu các bạn hàng nước ngoài và các đơn hàng phù hợp, đảm bảo uy tín và quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước. Làm tốt được công tác này sẽ từng bước xóa bỏ được hiện trạng tranh hợp đồng, phá giá gia công đang diễn ra hiện nay giữa các doanh nghiệp.

-

Cấp Nhà nước: Cần nhanh chóng tổ chức mạng lưới thông tin kinh tế toàn quốc, không chỉ cho các doanh nghiệp giày dép, mà cho toàn bộ hệ thống các doanh nghiệp trên toàn quốc (mỗi ngành có một website riêng), trên cơ sở khai thác tốt mạng Internet và các thông tin từ các cơ quan thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Làm như vậy, đầu tư ban đầu có thể lớn song là đầu tư tập trung, tạo cơ sở cho việc thiết kế hệ thống mạng diện rộng sau này. Từ đó, các doanh nghiệp có thể kết nối vào mạng này mà không phải đầu tư nhiều, tránh được hiện tượng đầu tư manh mún, nhỏ lẻ của từng ngành…

Thứ hai là hoạt động tiếp thị được tiến hành thường xuyên liên tục.

Ở giai đoạn này, hoạt động tiếp thị không chỉ dừng lại ở các hoạt động truyền thống là giới thiệu và bán sản phẩm mà phải tiến hành một bước xa hơn nữa, đó là các doanh nghiệp tự xây dựng cho mình một trang Web riêng và xây dựng thương hiệu sản phẩm cho riêng mình. Với quan điểm tiếp thị như vậy, hoạt động thiết kế sản phẩm và tọa mẫu thời trang phải được đề cao và đầu tư đúng mức và phải có được tiến hành cả các cấp cơ sở và cấp ngành.

Thứ ba là tiếp cận và đẩy mạnh công tác marketing hiện đại, từng bước giảm trung gian tiến tới xuất khẩu trực tiếp.

Hiện nay, đối với ngành giày dép Việt Nam, phương thức gia công qua các

đối tác trung gian như: Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan… và một số các công ty thương mại ở Châu Âu có văn phòng đại diện ở Việt Nam vẫn chiếm tới 70%, nhiều khi còn qua 2-3 lần trung gian. Chỉ có một số ít doanh nghiệp làm được trực tiếp với khách hàng, nhưng tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 20-30% chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Như vậy để đến tay người tiêu dùng phải qua 4-6 khâu trung gian nên giá thành sản xuất (xuất bán) rất thấp.

Vì vậy, trong thời gian tới thông qua sự hợp tác với các bạn hàng, các doanh

nghiệp cần chú ý tiếp cận, xâm nhập và tìm hiểu thị trường da giày thế giới, nắm bắt quy luật vận động của thị trường để điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nhịp độ phát triển các mặt hàng cho phù hợp, từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường trực tiếp mà không phải thông qua đối tác trung gian.

Để làm được điều đó trước hết các doanh nghiệp phải đẩy mạnh công tác tiếp thị quảng cáo, phải mạnh dạn đầu tư tham gia các hội chợ triển lãm giày dép quốc tế và khu vực. Thông qua đó để học hỏi, tiếp cận khách hàng và tự giới thiệu doanh nghiệp mình, sản phẩm của mình (ví như muốn bán hàng thì phải giới thiệu khách hàng xem hàng đã). Đồng thời các doanh nghiệp phải khai thác triệt để các phương tiện thông tin, quảng cáo, marketing hiện đại như: Website, e-mail, thương mại điện tử, Internet… Đây là các phương tiện rất phổ biến và quen thuộc ở các nước phát triển. Nếu chúng ta biết khai thác tốt sẽ rất có hiệu quả mà chi phí ít.

Để tăng cường khả năng tiêu thụ, các doanh nghiệp cần: -

-

Xác định rõ thị trường cơ bản cần chiếm lĩnh

Xác đinh các mặt hàng chủ lực trong từng giai đoạn, tương ứng với từng thị

trường (các mặt hàng chính này quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của toàn ngành).

- -

Xây dựng các bước tiếp cận, xâm nhập và chiếm lĩnh đối với từng thị trường. Có các giải pháp cạnh tranh (về giá cả, chất lượng, phương thức thanh toán, Tranh thủ tối đa mối quan hệ hợp tác Quốc tế để mở rộng thị trường, vươn chủng loại mặt hàng…)

-

lên làm chủ và chiếm lĩnh, tiếp tục khuyến khích và duy trì các hình thức hợp tác để tiếp thu kinh nghiệm quản lý từ phía đối tác.

KẾT LUẬN

Để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, canh tranh và hội nhập quốc tế, ngành giày dép Việt Nam cần chú trọng đến công tác nghiên cứu và hoàn thiện chuỗi cung ứng, việc vận hành theo chuỗi cung ứng sẽ giúp các doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, doanh nghiệp sản xuất, các đại lý, nhà bán lẻ và khách hàng thiết lập mối liên kết nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như toàn chuỗi.

Sau khi nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, khóa luận của tác giả đã hoàn thành một số nhiệm vụ như sau:

-

Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến chuỗi cung ứng giày dép: bao gồm việc nghiên cứu và phân tích những lý thuyết cơ bản về khái niệm, mô hình hoạt động, các thành phần và đối tượng của chuỗi cung ứng, sau đó là chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của ngành giày dép, cũng như một mô hình chuỗi cung ứng giày dép điển hình.

-

Phân tích tổng quan tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU và thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU, từ đó rút ra những thành tựu và hạn chế

-

Từ việc phân tích thực trạng chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU và chỉ ra những cơ hội, thách thức hiện nay của chuỗi cung ứng, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép sang EU, bao gồm các giải pháp liên quan đến: chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, nguyên liệu đầu vào, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước và Hiệp hội.

Bài viết được nghiên cứu trên quan điểm của toàn ngành giày dép nên các giải pháp được đề xuất sẽ có ý nghĩa hơn trong việc đưa ra các quyết định, chính sách nhằm cải thiện và phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU một cách toàn diện và hệ thống. Trên cơ sở đó có thể học tập và áp dụng sáng tạo đối với các chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang các thị trường khác. Việc phát triển thành công chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam

sang thị trường EU sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng , thúc đẩy các doanh nghiệp phát huy hết khả năng và lợi thế của mình thông

qua việc đầu tư mở rộng quy mô, đầu tư thêm máy móc thiết bị, đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, sự phát triển của chuỗi cung ứng còn giúp toàn bộ nền kinh tế phát triển, giải quyết được vấn đề việc làm, phát triển công nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU Thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w