Thực trạng chuỗi cung ứng xuất khẩu giầy dép Việt Nam sang thị trƣờng

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 40)

Mô hình chuỗi cung ứng giày dép hiện tại của Việt Nam sang thị trường EU được trình bày như sau:

Hình 2.1: Cấu trúc chuỗi cung ứng giày dép của Việt Nam

Cung ứng nguyên phụ liệu Cung ứng máy móc, thiết bị Cung ứng kỹ thuật, công nghệ Gia công OEMs Thiết kế sản phẩm ODMs OBMs Sản xuất Xuất khẩu Thu mua tại EU Tiêu dùng Thiết kế sản phẩm, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào Gia công, chế tác thành phẩm Phân phối sản phẩm Tiêu thụ Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trong mô hình chuỗi cung ứng hàng giày dép Việt Nam có nhiều tác nhân

tham gia vào chuỗi bao gồm: bộ phận thiết kế; các bên cung ứng nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ; các doanh nghiệp sản xuất; các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam, người thu mua tại thị trường EU và người tiêu dùng. Trong đó:

Bộ phận thiết kế: Đó là bộ phận chuyên môn thiết kế mẫu mã giày dép, ghi chú các nguyên phụ liệu cần dùng cho sản phẩm. Đây chính là đối tượng bắt đầu chuỗi cung ứng. Bộ phận này có thể thuộc công ty đặt gia công, hoặc của doanh nghiệp trực tiếp sản xuất.

Các bên cung ứng nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ:

Họ chính là các bên cung ứng nguyên liệu đầu vào theo yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất. Nguyên liệu đầu vào có thể được cung cấp từ công ty đặt gia công, hoặc được doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu, hoặc thu mua trong nước.

Các doanh nghiệp sản xuất: Họ chính là nhân tố chính trong chuỗi cung ứng giày dép, sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Hiện tại ở Việt Nam các loại hình doanh nghiệp này rất đa dạng, bao gồm 4 loại doanh nghiệp như sau:

-

Loại hình thứ nhất là doanh nghiệp gia công: Đây là các doanh nghiệp có chủ nước ngoài và là công ty con của các công ty quốc tế. Các công ty quốc tế chỉ định thiết kế và sắp xếp cung cấp nguyên liệu đầu vào và quản lý việc bán và phân phối sản phẩm.

-

Thứ hai là các doanh nghiệp sản xuất thiết bị gốc (Original equipment manufacturing - OEMs), sản xuất hàng hóa theo hợp đồng và thiết kế của các công ty giầy dép quốc tế. Khoảng một nửa các doanh nghiệp OEMs được cung cấp tất cả các nguyên liệu đầu vào cần thiết từ công ty đặt hàng, trong khi nửa còn lại tự mình tìm kiếm nguyên liệu đầu vào. Đối với nhóm doanh nghiệp thứ hai, người mua thường cung cấp các chi tiết kỹ thuật và danh sách các nhà cung cấp đã được phê duyệt. Giầy dép được sản xuất bởi doanh nghiệp OEMs thường được bán với giá FOB cùng một nhà vận chuyển logistics quốc tế được chỉ định.

-

Loại hình thứ ba là các doanh nghiệp sản xuất thiết kế gốc ( Original design manufacturing - ODMs), sản xuất các sản phẩm trên cơ sở mẫu thiết kế chung của mình, tự tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào và tự bán thành phẩm cho thương nhân dưới dạng sản phẩm chưa có nhãn mác. Các thương nhân này sẽ gán nhãn hiệu của mình trước khi bán chúng. ODMs thường là các doanh nghiệp trong nước. -

Cuối cùng là doanh nghiệp sản xuất theo thương hiệu riêng (Original Brand Name Manufacturing - OBMs), và sản xuất giầy dép từ mẫu thiết kế và nhãn hiệu

của chính mình. Các sản phẩm này được bán ở Việt Nam và xuất khẩu sang một nền kinh tế mới nổi.

Người thu mua tại EU: Nói theo cách khác họ chính là những nhà phân phối giày dép tại thị trường EU, đảm nhận vai trò thu mua sản phẩm; bày bán, tiếp thị và quảng cáo sản phẩm; tiếp nhận đơn đặt mua hàng của khách hàng và vận chuyển sản phẩm đến nơi khách hàng chỉ định. Họ có thể thu mua giày dép trực tiếp từ các nhà máy gia công xuất khẩu, các doanh nghiệp OEMs hoặc gián tiếp thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam: Đây chính là những doanh nghiệp cầu nối trung gian trong giao dịch giữa các doanh nghiệp sản xuất với người thu

mua tại EU.

Người tiêu dùng: Nhân tố cuối cùng của chuỗi cung ứng, đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng sự phát triển của chuỗi.

Tương ứng với các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng là các hoạt động bao gồm: thiết kế và nghiên cứu sản phẩm mới; cung ứng nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ; sản xuất; phân phối và tiêu thụ. Sau đây là những phân tích về chuỗi cung ứng hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 40)