-
Chuỗi cung ứng giầy dép hoạt động liên tục với năng suất cao, đem lại giá trị xuất khẩu lớn:
Việt Nam luôn nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu giày dép lớn nhất vào thị trường EU với khoảng 700 doanh nghiệp sản xuất hoạt động liên tục có công suất
lên tới 10 ngàn đôi giày mỗi ngày. Mỗi năm, các doanh nghiệp giày dép xuất khẩu từ 200 đến 300 triệu đôi sang thị trường EU. Khối lượng xuất khẩu tại hai khu vực công nghiệp lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Hồng và khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) luôn ở mức cao. Cụ thể là, khu vực Đồng bằng sông Hồng hàng năm xuất khẩu vào EU khoảng 30.000 TEUs, còn khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL là 80.000 TEUs (một TEU chứa được khoảng 4000 đôi giày, 10000-15000 đôi dép). Những con số trên là minh chứng rõ nhất cho sự tăng trưởng đều đặn của ngành, sau năm 2009 ngành liên tục tăng trưởng trên 15%, có giá trị gia tăng cao từ 40-50%.
Hơn thế nữa, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được đánh giá cao về việc
giao hàng kịp tiến độ, đơn hàng đảm bảo số lượng và chất lượng. Điều này có được là do nước ta có lợi thế về vị trí địa lý khi gần các nguồn nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị lớn ở Châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc. Dịch vụ logistic được thực hiện nhanh chóng, hoạt động vận chuyển quốc tế đạt năng suất cao do hệ thống cảng biển và cảng hàng không lớn và phân phối rộng khắp theo suốt chiều dài đất nước.
-
Thu hút một lượng lao động lớn tham gia vào chuỗi cung ứng:
Số lượng lao động trong ngành là 610.000 người (năm 2009), chỉ đứng sau ngành dệt may. Ngành thường thu hút một lượng lớn các lao động trẻ, khéo léo, kiên nhẫn, đặc biệt là lao động nữ. Các công ty sản xuất thường đặt trong các khu công nghiệp nằm xa các khu đô thị, đây là một lợi thế nữa nhằm thu hút nguồn lao động phổ thông dồi dào từ các vùng ngoại thành, nông thôn.
Chi phí nhân công là một trong những yếu tố xem xét hàng đầu khi các hãng và nhà bán lẻ nước ngoài tìm đối tác gia công giày dép. Mức lương thấp và phụ cấp khiêm tốn phổ biển ở Việt Nam đã tạo lợi thế cạnh tranh, thậm chí cả với Trung Quốc là quốc gia gia công giày dép lớn nhất thế giới. Hơn nữa độ khéo léo, tỉ mỉ cũng như chất lượng sản phẩm của giày dép được một nhân công người Việt làm ra cũng luôn được các hãng thời trang, các nhà bán buôn lớn ở Châu Âu đánh giá cao. -
Đầu tư nước ngoài tăng cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất:
Trong những năm gần đây, khi xuất khẩu giày dép sang EU liên tục tăng, thì ngày càng có nhiều nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường Việt Nam.
Hình thức đầu tư cũng rất đa dạng: có thể là đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Reebok, Adidas,… hoặc cung cấp dây chuyền máy móc, nguyên phụ liệu cần thiết cho gia công.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc năm 2009-2013 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 40 38 34 33 30 60 62 66 67 70 2009 2010 2011 2012 2013
Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp trong nước
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2013
Từ biêu đồ 2.1, ta thấy được cơ cấu doanh nghiệp FDI không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2009-2013. Tính đến năm 2013, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm đến 70% số lượng doanh nghiệp giày dép Việt Nam. Đồng thời doanh nghiệp FDI cũng đang nắm giữ kim ngạch xuất khẩu lớn là 6,58 tỷ USD (năm 2013) trên tổng số 8,41 tỷ USD kim ngach xuất khẩu của toàn ngành giày dép. Theo Hiệp hội Da – Giày Việt Nam, trong khoảng 2 tháng gần đây, Lefaso liên tiếp nhận được các thông tin đề nghị hợp tác trong lĩnh vực sản xuất giày thể thao, giày thời trang của các doanh nghiệp đến từ Pháp, Đức, Italia.
Bên cạnh việc đầu tư vốn, phía doanh nghiệp châu Âu cũng thường xuyên
hợp tác với Hiệp hội mở các cuộc hội thảo, hội nghị để các doanh nghiệp nước ta có cơ hội tiếp xúc trực tiếp nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng hay nắm bắt được xu hướng thời trang trên thế giới. Sự hợp tác chủ động và tích cực này đem đến lợi ích song phương, tăng cường mối quan hệ bạn hàng của hai phía.
- Năng lực sản xuất sản phẩm ở các phân đoạn thị trường trung, cao cấp có xu hướng tăng trưởng: giầy thể thao thương hiệu, giầy da nam, nữ:
Dòng thời trang giày dép cao cấp vốn được ưa chuộng ở phân đoạn thị
trường trung và cao cấp nên việc tăng năng lực sản xuất ở dòng sản phẩm này giúp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Hơn thế nữa việc gia công dòng sản phẩm này giúp các doanh nghiệp duy trì mối quan hệ kinh doanh với các thương hiệu nổi tiếng, hay các đại lý, nhà bán buôn lớn. Việc tận dụng được dây chuyền sản xuất hiện đại, cũng như tiếp cận với xu hướng thời trang dẫn đầu thế giới cũng là một lợi ích rất lớn nữa.