Thách thức

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)

-

Cạnh tranh với Trung Quốc

Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới, chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu giày dép toàn cầu với thị phần 39% và chiếm thị phần

64% tại thị trường EU trong năm 2003. Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm vẫn ở mức cao 18% so với 10% trung bình thế giới.

Lợi thế của Trung quốc về nguồn lao động giá thấp khổng lồ, chi phí cơ sở hạ tầng thấp, ngành công nghiệp nguyên liệu phụ trợ sẵn có, trung tâm phát triển mẫu, cung ứng công nghệ và thiết bị sản xuất của Đài Loan và dịch vụ xuất nhập khẩu của Hồng Kông đã giúp cho nước này có vị trí thống lĩnh trong xuất khẩu giày dép, đặc biệt là đối với các loại sản phẩm thông dụng giá trị thấp và trung bình có số lượng lớn.

Với những lợi thế đó, Trung Quốc hiện nay đang là đối thủ cạnh tranh số một của Việt Nam, nhất là trên thị trường Châu Âu. Sức ép đối với chuỗi cung ứng giày dép của Việt Nam là việc thiếu và yếu hầu hết các năng lực thiết kế, sản xuất, và dịch vụ xuất khẩu hơn hẳn nước bạn

-

hơn

Đây là một thách thức lớn đặt ra cho Việt Nam, khi mà cạnh tranh từ các

chuỗi cung ứng giày dép của các nước đang phát triển khác trong khối ASEAN như Indonesia, Thái Lan gia tăng. Người mua có thể chuyển các hoạt động sang các quốc gia này vì chi phí nhân công rẻ hơn. Đồng thời, khi nhận thấy được điều này, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng sẽ tìm cách tăng mạnh đầu tư xây dựng nhà xưởng tại các quốc gia Indonesia hay Thái Lan để tận dụng những ưu đãi thuế quan nhằm tăng năng lực xuất khẩu. Điều này lại là một bất lợi nữa bởi ngành công nghiệp vật liệu của Trung Quốc và năng suất lao đông của nhân công cao hơn rất nhiều so với Việt Nam.

Cạnh tranh không chỉ đối với các nước đang phát triển mà còn với cả những nước phát triển trên thế giới, và trong liên minh Châu Âu. Hàng hóa xuất vào EU yêu cầu cao về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường, nhãn mác, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, điều này vốn là thế mạnh của các nước phát triển, đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam sức ép cạnh tranh lớn cần phải đầu tư phát triển công nghệ, chất lượng để đáp ứng.

Việc được hưởng Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP sẽ làm cho

-

Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có thiết kế hợp thời

Đây là những sản phẩm thuộc phân đoạn thị trường cao cấp, người tiêu dùng

trang và sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm sức khỏe.

ở phân đoạn này là những người có thu nhập trung bình cao, luôn yêu cầu các mẫu giày dép cần có thiết kế đẹp, chất lượng sản phẩm tốt, tỉ mỉ và đẹp từng chi tiết trong sản phẩm, thể hiện được đẳng cấp của người sử dụng. Những dòng sản phẩm này chuỗi cung ứng giày dép Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các chuỗi cung ứng sản phẩm cao cấp của Italia, Pháp, Tây Ban Nha.

-

Khi Việt Nam gia nhập WTO thì Việt Nam còn phải đối mặt với các vụ kiện

Thị phần của giày dép Châu Âu tại thị trường nội địa đang bị thu hẹp do sự

xâm nhập của giày dép châu Á là Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ. Điều đó dẫn đến việc EU sẽ có thể thực hiện nhiều hành động phòng vệ thương mại như kiện chống bán phá giá gây bất lợi cho xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam năm 2005 là một trong những vụ việc điển hình nhất: Ngày 7/7/2005, ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định mở cuộc điều tra bán phá giá đối với 33 mã giày mũ da của Việt Nam theo đơn kiện ngày 30/5 của Liên minh ngành sản xuất da Châu Âu, 60 nhà sản xuất của Việt Nam bi liệt kê trong đơn kiện. Kết quả là Việt Nam đã bị áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da. Sau 6 năm đến ngày 16/03/2011, Ủy ban châu Âu mới ra thông báo về việc chấm dứt lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu giày mũ da của Việt nam. Theo đó, thuế chống bán phá giá áp đặt lên các sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam sẽ được dỡ bỏ kể từ ngày 01/04/2011.

Vụ việc chống bán phá giá đối với một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn

nhất, tại một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đã kết thúc nhưng để lại nhiều bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong giai đoạn bị áp thuế chống bán phá giá, lượng xuất khẩu sản phẩm giày mũ da đã bị giảm đi rất nhiều. Các nhà nhập khẩu đã trì hoãn việc đặt hàng vì họ lo sợ mức thuế bán phá giá quá cao. Hành động này của EU được coi là nhằm mục đích ngăn chặn sản phẩm giày Việt Nam vào Châu Âu, bảo vệ các doanh nghiệp nội địa. Nhìn lại vụ việc này ở cả những góc độ thành công và thất bại sẽ mang đến một bài học kinh nghiệm

thực tiễn quý báu cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc đối phó với các vấn đề phòng vệ thương mại trong tương lai tại thị trường này, đặc biệt là đối phó với những vụ kiện chống bán phá giá do EU thực hiện

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)