Công đoạn thiết kế có vai trò rất quan trọng trong việc định vị thương hiệu của doanh nghiệp. Các mẫu thiết kế cần đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng như: theo kịp xu hướng thời trang, phù hợp với từng độ tuổi, từng hoàn cảnh sử dụng khác nhau; chất liệu, kiểu dáng và màu sắc cũng phải đạt tiêu chuẩn, phù hợp với khí hậu, văn hóa, tập quán tiêu dùng của từng vùng miền khác nhau. Đồng thời mẫu thiết kế cũng cần khắc họa được nét độc đáo và sáng tạo riêng của từng thương hiệu. Trước công đoạn thiết kế, cần phải có bước nghiên cứu thị trường và nghiên cứu, lên ý tưởng sáng tạo sản phẩm.
Các doanh nghiệp giày dép Việt Nam có thể được xếp vào hai nhóm: một là nhóm các doanh nghiệp tự thiết kế sản phẩm của mình, hai là các doanh nghiệp không tự thiết kế sản phẩm. Trong đó, có đến 85% doanh nghiệp không tự thiết kế mẫu mã sản phẩm, mà chủ yếu là sản xuất theo mẫu mã thiết kế của đối tác đặt hàng (45% là doanh nghiệp gia công, 40% là doanh nghiệp OEMs). Các doanh nghiệp
này thông thường sẽ có một bộ phận với vai trò thiết kế và chế tác mẫu đối ứng (là việc sản xuất mẫu giày dép giống với mẫu đối tác đặt hàng). Khi chế tác mẫu đối ứng, các doanh nghiệp phải rất chú trọng đến màu sắc cũng như chất liệu của sản phẩm. Màu sắc có giống với mẫu thiết kế gốc hay không rất quan trọng, vì người tiêu dùng Châu Âu thường rất kỹ tính và nhận biết khá tinh tường đối với những sự khác biệt dù là nhỏ nhất trong cùng một dòng sản phẩm. Với chất liệu của sản phẩm, cần chú trọng đến sự đồng nhất cũng như mức độ đạt tiêu chuẩn đã đặt ra trong hợp đồng. Đối với các doanh nghiệp gia công xuất khẩu, vấn đề này không đáng lo ngại vì nguyên phụ liệu thường sẽ được cung cấp theo hợp đồng với công ty đặt gia công, còn với doanh nghiệp OEMs thì thông thường sẽ được cung cấp danh sách các nhà cung ứng nguyên phụ liệu để nhập khẩu phục vụ sản xuất.
Trong khi công việc của bộ phận thiết kế trong các doanh nghiệp gia công và OEMs không đáng kể, thì bộ phận thiết kế đối với các doanh nghiệp tự thiết kế sản phẩm như ODMs và OBMs có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, thiết kế của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có gì nổi bật, chưa bắt kịp được xu hướng thời trang thế giới, màu sắc giày dép chỉ đơn giản với ba màu da chủ đạo là nâu, đen hoặc nửa nâu nửa đen, kiểu dáng cũng chưa có sáng tạo. Điều này khiến cho thương hiệu giày Việt Nam chưa thể tạo được dấu ấn trên thị trường giày dép Châu Âu. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu chú trọng đầu tư vào việc phát triển công nghệ nhằm tăng năng lực sản xuất mà quên đi tầm quan trọng của khâu lên ý tưởng và thiết kế sản phẩm. Người lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ không cao. Hiện nay, ngành da giầy nước ta chưa có một trường đào tạo chính quy nào nhằm nâng cao năng lực lao động cho ngành. Chính vì vậy chất lượng nguồn lực ngày càng trở nên thấp kém. Đội ngũ cán bộ chuyên trách còn yếu và thiếu dẫn đến việc chậm cập nhật thông tin, không linh hoạt trong việc dự báo về nhu cầu khách hàng. Những năm gần đây, sản phẩm thời trang của Trung Quốc đang dần chiếm lĩnh thị trường của hầu hết các nước. Lợi thế về chi phí và mẫu mã đa dạng, phong phú là những nhân tố cơ bản đưa Trung Quốc lên vị trí như ngày nay.
Trong một vài năm qua, Hiệp hội Lefaso đã nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng
năm. Mới đây nhất, Hiệp hội đã tổ chức vòng sơ khảo chọn ra các thiết kế xuất sắc nhất tham gia tranh tài tại cuộc thi thiết kế giày Quốc tế tổ chức tại Hồng Kông trao giải từ ngày 29/05-31/05/2014. Ngoài ra, ngày 23/4/2014, Hiệp hội Da-giày Việt Nam đã phối hợp với công ty Delcam Crispin tổ chức hội thảo giới thiệu các giải pháp thiết kế cho khuôn giày, đế giày, thiết kế hoàn thiện giày bằng công nghệ số hóa 3 chiều để thiết kế các mẫu giày mới hay điều chỉnh thiết kế giày theo yêu cầu của khách hàng. Hiện tại đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất giày sử dụng các giải pháp phần mềm của Delcam, trong đó có các doanh nghiệp FDI và một số doanh nghiệp Việt Nam (công ty Thái Bình, Đông Hưng, Biti’s…). Tuy nhiên, các hoạt động như thế này còn rất hạn chế, phát động trên quy mô nhỏ và mới chỉ mang tính phong trào
Đối với một thị trường “khó tính” như EU thì bài toán thiết kế để đạt yêu cầu lại càng khó hơn đối với các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam. Hiện nay chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất theo đơn đặt hàng với mẫu mã sẵn từ phía các doanh nghiệp và thương hiệu nổi tiếng của Châu Âu. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng cho mình đội ngũ thiết kế riêng, tuy nhiên hình thức đào tạo còn đơn sơ, mang tính tự phát, thiếu sự gắn kết với các bộ phận nghiên cứu thị trường, các hoạt động sinh hoạt nghề nghiệp còn hiếm ít tạo động lực sáng tạo cho đội ngũ nhân viên. Đặc biệt đối với một thị trường là cái nôi của nhiều kinh đô thời trang như Italia, Pháp, Tây Ban Nha,… thì đội ngũ thiết kế phải chuyên nghiệp, sáng tạo và linh hoạt hơn nhiều.