Công đoạn cung ứng năng lực đầu vào: nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị,

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 44)

kỹ thuật công nghệ.

a. Nguyên phụ liệu

Để tạo ra một sản phẩm của ngành, thì giá trị của nguyên vật liệu đã chiếm tỷ lệ khoảng 70-80% giá thành sản phẩm, nhưng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của ngành giày hiện nay vẫn còn phải nhập khẩu với tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 80%. Các nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất của ngành là: da thuộc thành phẩm, simili giả da PU, PVC, vải, đế giày. Các nguyên vật liệu phụ là: pho mũi,pho hậu, keo dán, bao bì, phụ liệu trang trí,thớt chặt, phom giày…

Đối với nguyên liệu chính là da thuộc thành phẩm, thị trường trong nước

chưa đáp ứng đủ nhu cầu của ngành. Theo Hiệp hội Da-Giầy-Túi xách Việt Nam (Lefaso), năng lực sản xuất da thuộc của ngành hiện nay là 350 triệu feet

vuông/năm, đáp ứng được 40% nhu cầu của cả nước, 60% còn lại phải nhập khẩu. Các thị trường nhập khẩu da thuộc chính của nước ta là Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu da thuộc lớn nhất từ Hàn Quốc với kim ngạch năm 2013 là 150,161 triệu USD, tiếp theo là Đài Loan với kim ngạch nhập khẩu là 123,686 triệu USD và Thái Lan là 94,043 triệu USD. Ở thị trường Châu Âu, Italia, Tây Ban Nha và Anh là các nước cung cấp nguyên liệu da chính cho các doanh nghiệp của ngành với kim ngạch lần lượt là 88,232 triệu USD; 11,291 triệu USD và 5,317 triệu USD.

Về giả da PU, PVC chưa có xí nghiệp nào sản xuất ra phục vụ cho thị trường trong nước, có một số xí nghiệp nằm trong khu chế xuất ra các nguyên liệu này nhưng chủ yếu để phục vụ các đơn hàng xuất khẩu ra nước ngoài, nhìn chung nguyên liệu này phải nhập khẩu. Đế giày các loại cung cấp cho nhu cầu sản xuất trong nước tương đối đủ, chỉ phải nhập khẩu chút ít. Vải các loại thì thị trường trong nước có thể sản xuất các loại vải bạt 100% cotton, calico làm phần trên của giày thể thao và giày vải thấp, vải thun, terri làm lót giày và dép đi trong nhà, tuy nhiên để sản xuất những đôi giày cao cấp các doanh nghiệp vẫn phải nhập nguyên liệu của nước ngoài.

Ngành phụ liệu sản xuất cũng phải nhập khẩu rất lớn, nếu như các doanh

nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giầy… thì phải nhập khẩu 60-70% các loại phụ kiện tinh xảo như các sản phẩm nhựa có xi mạ như khoen, móc, cườm, các vật trang trí trên giầy, đặc biệt là giầy nữ và giầy trẻ em.

Trong những năm gần đây toàn ngành đã quan tâm đầu tư cho ngành công nghiệp phụ trợ, nâng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm lên. Ví dụ, để làm một đôi giầy thì đế chiếm 35%, mũ giầy chiếm trên 50%; riêng đế giầy sản xuất ở Việt Nam đã chiếm trên 90% và khâu mũ giầy đã tự chủ trên 50%. Việc nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng đã giảm, chú trọng vào sản xuất trong nước. Cụ thể là, nhập khẩu nguyên phụ liệu năm 2012 giảm 5,4% so với năm 2011 (theo Lefaso,2013).

b. Máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ

Hầu hết các dây chuyền và thiết bị sản xuất giày hiện nay của Việt nam đều nhập của Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan. Trong năm 2013, 49% máy móc thiết bị được nhập khẩu là từ Đài Loan, tương đương với trị giá là 45,5 triệu USD. Đứng thứ hai là Trung Quốc với 36% lượng máy móc nhập khẩu, sau đó là Hàn Quốc với 9%. Các khách hàng gia công từ EU, điển hình là ba nước Italia, Đức, Pháp, thường cũng chính là các nhà cung ứng thiết bị và công nghệ sản xuất cho nhà máy gia công của Việt Nam.

Hầu như chưa có các doanh nghiệp trong nước sản xuất các máy móc chuyên phục vụ sản xuất giày. Công tác nghiên cứu trang thiết bị ngành giày còn tản mạn chưa được tập trung ở các viện nghiên cứu chuyên về thiết kế, chế tạo các thiết bị sản xuất giày hay ở các cơ sở chế tạo quy mô lớn có phòng thiết kế độc lập và mạnh. Hiện nay, công việc này mới được nhen nhóm ở quy mô nhỏ, thử nghiệm trong các viện nghiên cứu chuyên ngành cơ khí hoặc viện chuyên ngành da giày mà chưa có các nhà nghiên cứu, thiết kế chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Công tác nghiên cứu chế tạo chưa tập trung cũng làm cho chất lượng của sản phẩm chế tạo không cao (lựa chọn nguyên liệu, thiết bị chế tạo, nhiệt luyện...). Bên cạnh đó công tác thông tin, tiêu chuẩn hoá còn hạn chế dẫn đến thực trạng các thiết bị, phụ tùng chế tạo trong nước chưa được tiêu chuẩn hoá, không có khả năng lắp lẫn gây khó khăn cho người sử dụng và hạn chế hiệu quả về kinh tế trong quá trình sửa chữa thay thế.

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w