Tầm nhìn và mục tiêu

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU Thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 95)

3.2.1 Tầm nhìn

Ngành giày dép xuất khẩu Việt Nam phấn đấu trở thành một trung tâm có trình độ quốc tế về sản xuất giày dép giá trị cao, phù hợp xu hướng của các thị trường dẫn đầu toàn cầu EU, Mỹ, Nhật Bản và châu Đại Dương với giá cả cạnh tranh thông qua việc xây dựng năng lực sản xuất toàn diện, nâng cao trình độ quản trị và kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp trong ngành, củng cố liên kết ngành chặt chẽ và xây dựng một ngành công nghiệp phụ trợ hiệu quả.

Theo kế hoạch Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giày dép Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, đến năm 2020 là xây dựng ngành giày dép trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế, tiếp tục giữ vị trí trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm giày dép hàng đầu thế giới và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lượng lao động được qua đào tạo ngày càng tăng.

3.2.2. Mục tiêu

-

Đến năm 2020, giữ vững vị thế của ngành giày dép Việt Nam là một trong 5 Giày dép là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu trong nhóm ngành hàng xuất khẩu Giày dép xuất khẩu sang EU mỗi năm tăng thêm 9% ;

Đội ngũ thiết kế chiếm 10% trong tổng số lao động trong ngành hàng; Mở rộng kênh phân phối;

Có ít nhất 70% các doanh nghiệp của EU biết đến sản phẩm giày dép nước có tỷ lệ xuất khẩu cao nhất vào EU;

- sang EU; - - - -

3.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dépViệt Nam sang thị trƣờng EU Việt Nam sang thị trƣờng EU

3.3.1. Giải pháp chung đối với toàn chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Namsang thị trường EU sang thị trường EU

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn là bài toán khó đối với mọi doanh nghiệp da giày Việt Nam đang trên đà phát triển. Đây là nguồn lực vô hạn và đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp cũng có bàn tay của con người, từ bảo vệ, hành chính, thu mua da, hoàn thiện, xếp sản phẩm, marketing, làm thủ tục xuất khẩu. Với mỗi hoạt động này, nếu nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thời gia tăng đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp. Đào tạo kỹ năng cho người lao động và không ngừng thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Đối với ngành giáo dục đào tạo: để phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài chúng ta cần ưu tiên đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm đào tạo nguồn lực chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có khả năng tham gia hội nhập sản xuất – kinh doanh quốc tế trên cơ sở khơi dậy tiềm năng xã hội, tạo động lực phát triển ngành và thực hiện cơ chế xã hội hóa một cách sâu rộng. Cụ thể là:

• Phối hợp với các trường của Bộ Công Thương và các cơ sở đào tạo khác xây dựng một số trung tâm đào tạo chuyên ngành da giày đạt chuẩn quốc gia và quốc tế theo phương thức xã hội hóa về giáo dục và đào tạo;

• Xây dựng hệ thống đào tạo trên cơ sở phối hợp chặt chẽ các trụ cột chính là nhà nước – nhà trường – doanh nghiệp;

• Xây dựng hoàn chỉnh bộ module nghề theo phân khúc của chuỗi cung ứng giày dép (thiết kế - sản xuất – bán hàng) nhằm tạo nền tảng dữ liệu đào tạo cho các cơ sở đào tạo, cho các doanh nghiệp dựa vào đó đào tạo nguồn nhân lực sát thực tế công việc tại doanh nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, tạo diều kiện để doanh nghiệp dễ dàng tái đào tạo, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động;

• Đẩy mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo để xây dựng và nâng tầm nguồn nhân lực có trình độ cao ngang với các nước tiên tiến có thể xâm nhập sâu vào thị trường quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp: cần chú ý nâng cao nhận thức rằng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có kỹ thuật không phải chỉ là công việc của nhà nước. Các doanh nghiệp chính là người trực tiếp sử dụng lao động, là người hiểu rõ nhất các kỹ năng, kiến thức mà người lao động cần có. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các doanh nghiệp cần chủ động tham gia vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu cần chủ động kết hợp chặt chẽ hơn với các trường để tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hành và làm quen với hệ thống sản xuất… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể cử chuyên gia, cán bộ tham gia giảng dạy các chuyên đề, đặc biệt là các giờ học thực hành tại các trường thông qua các hình thức như: báo cáo chuyên đề, hội thảo, tọa đàm khoa học… Sự kết hợp giữa trường và doanh nghiệp như vậy sẽ đảm bảo sự gắn kết giữa lý thuyết và thực tế. Điều đang là điểm yếu của hệ thống đào tạo nguồn nhân lực nước ta. Đây là một trong những biện pháp thiết thực nhất, cần phải triển khai ngay để khắc phục kịp thời tình trạng thừa thầy, thiếu thợ hiện nay ở nước ta.

Ngoài ra, cần có những biện pháp nâng cao năng lực thiết kế cho các doanh nghiệp. Bởi thiết kế là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Việc thiết kế được mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng là bước đi quan trọng nhất tạo thành công cho thị trường xuất khẩu hoăc xâm nhập thị trường mới của ngành. Chính vì vậy để phát triển một cách bền vững và thoát khỏi vị thế gia công xuất khẩu thì xây dựng và phát triển năng lực thiết kế là điều tất yếu

• Về phía các doanh nghiệp, chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế. Việc này có thể gây tốn kém tuy nhiên lại là kênh gián tiếp để đội ngũ thiết kế trong nước có cơ hội giao lưu học hỏi những nhà thiết kế có tên tuổi trên thế giới cũng như có cơ hội cọ xát và thăm dò ý kiến khách hàng qua những mẫu thiết kế mới. Ngoài ra, trong mỗi cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp cần có bộ phận chuyên trách về thiết kế, sau đó tiến tới tổ nhóm và phòng ban chuyên về thiết kế sản phẩm.

• Về phía ngành giày dép Việt Nam, cần phải xây dựng cho mình hai trung tâm nghiên cứu, thiết kế chế tạo mẫu mốt, được trang bị hiện đại. Một ở phía bắc, một ở phía Nam để đáp ứng yêu cầu thời trang ngày càng phát triển trên thị trường thế giới, và thực hiện phương thức mua bán mẫu mốt và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp. Đây cũng sẽ là trường đào tạo cán bộ kỹ thuật, thiết kế - khoa học công nghệ đầu ngành cho ngành giày dép Việt Nam.

• Về phía nhà nước, cần hỗ trợ cho việc phát triển những trung tâm thời trang giày dép, các học viện đào tạo thiết kề giày dép một cách bài bản, có hệ thống. Bên cạnh đó, cần có sự gắn kết giữa thời trang giầy dép và thời trang dệt may vì cả hai đều là những sản phẩm tiêu dùng thời trang hỗ trợ nhau.

Nâng cao năng lực khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ luôn là khâu then chốt để phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật. Để đẩy mạnh công tác phát triển ngành giày dép Việt Nam một cách bền vững, lâu dài, để chuyển dần từ phương thức gia công sang mua bán trực tiếp, trong thời gian tới chúng ta cần chú trọng các giải pháp cơ bản về khoa học công nghệ và đổi mới máy móc thiết bị.

Về phía nhà nước:

-

Mở rộng và nâng cao năng lực cơ sở nghiên cứu khoa học ngành giày dép

theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm để trở thành các đơn vị nòng cốt trong việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, đào tạo nguồn nhân lực và tham gia tư vấn, đề xuất chiến lược phát triển chung của ngành giày dép;

-

Khuyến khích các doang nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng

triển khai công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất thông qua các hình thức mua bán, chuyển giao công nghệ từ các nước có nền công nghiệp giày dép phát triển; -

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khuyến khích phát huy sức sáng tạo từ nội lực

quốc gia trong nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm tạo ra công nghệ tiến tiến cho ngành trên cơ sở thúc đẩy xây dựng và triển khai một số đề án khoa học công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành.

Về phía doanh nghiệp: Cần có biện pháp đầu tư đúng đắn, phù hợp với khả năng tài chính và quản lý của mình, nhưng phải đảm bảo trang thiết bị kỹ thuật tiến bộ nhất có thể ở các khâu sản xuất then chốt quyết định đến chất lượng sản phẩm.

Tập trung nguồn lực cho đầu tư mới nâng cao năng lực sản xuất và đầu tư có chiều sâu, đổi mới trang thiết bị có trình độ cơ khí hóa cao hoặc tự động hóa toàn phần nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Nâng cao vai trò của Nhà nƣớc

Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối các hoạt động của các doanh nghiệp giày dép. Nhà nước cần có những chính sách đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định thông qua các thủ tục hành chính, thuế, hải quan thông thoáng, minh bạch. Cụ thể:

• Có chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp phụ trợ cung cấp

nguyên phụ liệu tại chỗ đặc biệt là phân ngành thuộc da. Khuyến khích xây dựng các khu công nghiệp tập trung, quy mô vừa và nhỏ có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh để sản xuất nguyên phụ liệu tại chỗ, xây dựng các tuyến đường vận chuyển nội địa chính giữa các khu công nghiệp và cảng biển, sân bay, giảm thiểu các trạm thu phí tăng lưu lượng vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Có chính sách ưu đãi (giảm thuế) cho các doanh nghiệp sản xuất phụ liệu.

• Có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài rõ ràng, ổn định

• Xúc tiến việc công nhận Việt nam là nền kinh tế thị trường để giảm rủi ro bị kiện thương mại

• Xúc tiến việc ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, tạo điều kiện cho phép giày dép xuất khẩu từ Việt Nam có được lợi thế về thuế quan và phi thương mại khác.

• Bảo đảm điều kiện xã hội và bảo vệ quyền lợi cho công nhân

• Đảm bảo nguồn cung ứng điện cho sản xuất ổn định

Ngoài ra nhà nước cần từng bước điều chỉnh, chuyển định hướng chiến lược từ phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm giày dép theo bề rộng và tốc độ cao hiện nay sang phát triển theo hướng coi trọng hơn chất lượng và hiệu quả. Chất lượng của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng. Cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cải tiến công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu.

Nâng cao vai trò của Hiệp hội Da – Giày – Túi Xách Việt Nam

là phát huy vai trò nghiên cứu của Viện nghiên cứu Da giày, để đối với các doanh nghiệp thành viên, hiệp hội trở thành chỗ dựa, là nơi gắn kết các hoạt động kinh doanh, giao lưu, là nơi đưa ra những nghiên cứu tin cậy về thị trường, về sản phẩm. Xây dựng và phát triển năng lực của Viện nghiên cứu da giày nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong ngành.

Viện da giày đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thiết kế mẫu mốt thời trang, ra mẫu chào hàng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tìm kiếm, mở rộng thị trường, chủ động trong nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ. Kết quả nghiên cứu có thể được triển khai ở quy mô nhỏ hoặc sản xuất thử nghiệm. Viện hình thành các bộ phận sản xuất thử nghiệm: sản xuất giày dép (Các đơn hàng nhỏ, đặc chủng hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu), sản xuất các loại hàng mềm, thiết kế các mẫu giầy thời trang. Hơn thế nữa, Viện là nơi đào tạo các cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý chuyên ngành cũng như công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp trong ngành và là nơi cung cấp các tài liệu giảng dạy, thông tin tư vấn, dịch vụ khoa học kỹ thuật của ngành.

Viện cần được trang bị các thiết bị nghiên cứu, kiểm tra các loại nguyên phụ liệu, hóa chất của ngành đảm bảo đem vào sử dụng các loại nguyên liệu an toàn, đúng yêu cầu của khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Đào tạo tay nghề lao động chất lượng cao để sẵn sàng tiếp nhận công nghệ, kiến thức cao cấp thông qua việc xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề da giày cao cấp, tạo điều kiện hợp tác giữa các trường, viện quốc tế, chuyên gia của các đối tác chính với các đơn vị trong nước.

Hiệp hội cần đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trường và giảm thiểu ô nhiễm trong lĩnh vực thuộc da như:

• Nghiên cứu và thử nghiệm các công nghệ thuộc da thân thiện với môi trường đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng

• Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xử lý nước thải thuộc da

• Tổ chức đào tạo nâng cao về công nghệ sạch và công nghệ xử lý nước thải

• Tạo điều kiện cho ngành công nghiệp da – giày triển khai nhân rộng công nghệ xanh trong các nhà máy thuộc da

• Thanh tra, giám sát công tác sản xuất, xử lý nước thải, chất thải của các nhà máy đảm bảo vệ sinh môi trường. Kiến nghị các chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm

Tăng trưởng xanh là xu hướng tất yếu đảm bảo cho ngành da giày nói chung và ngành thuộc da nói riêng phát triển bền vững. Công nghệ thuộc da thân thiện với môi trường là công nghệ tiên tiến, giảm thiểu tác hại cho môi trường sinh thái, tiết kiệm hóa chất, hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, giảm thiểu sử dụng năng lượng và nước (thay đổi công nghệ, quay vòng, tái sử dụng nước…). Quản lý chất thải, tái chế chất thải rắn và xử lý môi trường tốt (có khu xử lý nước thải tiên tiến bằng công nghệ vi sinh, các phương pháp xử lý chất thải rắn hiệu quả). Việc áp dụng các công nghệ thân thiện môi trường theo hướng tăng trưởng xanh sẽ đảm bảo cho ngành da giày nói chung và ngành thuộc da nói riêng phát triển bền vững.

3.3.2. Giải pháp đối với từng công đoạn của chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dépViệt Nam sang thị trường EU Việt Nam sang thị trường EU

Giải pháp đối với nguyên phụ liệu đầu vào

Trong những năm qua, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng nhanh từng năm, thu hút một lực lượng đông đảo người lao động. Tuy nhiên, ngành giày dép Việt Nam mới chỉ tập trung phát triển ở công đoạn chế biến và lắp ráp giày hoàn chỉnh. Chưa phát triển sản xuất nguyên phụ liệu cho giày, hầu hết các nguyên phụ liệu nhập khẩu, mà giá của những loại này lúc trồi, lúc sụt, càng làm cho tính phụ thuộc cao.

Hiện nay, ngành da giày Việt Nam còn thiếu rất nhiều nguyên liệu. Chúng ta chỉ cần thực hiện một phép so sánh đơn giản giữa việc doanh nghiệp thu mua nguyên vật liệu trong nước với việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài đã thấy có sự khác biệt rất lớn. Doanh nghiệp sản xuất giày dép sẽ giảm thiểu tối đa

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU Thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w