Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ngoài công lập ở tỉnh hải dương (Trang 73 - 114)

Hệ thống các biện pháp đƣa ra phải phù hợp với thực tiễn của nhà trƣờng và có tính khả thi. Bởi mỗi cơ sở giáo dục hay mỗi nhà trƣờng đều có những đặc điểm, điều

kiện riêng biệt. Tính khả thi phải đƣợc thể hiện ở chỗ: Phải đƣợc tổ chức thực hiện và mang lại những hiệu quả nhất định. Hệ thống các biện pháp phải phát huy đƣợc vai trò của các chủ thể tham gia vào quản lý và giáo dục đạo đức học sinh. Trong các nhà trƣờng chủ thể hoạt động GDĐĐ là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, Ban đại diện CMHS và cả học sinh, vì vậy các biện pháp phải phát huy đƣợc tính chủ động của tất cả các lực lƣợng liên quan đó.

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT hệ ngoài công lập ở tỉnh Hải Dƣơng

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS a) Mục tiêu biện pháp

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng, các lực lƣợng liên quan về công tác giáo dục đạo đức cho HS, làm cho họ thấy rõ tầm quan trọng và sự cấp thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay và đặc biệt quan trọng với học sinh hệ ngoài công lập (chất lƣợng đầu vào thấp). Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho HS nói riêng và chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng nói chung.

b) Nội dung biện pháp

Đối với cán bộ quản lý: Phải quán triệt mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc, của địa phƣơng. Các Quy chế của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Chỉ thị của Sở Giáo Dục & Đào Tạo về công tác GDĐĐ, giáo dục tƣ tƣởng chính trị nói chung và công tác quản lí GDĐĐ cho HSTHPT trong nhà trƣờng nói riêng .

Đối với cán bộ Đoàn: Phải nắm bắt mọi chủ trƣơng, nghị quyết của Đảng, Chính quyền, của các cơ quan của Đoàn cấp trên, để có định hƣớng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm góp phần GDĐĐ cho học sinh.

Đối với giáo viên giảng dạy: Nâng cao ý thức trách nhiệm GDĐĐ cho HS thông qua bài giảng trên lớp và lối sống gƣơng mẫu và chuẩn mực của ngƣời Thầy.

Đối với giáo viên chủ nhiệm: Một trong những lực lƣợng trực tiếp GDĐĐ HS, có vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhân cách HS, GVCN là ngƣời thay

Hiệu trƣởng quản lý HS một lớp học. Vì vậy GVCN phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu đào tạo giáo dục THPT và tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho HS, nắm đƣợc đặc thù riêng của HS hệ NCL. Từ đó vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp và kinh nghiệm để GDĐĐ cho HS.

Đối với CMHS: Nhiều bậc phụ huynh khi con “chỉ đỗ vào các trường bán công” coi đó nhƣ là một sự thất bại. Chính vì vậy họ lại càng coi việc dạy học và giáo dục đó là công việc của nhà trƣờng. Nhiều phụ huynh khi con học khá thì họ không hề ngại đầu tƣ về thời gian, sự quan tâm và kể cả tài chính để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HS phát triển. Ngƣợc lại, khi “Chỉ đỗ trƣờng Bán công” thì lại có thái độ ngƣợc lại và không quan tâm thỏa đáng, thậm chí tỏ thái độ thất vọng đối với HS. Điều đó gây khó khăn cho nhà trƣờng, đó là quan điểm sai lầm và thiếu thực tiễn. Phải chỉ cho CMHS rõ: Trong giáo dục rất cần thành tích, tuy nhiên phải để ý đến chỗ xuất phát điểm, từ đó định lƣợng về sự tiến bộ của học sinh, đối học sinh ngoài công lập sự tiến bộ cho dù rất nhỏ cũng rất cần sự động viên khuyến khích của thày cô, bố mẹ. Nếu gia đình buông xuôi, dẫn đến con em hƣ hỏng đó là sự mất mát rất lớn đối với gia đình.

c) Cách tiến hành biện pháp

Từ đầu mỗi năm học, Hiệu trƣởng phải có kế hoạch cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ:

+ Việc giáo dục việc GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của tất cả cán bộ giáo viên nhà trƣờng và của Ban đại diện CMHS.

+ Tổ chức hội thảo, toạ đàm về hoạt động GDĐĐ để các thành viên trao đổi chia sẻ kinh nghiệm và học tập kinh nghiệm thực tế của đồng nghiệp.

+ Thông tin tới các lực lƣợng tham gia GDĐĐ về tình hình KT-XH của địa phƣơng, các thông tin về HS: Kết quả GD năm trƣớc, đầu vào, phân tích các các kết quả đó.

+ Chính quyền kết hợp với Công đoàn tuyên truyền vận động cán bộ giáo viên tham gia GDĐĐ cho HS. Phát động phong trào thi đua xuyên suốt năm học: ví dụ nhƣ: “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức và sáng tạo ” [4]

+ Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động ngoại khóa, phát động các đợt thi đua chào mừng các ngày: 20/11; 03/02; 26/3; 19/5...với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên về GDĐĐ cho HS xuyên suốt năm học.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

+ Phải có sự chỉ đạo, định hƣớng của chi bộ Đảng, sự quản lý điều hành của Ban giám hiệu, sự đồng tình của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong trƣờng, các đoàn thể trong nhà trƣờng phải phối hợp đồng bộ, sự cộng tác nhiệt tình và có chất lƣợng của Ban đại diện CMHS.

+ Có kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDĐĐ cho HS.

+ Tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tập trung dân chủ và ổn định cao, tập thể hội đồng giáo dục phải thể hiện sự đoàn kết, nhất trí thực hiện nhiệm vụ.

3.3.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác quản lý GDĐĐ cho HS a) Mục tiêu biện pháp a) Mục tiêu biện pháp

Nhằm xây dựng đƣợc kế hoạch chung – Kế hoạch giáo dục toàn diện của nhà trƣờng và kế hoạch riêng GDĐĐ cho HS một cách cụ thể theo từng học kỳ, tháng chủ điểm trong năm học. Các lực lƣợng tham gia GDĐĐ thấy đƣợc rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong các bản kế hoạch thì bản kế hoạch mới đƣợc sự ủng hộ và nhất trí cao của các bộ phận liên quan thì khi đó nó có tính khả thi và đạt hiệu quả.

b) Nội dung biện pháp

Trên cơ sở kế hoạch tổng thể về hoạch phát triển nhà trƣờng, kế giáo dục toàn diện của nhà trƣờng, phải cụ thể hóa các mặt hoạt động quản lý GDĐĐ cho HS. Nội dung của kế hoạch phải xác định đƣợc tầm quan trọng của công tác GDĐĐ, các phƣơng pháp, hình thức GDĐĐ, các lực lƣợng tham gia. Định rõ thời gian thực hiện công việc, điều kiện vật chất phục vụ công việc, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân theo chức năng tham gia GDĐĐ cho HS vào từng thời gian cụ thể trong năm học.

c) Cách tiến hành biện pháp

giữa mục tiêu giáo dục toàn diện trong trƣờng THPT, lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động thiết thực, phù hợp với tâm lý, và đặc thù của HS ngoài công lập để có hiệu quả giáo dục cao.

Nhà trƣờng thành lập Ban đức dục (Ban chỉ đạo GDĐĐ) do đồng chí Hiệu trƣởng làm trƣởng ban, các thành viên: Phó hiệu trƣởng là phó Ban thƣờng trực, Bí thƣ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, GVCN, Ban đại diện CMHS. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chƣơng trình, chỉ đạo chƣơng trình, tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài trƣờng để cùng giáo dục GDĐĐ HS.

Đƣa vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học, điều kiện khách quan, chủ quan, tiến hành lập kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức liên quan. Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào nội dung GDĐĐ, vào kế hoạch thực hiện nhiêm vụ năm học, các hoạt động chủ điểm trong năm, kỷ niệm các ngày lễ lớn …các điều kiện vật chất và khả năng thực hiện đƣợc của HS và các lực lƣợng giáo dục tham gia tổ chức GDĐĐ HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc kế hoạch hóa cho từng học kỳ, tháng, tuần, từng đợt thi đua đóng một vai trò quan trọng quyết định đến thành công của công tác quản lý. Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết, càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Ví dụ:

Bảng 3.1. Kế hoạch hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Thời gian, địa điểm Chủ điểm Mục đích yu cầu Hình thức hoạt động Điều kiện thực hiện Lực lƣợng tham gia Ban chỉ đạo 7g30’ Ngày 20 / 11, tại sân trƣờng Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam - Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sƣ trọng đạo của ngƣời Việt Nam. - Vai trò, trọng trách và nhiệm vụ của nghề dạy học. - Mít ting kỷ niệm. - Tổng kết các hoạt động chào mừng trong tháng 11. - Trang trí sân khấu, có khẩu hiệu, có tài liêu truyên truyền. - Hệ thống Loa, máy âm thanh tốt - Toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh - Đại biểu , Sở GD&ĐT, Thị đoàn, CMHS, các đơn vị kết nghĩa… - Ban Giám Hiệu - Công Đoàn - Đoàn Thanh Niên - GVCN

Các tổ chức Đảng, Chính quyền cần phải có kế hoạch để chỉ đạo các bộ phận chức năng làm tốt nhiệm vụ của mình trên cơ sở kế hoạch của nhà trƣờng, các tổ chức cá nhân cùng xây dựng kế hoạch cho mình.

Ví dụ:

- Ban gám hiệu, cùng tổ chủ nhiệm xây dựng kế hoạch giảm học sinh bỏ học. - Ban chấp hành Công đoàn và Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch kết hợp với Ban đại diện CMHS để giáo dục HS cá biệt.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, các tổ chức, cá nhân phải nắm chắc tình hình đặc điểm tình hình chung của nhà trƣờng và của mình, từ đó xây dựng bản kế hoạch hoạt động sát thực tế. Phân công công việc phải đảm bảo sự hợp lý, cụ thể, tránh chồng chéo và mọi ngƣời nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

3.3.3. Biện pháp 3:Tổ chức cụ thể hóa chuẩn mực đạo đức đối với học sinh THPTa) Mục tiêu biện pháp a) Mục tiêu biện pháp

Giúp cho HS và các lực lƣợng giáo dục nắm đƣợc kỹ hơn, cụ thể hơn các chuẩn mực đạo đức đối với học sinh THPT và những yêu cầu chi tiết hơn đối với HSTHPT hệ ngoài công lập. Nắm đƣợc một các đơn giản: Đạo đức là các quy tắc điều chỉnh hành vi con ngƣời trong mối quan hệ với nhau và đối với xã hội. Khi hành vi đúng thì nó tạo ra giá trị đối với cá nhân và XH, khi hành vi sai thì sẽ mất niềm tin của mọi ngƣời và bị dƣ luận xã hội lên án.

b) Nội dung biện pháp

Những chuẩn mực đạo đức (Nguyên tắc, quy tắc) chi phối và quyết định các cử chỉ và hành của cá nhân, chỉ bảo con ngƣời nên làm gì, nên phải tránh việc gì, trƣớc một hiện tƣợng của xã hội hay cá nhân thì biểu hiện thái độ ra sao.

Một số chuẩn mực đạo đức có thể thay đổi tùy theo hình thái và chế độ chính trị, nhƣng những chuẩn mực liên quan tới: lòng nhân ái, lƣơng tâm, lòng tự trọng, kiêm tốn, sự trung thực...thì không thay đổi.

Hệ thống chuẩn mực đạo đức cần giáo dục cho HS trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa gồm những nhóm chuẩn mực rất cụ thể sau:

+ Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị; + Nhóm chuẩn mực giáo dục ý thức pháp luật;

+ Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người và dân tộc khác; + Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống;

+ Nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự hoàn thiện bản thân.

- Một số chuẩn mực đã đƣợc cụ thể hóa trong chƣơng trình giảng dạy của môn GDCD ở 3 năm trung học phổ thông và những năm học trƣớc, hoặc một số nội dung đã đƣợc tích hợp trong các hoạt động sinh hoạt tập thể, trong hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Trong GDĐĐ cho học sinh phải đặc biệt lƣu ý đến hành vi đạo đức của học sinh. Hành vi đạo đức là một hành động tự giác đƣợc thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức, chúng thƣờng biểu hiện trong đối nhân xử thế, trong lối sống, trong phong cách, lời ăn tiếng nói. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: Học sinh có thể có nhận thức, ý thức về đạo đức đúng, nhƣng hành vi đạo đức có thể chƣa đúng thì việc giáo dục đạo đức chƣa có kết quả. [41].

Từ những quan niệm đó, nội dung của biện pháp này Hiệu trƣởng nhà trƣờng phải chỉ đạo các bộ phận phải nắm đƣợc những điều căn bản về chuẩn mực đạo đức. Chỉ đạo các bộ phận cụ thể hóa các chuẩn mực bằng các bảng: Nội quy học sinh, nhiệm vụ của học sinh, những điều cấm mà học sinh không đƣợc làm trong nhà trƣờng và ngoài xã hội. Đồng thời cũng một hệ thống bảng tƣơng tự đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trƣờng.

c) Cách tiến hành biện pháp

- Lãnh đạo nhà trƣờng - cụ thể là Hiệu trƣởng phải lên kế hoạch và giao cho các bộ phận trong nhà trƣờng cụ thể hóa các chuẩn mực bằng các bảng biểu: Nội quy, những nhiệm vụ, điều cấm, nâng cao văn hóa giao thông, vệ sinh môi trƣờng...

- Chỉ đạo nâng cao vai trò giáo viên dạy môn GDCD, có một số chuyên đề báo cáo với GVCN và hội đồng giáo dục về những mục tiêu chính của môn GDCD trong nhà trƣờng và một số bộ luật từ đó bản thân mỗi giáo viên nắm kỹ hơn những mục tiêu của của môn GDCD nhằm hình thành cho HS nhóm chuẩn mực về tƣ tƣởng chính trị và ý thức Pháp luật.

- Giao cho Đoàn thanh niên có một số buổi sinh hoạt tập thể:

+ Thảo luận để nắm bắt về bảng nội quy HS, những điều cấm...(Ví dụ: Bạn hãy kể những vấn đề trong nội quy học sinh; bạn còn vi phạm những điều cấm nào không; thái độ của bạn nhƣ thế nào khi thấy ngƣời bên cạnh vứt rác bừa bãi...)

+ Thảo luận những vấn đề rất cụ thể: Nâng cao văn hóa giao thông (Có 3 nội dung chính: Tham gia giao thông đúng luật, nhƣờng nhịn khi tham gia giao thông, khi xảy ra va chạm thì hòa nhã giải quyết và giúp đỡ bạn đƣờng);

- Tổ chức hội thảo GVCN về công tác GDĐĐ cho học sinh, các biện pháp giảm học sinh bỏ học, kinh nghiệm giáo dục cá biệt, giáo dục bằng tập thể...

- Hiệu trƣởng tham mƣu với Ban chi ủy, đề nghị công đoàn nhà trƣờng phát động các đợt và phong trào thi đua: “kỷ cƣơng, tình thƣơng, trách nhiệm” ; phong trào “Vƣợt khó để hoàn thành nhiệm vụ” “dạy học và giáo dục sát với đối tƣợng học sinh ngoài công lập”...

d) Các điều kiện thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các lực lƣợng trong nhà trƣờng phải nắm bắt tốt các chuẩn mực đạo đức đối với học sinh THPT và từ đó có những yêu cầu cụ thể để học sinh phấn đấu rèn luyện trong học tập và trong tu dƣỡng đạo đức phù hợp với đối tƣợng học sinh hệ ngoài công lập trong nhà trƣờng.

- Trong việc yêu cầu học sinh thực hiện đạt các chuẩn mực phải chú ý đến chất lƣợng đầu vào của HS hệ ngoài công lập, thƣờng là thấp hơn so với các trƣờng hệ công lập nên các yêu cầu thật cụ thể rõ ràng.

- Đảm bảo những điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và thời gian hợp lý cho các lực lƣợng giáo dục.

3.3.4. Biện pháp 4: Nâng cao nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ngoài công lập ở tỉnh hải dương (Trang 73 - 114)