Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ngoài công lập ở tỉnh hải dương (Trang 36 - 39)

1.5.3.1. Khái niệm biện pháp, biệp pháp quản lý giáo dục đạo đức

Khái niệm biện pháp.

Theo “Từ Điển Tiếng Việt” do tác giả Hoàng Phê chủ biên thì: “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.” [42]

Theo cuốn “Từ điển Tiếng Việt tƣờng giải và liên tƣởng” của tác giả Nguyễn Văn Đạm: “Biện pháp là cách làm, cách hành động đối phó để đi đến một mục đích nhất định ” [43]

Trong lĩnh vực nghiên cứu ngƣời ta còn gọi biện pháp là cách thức là con đường để truyền tải nội dung công việc vậy khi lựa chọn biện pháp thì cần phải có nội dung cụ thể rõ ràng.

Nhƣ vậy, nghĩa chung nhất: biện pháp là cách làm, thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra.

Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho HS nói chung và cho HS ngoài công lập. Biện pháp quản lý GDĐĐ là cách thức, cách làm các công việc cụ thể của nhà quản lý – Hiệu trưởng để tác động vào toàn bộ quá trình GDĐĐ HS nhằm đạt mục tiêu đề ra. Nhƣ trên đã trình bày biện pháp là cách thức là con đƣờng để truyền tải nội

dung vì vậy dựa theo các nội dung quản lý ngƣời Hiệu trƣởng phải áp dụng những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ sau đây:

+ Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên và các lực lƣợng liên quan.

+ Xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý thống nhất trong nhà trƣờng để GDĐĐ học sinh.

+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch GDĐĐ.

+ Phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho học sinh…

+ Đối với trƣờng THPT ngoài công lập: Tích cực hơn trong tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động thể dục, thể thao và tăng cƣờng các biện pháp quản lí học sinh.

1.5.3.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới việc GDĐĐ và quản lý GDĐĐ học sinh THPT và học sinh THPT ngoài công lập

Thực hiện các biện pháp GDĐĐ và quản lí GDĐĐ cho học sinh THPT chịu ảnh hƣởng của các yếu tổ nhƣ: Các hoạt động GD của nhà trƣờng, yếu tố GD gia đình, yếu tố tác động của xã hội, yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh; trong các yếu tố nêu trên có phần khách quan và chủ quan, theo chúng tôi các yếu tố khách quan và chủ quan có thể đƣợc nhìn nhận nhƣ sau:

- Các yếu tố chủ quan về phía nhà trường:

+ Truyền thống giáo dục đạo đức của nhà trƣờng;

+ Năng lực quản lí của BGH, CBQL, GVCN, công đoàn, đoàn thanh niên; + Sự gƣơng mẫu của các thầy cô giáo;

+ Nhà trƣờng có kỉ cƣơng, nền nếp, có uy tín và có chất lƣợng về dạy học, về GD. + Nhà trƣờng xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với gia đình học sinh, với cán bộ và nhân dân địa phƣơng;

+ Nhà trƣờng quan tâm, tạo mọi điều kiện, phƣơng tiện cho việc tổ chức có kết quả các hoạt động mang tính giáo dục.

- Các yếu tố về phía khách quan:

+ Sự quan tâm của lãnh đạo, quản lí các cấp, giúp đỡ nhà trƣờng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh;

+ CMHS có quan hệ tốt với nhà trƣờng, tạo điều kiện quản lí con em họ tại gia đình, địa phƣơng;

+ Cán bộ địa phƣơng quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ nhà trƣờng GDĐĐ cho HS; + Truyền thống đạo đức, văn hóa, lịch sử ở địa phƣơng;

+ ;

+ Lối sống thiếu văn hóa của một bộ phận dân cƣ ngoài xã hội. + Ảnh hƣởng mặt trái của kinh tế thị trƣờng;

+ Những khó khăn riêng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh. + Đăc điểm tâm sinh lí học sinh và đối tƣợng học sinh ngoài công lập.

Tất cả những tác động trên đều có những ảnh hƣởng nhất định, tuy nhiên những tác động mang tính quyết định, ảnh hƣởng lớn đến công việc quản lí hoạt động GDĐĐ liên quan đến con ngƣời là chủ đạo, đó là năng lực của CBQL, năng lực và sự gƣơng mẫu của GV. Về phía khách quan yếu tố mang tính quyết định đó là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, và CMHS có quan hệ tốt với nhà trƣờng, quản lí và giáo dục con em tại gia đinh và địa phƣơng.

Tiểu kết chƣơng l

Trong chƣơng 1, về mặt lí luận chúng tôi đã cố gắng làm rõ các khái niệm về đạo đức, các chuẩn mực về đạo đức, giáo dục đạo đức, quản lí giáo dục đạo đức, biện pháp giáo dục dạo đức...Qua những vấn đề lí luận trên chúng tôi muốn khẳng định GDĐĐ và quản lý GDĐĐ là nhiệm vụ rất quan trọng trong nhà trƣờng.

Muốn nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho học sinh đòi hỏi ngƣời làm công tác giáo dục phải nắm vững những định hƣớng về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục... đặc điểm lứa tuổi, đặc thù đối tƣợng học sinh, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế xã hội từ đó có hệ thống biện pháp giáo dục thích hợp mới đạt đƣợc những mục tiêu đề ra. Muốn đề ra đƣợc các biện pháp có tính khả thi, thì phải đánh giá đƣợc thực trạng GDĐĐ và quản lí GDĐĐ trong nhà trƣờng. Vì vậy, trong chƣơng 2 của luận văn chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng các hoạt động này tại một trƣờng THPT ngoài công lập ở tỉnh Hải Dƣơng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GDĐĐ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDĐĐ Ở TRƢỜNG THPT BÁN CÔNG TRẦN PHÚ THỊ XÃ CHÍ LINH

TỈNH HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ngoài công lập ở tỉnh hải dương (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)