Biện pháp quản lý GDĐĐ của hiệu trƣởng trƣờng THPTvà trƣờng THPT

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ngoài công lập ở tỉnh hải dương (Trang 31 - 114)

bằng tập thể; GD gắn với thực tiễn của địa phƣơng; tôn trọng nhân cách và yêu cầu hợp lí đối với học sinh ngoài công lập.

1.4.6. Quản lý việc kiểm tra đánh giá

Có quan điểm cho rằng: Quản lí mà không kiểm tra, đánh giá thì coi nhƣ chƣa quản lí. Thông qua thao tác này để nhà quản lí biết các công việc có thực hiện theo Nghị quyết và Kế hoạch hay không, đối với công tác quản lí GDĐĐ tập trung vào các công việc nhƣ sau:

- Kiểm tra công tác tổ chức, triển khai nhiệm vụ của Ban đức dục. - Kiểm tra các hoạt động cụ thể theo kế hoạch.

- Kiểm tra xem xét việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo tháng, kì, năm học và so với năm học trƣớc.

- Kiểm tra dƣ luận học sinh, giáo viên, CMHS, nhân dân địa phƣơng, sự đánh giá của các cấp chính quyền, các cấp quản lí.

- Kiểm tra chính việc kiểm tra của nhà quản lí công tác GDĐĐ.

Trong công tác kiểm tra phải có nhận xét, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan về những ƣu điểm, những mặt còn hạn chế của các tổ chức, các cá nhân trong hoạt động GDĐĐ. Từ đó kịp thời uốn nắn những sai sót, động viên những thành tích và rút ra những bài học để điều chỉnh các hoạt động nhằm thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.

1.5. Biện pháp quản lý GDĐĐ của hiệu trƣởng trƣờng THPT và trƣờng THPT ngoài công lập ngoài công lập

1.5.1. Đặc điểm, đặc thù riêng của trường THPT ngoài công lập

Bậc THPT có vị trí rất quan trọng giáo dục. Đây là bậc học tạo nguồn, chuẩn bị cho học sinh vào đại học, học nghề hoặc tham gia lao động sản xuất ngành nghề.

Hiện nay trong hệ thống giáo dục của chúng ta tồn tại hai mô hình trƣờng THPT: Công lập và ngoài công lập.

Các trƣờng THPT ngoài công lập (gồm các loại hình bán công, dân lập, tƣ thục) cũng thuộc hệ thống các trƣờng THPT. Trong Quy chế tổ chức, hoạt động các trƣờng NCL có quy định nhƣ sau:

- Về nhiệm vụ và quyền hạn:

Trường ngoài công lập bình đẳng với trường công lập về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, của giáo viên, giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo và các quy định liên quan đến tuyển sinh, dạy và học, thi, kiểm tra công nhận tốt nghiệp, cấp vãn bằng, chứng chỉ.” [3]

- Việc thực hiện chƣơng trình giáo dục - đào tạo và kế hoạch dạy học đƣợc quy định nhƣ sau:

“Trường ngoài công lập thực hiện chương trình giáo dục - đào tạo và kế hoạch dạy học theo quy định của Điều lệ nhà trường tương ứng. Trường ngoài công lập bảo đảm việc dạy đủ và đúng tiến độ chương trình quy định cho cấp học, lớp học; thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh...”[3]

Nhƣ vậy Trƣờng THPT ngoài công lập cũng có những điểm nhƣ trƣờng công lập: - Cùng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do nhà nƣớc quản lý.

- Mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục và đào tạo. - Những yêu cầu về kết quả dạy học và giáo dục...

Ngoài những điểm chung giống trƣờng THPT công lập, trƣờng THPT ngoài công lập là thực hiện chủ trƣơng “Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục” và đa dạng hóa các loại hình trƣờng lớp thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc nên có những điểm khác nhƣ sau:

- Đa số các trƣờng ngoài công lập tuyển sinh theo hình thức xét tuyển học sinh, chỉ trừ một số ít các trƣờng NCL chất lƣợng cao là tổ chức thi tuyển.

- Cơ sở vật chất do nhà nƣớc hoặc tổ chức, cá nhân đầu tƣ xây dựng.

- Đội ngũ giáo viên gồm 2 đối tƣợng: giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng. Tất cả giáo viên đều không thuộc biên chế nhà nƣớc.

- Có thể có hoặc không có hội đồng quản trị.

- Huy động các nguồn vốn của xã hội để phát triển nhà trƣờng. - Tự chủ một phần hoặc hoàn toàn về tài chính.

Nhƣ vậy so với các trƣờng công lập, ngoại trừ một số ít các trừ các trƣờng chất lƣợng cao tập trung ở các thành phố lớn, còn lại các trƣờng NCL khác có những điểm mạnh và yếu so với trƣờng công lập là:

+ Điểm mạnh:

- Chủ động hơn về mặt tài chính, chủ động hơn về tuyển dụng giáo viên. - Cơ chế để huy động các nguồn lực mở hơn.

- Tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của nhà trƣờng đƣợc đề cao hơn. + Điểm yếu:

- Chất lƣợng đầu vào học sinh kém hơn các trƣờng công lập. - Tính ổn định trong tuyển sinh không cao.

- Giáo viên chƣa yên tâm công tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức đóng học phí của học sinh cao hơn.

Nhiệm vụ của nhà quản lý phải phát huy những điểm mạnh để xây dựng thƣơng hiệu nhà trƣờng, phải xây dựng nhà trƣờng thành địa chỉ giáo dục đáng tin cậy của cha mẹ học, của học sinh và toàn xã hội.

1.5.2. Người Hiệu trưởng THPT- Chủ thể quản lý GDĐĐ cho HS ở trường ngoài công lập

1.5.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của Hiệu trưởng trường THPT ngoài công lập

Hiệu trƣởng là ngƣời do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc, trƣớc Nhân dân và cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Trong “Điều lệ trƣờng THPT” đã nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trƣởng:

1. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trƣờng;

2. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học;

3. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên;

4. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trƣờng tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh;

5. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trƣờng;

6. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trƣờng;

7. Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hƣởng các chế độ, chính sách theo quy định của Pháp luật.[5]

Đối với Hiệu trƣởng các trƣờng ngoài công lập có những quy định riêng nhƣ sau:

“Đối với trường ngoài công lập không có Hội đồng quản trị thì Hiệu trưởng thuộc biên chế nhà nước; được bổ nhiệm theo thủ tục quy định trong Điều lệ nhà trường tương ứng; có thêm các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định trong Điều lệ nhà trường:

a. Xây dựng đề án tổ chức và hoạt động của trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; b. Huy động các nguồn vốn để xây dựng và phát triển trường;

c. Thực hiện các chế độ thu chi tài chính trong trường theo quy định của Nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo;

d. Tổ chức tuyển dụng giáo viên, giảng viên; thực hiện các quy định của Nhà nước đối với trường ngoài công lập về lao động - tiền lương, tiền công, bảo hiểm, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, khen thưởng, kỷ luật;

đ. Bảo đảm trật tự, an ninh và môi trường sạch, đẹp, an toàn trong nhà trường.”[3 ] Nhƣ vậy ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng THPT ngoài công lập có những yêu cầu nhƣ đối với các trƣờng công lập về: phẩm chất đạo đức, tƣ tƣởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ... nhƣ đƣợc quy định tại “Chuẩn hiệu trƣởng trƣờng THCS, trƣờng THPT và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học”, tuy nhiên ở trƣờng NCL ngƣời Hiệu trƣởng phải thực hiện tốt hơn nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực để xây dựng và phát triển nhà trƣờng. Trong hoạt động GDĐĐ là ngƣời trực tiếp lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDĐĐ, chỉ đạo phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để GDĐĐ cho HS, thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình GDĐĐ cho HS và trực tiếp giáo dục HS, đặc biệt là giáo dục HS cá biệt.

1.5.2.2. Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và các lực lượng giáo dục ở trường THPTvà trường THPT ngoài công lập

Đối với các trƣờng THPT ngoài công lập không có Hội đồng quản trị thì mối quan hệ giữa Hiệu trƣởng và các lực lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng trường THPT với các lực lượng trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

: Lãnh đạo của Đảng. : Chỉ huy. : Phối hợp. : Kết hợp cùng chỉ đạo hoạt động. : Tham mƣu, kết hợp, tƣ vấn. Hội đồng giáo dục

Ban chi ủy

Hiệu trƣởng

Đoàn TNCS HCM Công đoàn, chữ

thập đỏ.

Hội đồng thi đua khen thƣởng - KL

Ban đại diện CMHS Phó HT phụ trách chuyên môn Phó HT phụ trách hoạt động tập thể, LĐ, CSVC Tổ CM Ban CM GVCN ủy Tổ Văn phòng HỌC SINH GV

Giữa Hiệu trƣởng với các đoàn thể: Đoàn trƣờng, Công đoàn, Hội Chữ thập đỏ là mối quan hệ kết hợp hoạt động theo sự chỉ đạo, lãnh đạo Chi bộ Đảng;

Giữa Hiệu trƣởng với Hội đồng thi đua khen thƣởng và kỉ luật, Ban đại diện CMHS là mối quan hệ tham mƣu, tác động, tƣ vấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giữa Hiệu trƣởng với các Phó Hiệu trƣởng, các tổ chuyên môn, GVCN, GV, HS,... là mối quan hệ chỉ huy điều hành. Ngoài ra ngƣời Hiệu trƣởng có những chỉ đạo trực tiếp với tập thể học sinh, đặc biệt là nhận thông tin ngƣợc và Hiệu trƣởng là cầu nối giữa nhà trƣờng với một số các tổ chức chính trị-xã hội… ngoài nhà trƣờng để làm tốt các công tác xã hội hóa giáo dục.

Tất cả các mối quan hệ trên có tác động qua lại biện chứng với nhau, nhƣng vai trò của Hiệu trƣởng phải thể hiện đƣợc là trung tâm của các mối quan hệ đó thì mới đảm bảo dẫn tới thành công, nhất là đối với công tác GDĐĐ trong nhà trƣờng.

1.5.3. Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức

1.5.3.1. Khái niệm biện pháp, biệp pháp quản lý giáo dục đạo đức

Khái niệm biện pháp.

Theo “Từ Điển Tiếng Việt” do tác giả Hoàng Phê chủ biên thì: “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.” [42]

Theo cuốn “Từ điển Tiếng Việt tƣờng giải và liên tƣởng” của tác giả Nguyễn Văn Đạm: “Biện pháp là cách làm, cách hành động đối phó để đi đến một mục đích nhất định ” [43]

Trong lĩnh vực nghiên cứu ngƣời ta còn gọi biện pháp là cách thức là con đường để truyền tải nội dung công việc vậy khi lựa chọn biện pháp thì cần phải có nội dung cụ thể rõ ràng.

Nhƣ vậy, nghĩa chung nhất: biện pháp là cách làm, thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra.

Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho HS nói chung và cho HS ngoài công lập. Biện pháp quản lý GDĐĐ là cách thức, cách làm các công việc cụ thể của nhà quản lý – Hiệu trưởng để tác động vào toàn bộ quá trình GDĐĐ HS nhằm đạt mục tiêu đề ra. Nhƣ trên đã trình bày biện pháp là cách thức là con đƣờng để truyền tải nội

dung vì vậy dựa theo các nội dung quản lý ngƣời Hiệu trƣởng phải áp dụng những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ sau đây:

+ Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên và các lực lƣợng liên quan.

+ Xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý thống nhất trong nhà trƣờng để GDĐĐ học sinh.

+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch GDĐĐ.

+ Phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho học sinh…

+ Đối với trƣờng THPT ngoài công lập: Tích cực hơn trong tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động thể dục, thể thao và tăng cƣờng các biện pháp quản lí học sinh.

1.5.3.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới việc GDĐĐ và quản lý GDĐĐ học sinh THPT và học sinh THPT ngoài công lập

Thực hiện các biện pháp GDĐĐ và quản lí GDĐĐ cho học sinh THPT chịu ảnh hƣởng của các yếu tổ nhƣ: Các hoạt động GD của nhà trƣờng, yếu tố GD gia đình, yếu tố tác động của xã hội, yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh; trong các yếu tố nêu trên có phần khách quan và chủ quan, theo chúng tôi các yếu tố khách quan và chủ quan có thể đƣợc nhìn nhận nhƣ sau:

- Các yếu tố chủ quan về phía nhà trường:

+ Truyền thống giáo dục đạo đức của nhà trƣờng;

+ Năng lực quản lí của BGH, CBQL, GVCN, công đoàn, đoàn thanh niên; + Sự gƣơng mẫu của các thầy cô giáo;

+ Nhà trƣờng có kỉ cƣơng, nền nếp, có uy tín và có chất lƣợng về dạy học, về GD. + Nhà trƣờng xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với gia đình học sinh, với cán bộ và nhân dân địa phƣơng;

+ Nhà trƣờng quan tâm, tạo mọi điều kiện, phƣơng tiện cho việc tổ chức có kết quả các hoạt động mang tính giáo dục.

- Các yếu tố về phía khách quan:

+ Sự quan tâm của lãnh đạo, quản lí các cấp, giúp đỡ nhà trƣờng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh;

+ CMHS có quan hệ tốt với nhà trƣờng, tạo điều kiện quản lí con em họ tại gia đình, địa phƣơng;

+ Cán bộ địa phƣơng quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ nhà trƣờng GDĐĐ cho HS; + Truyền thống đạo đức, văn hóa, lịch sử ở địa phƣơng;

+ ;

+ Lối sống thiếu văn hóa của một bộ phận dân cƣ ngoài xã hội. + Ảnh hƣởng mặt trái của kinh tế thị trƣờng;

+ Những khó khăn riêng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh. + Đăc điểm tâm sinh lí học sinh và đối tƣợng học sinh ngoài công lập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tất cả những tác động trên đều có những ảnh hƣởng nhất định, tuy nhiên những tác động mang tính quyết định, ảnh hƣởng lớn đến công việc quản lí hoạt động GDĐĐ liên quan đến con ngƣời là chủ đạo, đó là năng lực của CBQL, năng lực và sự gƣơng mẫu của GV. Về phía khách quan yếu tố mang tính quyết định đó là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, và CMHS có quan hệ tốt với nhà trƣờng, quản lí và giáo dục con em tại gia đinh và địa phƣơng.

Tiểu kết chƣơng l

Trong chƣơng 1, về mặt lí luận chúng tôi đã cố gắng làm rõ các khái niệm về đạo đức, các chuẩn mực về đạo đức, giáo dục đạo đức, quản lí giáo dục đạo đức, biện pháp giáo dục dạo đức...Qua những vấn đề lí luận trên chúng tôi muốn khẳng định GDĐĐ và quản lý GDĐĐ là nhiệm vụ rất quan trọng trong nhà trƣờng.

Muốn nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho học sinh đòi hỏi ngƣời làm công tác giáo dục phải nắm vững những định hƣớng về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục... đặc điểm lứa tuổi, đặc thù đối tƣợng học sinh, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế xã hội từ đó có hệ thống biện pháp giáo dục thích hợp mới đạt đƣợc những mục tiêu đề ra. Muốn đề ra đƣợc các biện pháp có tính khả thi, thì phải đánh giá đƣợc thực trạng GDĐĐ và quản lí GDĐĐ trong nhà trƣờng. Vì vậy, trong chƣơng 2 của luận văn chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng các hoạt động này tại một trƣờng THPT ngoài công lập ở tỉnh Hải Dƣơng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GDĐĐ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDĐĐ Ở TRƢỜNG THPT BÁN CÔNG TRẦN PHÚ THỊ XÃ CHÍ LINH

TỈNH HẢI DƢƠNG

2.1. Vài nét về kinh tế - xã hội - giáo dục ở thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ngoài công lập ở tỉnh hải dương (Trang 31 - 114)