Xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá Đề án, thiết lập phương pháp

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản về phát triển đào tao nghề ở tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (Trang 102 - 107)

thuộc Trung ương và các Bộ, nghành, cơ quan Trung ương, nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý, triển khai và tổ chức thực hiện Đề án.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án ở Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.

- Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Đề án, tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của Đề án ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

k. Đối với chính quyền địa phương

- Hàng năm có quy hoạch, kế hoạch cụ thể về chỉ tiêu, kinh phí đào tạo, dạy nghề theo hệ ngắn hạn, dài hạn đối với người lao động.

- Hợp đồng với các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện tổ chức dạy nghề cho người lao động theo kế hoạch và mức chi phí đã quy định.

- Quản lý, sử dụng và kịp thời quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, nhất là số lao động bị thu hồi đất canh tác.

- Thường xuyên tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất nhu cầu nguồn lực hàng năm cần đào tạo.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban ngành để kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của các cơ sở dạy nghề và kịp thời uốn nắn, ngăn chặn các hoạt động chưa sát với tình hình thực tế của địa phương.

3.4 Một số kiến nghị

Quá trình triển khai thực hiện về đào tạo nghề cần được sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp thống nhất giữa các ngành, giữa các địa phương trên địa bàn để đạt được hiệu quả đào tạo nghề tốt hơn. Vì vậy sau khi nghiên cứu tình hình thực hiện đào tạo nghề của tỉnh Ninh Bình chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

3.4.1 Đối với Nhà nước

Thực hiện đào tạo nghề cho người lao động là công việc còn rất mới, phức tạp và liên quan đến nhiều vấn đề nhưng nó có ý nghĩa to lớn là giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Do vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp; sự phối kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể nhằm tạo sự thống nhất cao. Qua những kết quả tích cực

bước đầu cần tiếp tục có những biện pháp rút ra bài học kinh nghiệm ở mỗi vùng, mỗi địa phương để có những thay đổi bổ sung về Đề án cho phù hợp nhằm khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề. Cần tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa của việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho người lao động, các cơ sở đào tạo nghề nâng cao nhận thức của họ từ đó làm cho quá trình thực hiện Đề án đào tạo nghề được dễ dàng, thuận lợi.

Để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả Chính phủ cần:

- Xây dựng các chính sách khuyến khích thu hút thanh niên theo học nghề như chính sách về học bổng và trợ cấp khó khăn cho các đối tượng chính sách như con thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, dân tộc, miền núi hộ nghèo, người tàn tật…

- Có chính sách ưu đãi đối với giáo viên dạy nghề như về tiền lương, nhà ở, các quyền lợi khác…để thu hút người có năng lực làm giáo viên dạy nghề; xây dựng tiêu chuẩn ngạch viên chức đối với giáo viên dạy nghề.

3.4.2 Với Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

- Nên phát triển hệ thống các trường sư phạm nghề quy mô lớn, đa cấp, đa ngành đào tạo để cung ứng đủ đội ngũ giáo viên cho các cơ sở dạy nghề.

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề được tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau, từ trình độ công nhân kỹ thuật, nghệ nhân đến cao đẳng, đại học. Do đó, cần sớm xây dựng ban hành chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên dạy nghề.

- Xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia về dạy nghề, để giáo viên có điều kiện thuận lợi trong việc tìm tài liệu tham khảo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

3.4.3 Đối với tỉnh Ninh Bình

- Xây dựng kế hoạch đào tạo gắn với chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, hướng dẫn giải quyết việc làm cho học viên trong thời gian đang học và sau khi học.

- Có chính sách khuyến khích kịp thời đối với việc thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài công lập như cấp đất, miễn giảm thuế…để phát triển các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề dân lập, tư thục.

- Phân cấp công tác quản lý Nhà nước đối hoạt động dạy nghề một cách mạnh mẽ và rõ ràng; thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo nghề.

KẾT LUẬN

Đào tạo nghề cho người lao động là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm trang bị cho người lao động những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống; góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp nhưng vẫn duy trì được sự tăng trưởng giá trị sản xuất chung của nền kinh tế. Qua quá trình nghiên cứu luận văn: “Những giải pháp cơ bản về phát triển đào tạo nghề ở tỉnh Ninh bình giai đoạn 2012-2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế” tôi xin phép có một số kết luận sau: 1. Nghiên cứu đã hệ thống hóa khái niệm về chính sách đào tạo nghề, các hoạt động triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề; làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình đào tạo nghề và vai trò của nghiên cứu tình hình thực hiện đào tạo nghề làm cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm về tình hình thực hiện đào tạo nghề và đánh giá công tác đào tạo nghề ở trong và ngoài nước nhằm rút ra bài học áp dụng vào thực tiễn đánh giá tình hình đào tạo nghề ở Ninh Bình.

2. Về “Những giải pháp cơ bản về phát triển đào tạo nghề ở tỉnh Ninh bình giai đoạn 2012-2020” ở Ninh Bình nghiên cứu đã chỉ ra:

Về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề và tư vấn dạy nghề cho cán bộ quản lý của các cơ sở dạy nghề hiện nay vẫn còn thiếu, chủ yếu là giáo viên dạy hợp đồng và kiêm nhiệm, thuê mượn nên chất lượng chưa cao mới chỉ đáp ứng được 70% yêu cầu đặt ra.

Về công tác đào tạo và giải quyết việc làm còn thấp. Nguyên nhân là do nhận thức của một số học sinh về học nghề chưa cao, chưa thực sự coi học nghề là cơ hội để tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập dẫn đến công tác tuyển

sinh hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề không đạt chỉ tiêu đề ra.

3. Qua nghiên cứu những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân tồn tại của tình hình thực hiện đào tạo nghề ở Ninh Bình, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện đào tạo nghề. Về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề, có các chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia vào công tác đào tạo và dạy nghề như: chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, giáo viên dạy nghề, học bổng, học phí đối với người học nghề. Muốn triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả tốt thì các hoạt động tuyên truyền tư vấn học nghề, điều tra khảo sát nhu cầu học nghề, thí điểm các mô dạy nghề, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phát triển chương trình giáo trình và đội ngũ giáo viên phải được tổ chức một cách thường xuyên liên tục và có sự tham gia giám sát chặt chẽ. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra một số giải pháp đối với chính quyền địa phương, đối với các cơ sở dạy nghề của tỉnh và đối với người lao động tham gia học, giúp cho các Sở, ban, ngành có các quyết định đúng đắn trong việc thành lập các cơ sở dạy nghề; xây dựng kế hoạch đào tạo gắn với chương trình giải quyết việc làm; tăng cường điều tra nắm bắt thông tin về nhu cầu học nghề, tìm kiếm việc làm của lao động nông thôn, tư vấn giúp họ lựa chọn nghề và việc làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Đề tài đã kiến nghị một số giải pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại của quá trình thực hiện đào tạo nghề, nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề của tỉnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản về phát triển đào tao nghề ở tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (Trang 102 - 107)