Những khó khăn, thách thức chủ yếu

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản về phát triển đào tao nghề ở tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (Trang 57 - 73)

Ninh Bình là một tỉnh nông nghiệp (có trên 70% dân số hoạt động trong khu vực nông nghiệp) với điểm xuất phát về kinh tế thấp lại thường xuyên chịu ảnh hưởng xấu của thiên tai nên số lao động trong nông nghiệp thiếu việc làm tương đối lớn.

Số người đến tuổi lao động ngày một tăng, số người thất nghiệp ở khu vực thành thị và số người thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn nhiều gây ra sức ép rất lớn về nhu cầu giải quyết việc làm cho chính quyền các cấp.

Trong những năm qua, nền kinh tế tuy phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế bước đầu có kết quả song còn chậm; lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có tiềm năng nhưng do nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên chưa được mở rộng, phát triển còn chậm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp chưa được phát triển nên sản xuất cầm chừng, khả năng mở rộng sản xuất thu hút lao động bị hạn chế, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể, phá sản.

Lực lượng lao động của tỉnh đông nhưng trình độ tay nghề của người lao động còn thấp chưa đáp ứng được đòi hỏi của người sử dụng lao động nên gặp khó khăn trong tìm việc làm. Điểm xuất phát của nền kinh tế Ninh Bình vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước và nền kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

Hệ thống giao thông, thủy lợi còn lạc hậu (nhất là ở các vùng nông thôn) lại ít được tu bổ thường xuyên, thiếu đồng bộ nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Công tác quản lý đất đai còn nhiều vấn đề nan giải chưa có biện pháp giải quyết, nhất là tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép đất công, lấn chiếm lòng lề đường, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phép, không nằm

trong quy hoạch.

2.3. Thực trạng phát triển công tác đào tạo nghề ở tỉnh Ninh Bình

2.3.1.Mạng lưới cơ sở dạy nghề

Đào tạo nghề là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được các cấp, các ngành quan tâm. Trong những qua Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề cụ thể như sau: Ngày 28/12/2001 Chính phủ có Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg định hướng phát triển dạy nghề từ năm 2001-2010; Nghị quyết số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH về việc phê duyết “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”; đây là những chính sách rất quan trọng khẳng định từ nay đến năm 2013 công tác dạy nghề được đặt trên “đường ray” nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Mạng lưới đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay có 5 trường dạy nghề của trung ương, 3 trường dạy nghề của tỉnh, 18 trung tâm dạy nghề, 30 cơ sở dạy nghề khác nằm trong các làng nghề, các doanh nghiệp, hợp tác xã. Trong 3 năm thực hiện Đề án 08 về đào tạo nghề, đã bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho 693 giáo viên, người dạy nghề, Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề là 285 người và huy động được 497 người có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho người lao động. Đây là sự cố gắng rất lớn trong công tác đào tạo nghề của tỉnh.

Trong 3 năm thực hiện Đề án 08 về đào tạo nghề, mạng lưới đào tạo nghề của tỉnh đã phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng do việc đa dạng hóa các loại hình cơ sở dạy nghề, các hình thức dạy nghề nên đã đạt được những kết quả sau.

Bảng 2.3 Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề được thành lập, 2009 -2011

ĐVT: Cơ sở

STT Nội dung 2009Chia ra các năm2010 2011

1 Số cơ sở mới được thành lập 7 5 4

- Trường TCN do tỉnh quản lý 1 1 0

- Trường TCN tư thục, dân lập 1 1 0

- TTND cấp huyện 2 1 1

TTDN tư thục, dân lập 3 2 3

2 Số cơ sở được nâng cấp 1 1 1

- Nâng cấp TTDN lên thành trường TCN 1 0 0

- Nâng cấp TTGTVL lên thành trường TCN 0 1 0

- Nâng cấp TTGD thường xuyên thành TTDN 0 0 1

3 Củng cố cơ sở vật chất cho các CSDN 5 8 8

- Củng cố cơ sở vật chất cho TTDN cấp huyện 4 6 7

- Củng cố cơ sở vật chất cho trường TCN 1 2 1

4 Công nhận cơ sở dạy nghề trọng điểm 3 1 1

- Công nhận TTDN trọng điểm 2 1 1

- Công nhận trường TCN trọng điểm 1 0 0

Nguồn: Sở Lao động thương binh và xã hội, 2011

Như vậy, sau 3 năm triển khai Đề án về đào tạo nghề, mạng lưới cơ sở đào tạo nghề của Ninh Bình đã có những thay đổi đáng kể và huy động được các cấp các ngành, các doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo nghề. Trong 3 năm thực hiện Đề án, mạng lưới cơ sở đào tạo nghề của tỉnh đã thành lập được 2 trường Trung cấp nghề tư thục là trường Trung cấp nghề Thành Nam, Thanh Bình và nâng cấp 2 TTDN lên thành trường Trung cấp nghề là TTDN huyện Nho Quan lên thành trường Trung cấp nghề huyện Nho Quan và Trung tâm giới thiệu việc làm của Liên đoàn lao động tỉnh lên thành trường TCN Liên đoàn lao động tỉnh; được Bộ Lao động thương binh và xã hội công nhận 4 trung tâm dạy nghề huyện Yên Khánh, Gia Viễn, Yên Mô, Hoa Lư là trung tâm dạy nghề trọng điểm của tỉnh; thành lập được 8 TTDN tư thục. Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp đã được cấp giấy phép dạy nghề, hoặc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chưa được cấp giấy phép dạy nghề hiện vẫn đang tham gia đào tạo nghề. Một số nghề đào tạo không đòi hỏi đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị như đào tạo tin học, ngoại ngữ, thêu ren… do các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình tự đứng ra tổ chức các lớp đào tạo. Một bộ phận người lao động được đào tạo bằng hình thức truyền nghề tại các làng nghề truyền thống…

Tuy nhiên, với mạng lưới phát triển dạy nghề như hiện nay cần phải bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề và huy động được nhiều nghệ nhân, kỹ sư...có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tham gia vào công tác đào tạo nghề thì công tác đào tạo nghề mới đạt được hiệu quả cao.

2.3.2 Quy mô đào tạo và các mô hình dạy nghề 2009-2011

Để thực hiện công tác dạy nghề có hiệu quả, thì hoạt động triển khai quy mô đào tạo và mô hình dạy nghề là hết sức quan trọng, thông qua thí điểm các mô hình dạy nghề sẽ giúp cho hoạt động dạy nghề đạt kết quả tốt hơn. Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với TTDN các huyện, tổ chức triển khai thí điểm một số mô hình dạy nghề cho người lao động ở cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Bảng 2.4 Tình hình thực hiện thí điểm các quy mô, mô hình dạy nghề, 2009-2011 Đơn vị: % STT Nội dung Chia ra các năm 2009 2010 2011 Số mô hình thí điểm 50 50 50

1 Chia theo thời gian 100 100 100

- < 1 năm 40 30 30 - 1 – 2 năm 40 40 30 - > 2 năm 20 30 40 2 Chia theo ngành nghề 100 100 100 - Nông nghiệp 40 30 40 - Công nghiệp 30 40 40 - TM - DV 30 30 20

3 Chia theo vốn đầu tư 100 100 100

- < 30 triệu 50 40 30

- 30 -50 triệu 30 30 40

- > 50 triệu 20 30 30

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và xã hội, 2010

Qua bảng trên ta thấy, các mô hình thí điểm trong 3 năm là 150 mô hình chia theo các thời gian khác nhau từ nhỏ hơn 1 năm đến trên 2 năm, số mô hình chia theo thời gian nhỏ hơn 1 năm chiếm cao nhất là 40%, số mô hình chia theo thời gian từ 1 đến 2 năm chiếm cao nhất là 40%, số mô hình thí điểm trên 2 năm chiếm thấp nhất 20%; chia theo các ngành nghề nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ chiếm từ 20-40% và chia theo mức vốn đầu tư từ nhỏ hơn 30 triệu đến lớn hơn 50 triệu chiếm từ 30-50%. Thông qua thí điểm các mô hình dạy nghề rút ra những kiến thức giúp người lao động có nhận thức tốt hơn về công tác đào tạo nghề.

Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Lao động thương binh và xã hội, các huyện đã chỉ đạo các TTDN lựa chọn các mô hình để dạy nghề cho người lao động trên cả 3 lĩnh vực để cung cấp cho người lao động những kiến thức cơ bản về tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ cũng như các ý tưởng về việc làm.

Bảng 2.5 Ý kiến đánh giá của các cơ sở đào tạo về thí điểm mô hình dạy nghề ĐVT: % STT Nội dung Số CS được thí điểm (N=10) Số CS không được thí điểm (N=20)

1 Về mức đầu tư XD mô hình 100 100

- Cao 9 11 - Vừa phải 57 61 - Thấp 34 28 2 Về hình thức hỗ trợ XD mô hình 100 100 - Hợp lý 57 60 - Không hợp lý 43 40

3 Về lựa chọn các lực lượng tham gia thí điểm mô hình

100 100

- Phù hợp 76 80

- Không phù hợp 24 20

4 Về việc lựa chọn các hoạt động thí điểm mô hình 100 100 - Phù hợp 71 75 - Không phù hợp 29 25 5 Về tính phù hợp của mô hình 100 100 - XD mô hình là phù hợp 72 69 - XD mô hình là không phù hợp 28 31

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Thông qua ý kiến đánh giá của các cơ sở đào tạo về thí điểm mô hình dạy nghề, giúp cho UDND tỉnh và các Sở, ban, ngành lựa chọn các mô hình thí điểm phù hợp với từng địa phương và nhân ra diện rộng để triển khai.

- Cơ cấu ngành, nghề đào tạo vẫn chưa thật phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của thị trường lao động; chưa bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trường lao động; thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và cho xuất khẩu lao động.

- Còn có nhiều người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu học nghề nhưng chưa có cơ hội để tham gia học nghề.

- Xã hội hoá dạy nghề triển khai còn chậm, chưa thu hút được nhiều các tổ chức, cá nhân, nhất là Doanh nghiệp tham gia dạy nghề; việc huy động nguồn lực đầu tư của Doanh nghiệp, của xã hội, của quốc tế cho dạy nghề còn hạn chế.

- Quy mô đào tạo nghề, nhất là quy mô đào tạo nghề dài hạn còn hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh, của thị trường lao động, do đó chưa góp phần thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt trong nông nghiệp, nông thôn và chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập. Quy mô đào tạo của các trường và trung tâm dạy nghề nhỏ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu học nghề của người lao động, nhất là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; chậm triển khai xây dựng các trường chất lượng cao, trường đạt trình độ tiên tiến của khu vực.

2.3.3 Chương trình và giáo trình dạy nghề

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho lao động theo mục tiêu, cần có một lượng lớn giáo trình giảng dạy. Trong khi đó, số lượng giáo trình của các cơ sở dạy nghề hiện nay còn rất thiếu và không đồng bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.6 Kết quả thực hiện hoạt động phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề

STT Nội dung ĐVT Chia ra các năm

2009 2010 2011

1 XD danh mục các nghề đào tạo

- Cao đẳng nghề Nghề 6 8 10 - Trung cấp nghề Nghề 10 13 16 - Sơ cấp nghề Nghề 22 28 30 2 XD chương trình, giáo trình - Cao đẳng nghề Giáo trình 215 258 344 - Trung cấp nghề Giáo trình 230 299 368 - Sơ cấp nghề Giáo trình 132 168 180

Nguồn: Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Ninh Bình, 2011

Bên cạnh việc xây dựng các danh mục dạy nghề, thì xây dựng các chương trình, giáo trình dạy nghề là việc hết sức quan trọng, năm 2008 xây dựng được 215 giáo trình Cao đẳng nghề thì đến năm 2011 tăng lên là 344 giáo trình; giáo trình Trung cấp nghề năm 2009 là 230 giáo trình thì đến năm 2011 tăng lên 368 giáo trình; giáo trình Sơ cấp nghề năm 2009 là 132 giáo trình thì đến năm 2010 tăng lên 180 giáo trình. Đạt được kết quả trên là do sự nỗ lực cố gắng của các trường, các TTDN đã căn cứ vào chương trình khung do Tổng cục dạy nghề để biên soạn. Tuy nhiên, so với hoạt động dạy nghề đa dạng và phong phú như hiện nay, thì số lượng chương trình, giáo trình cần phải xây dựng thêm cho phù hợp với các nghề của tỉnh.

Về chất lượng giáo trình đã được sửa đổi và bổ sung đáp ứng yêu cầu của thị trường, tuy nhiên trong quá trình biên soạn còn một số giáo trình vẫn nặng về lý thuyết hơn thực hành, một số kiến thức vẫn còn thiếu chưa kịp bổ sung chưa điều chỉnh kịp thời.

Về chương trình, giáo trình dạy nghề ta thấy, về kiến thức kỹ năng trong các chương trình đào tạo phần lớn là đáp ứng được yêu cầu đạt 93,33% yêu cầu đặt ra. Việc điều chỉnh chương trình, giáo trình đào tạo nghề đáp ứng kịp thời được yêu cầu đặt ra 71,11%, còn khoảng 30% là điều chỉnh chưa kịp thời.

Mức độ đáp ứng tài liệu, 68,88% ý kiến cho rằng việc đáp ứng tài liệu là kịp thời, 28,89% ý kiến cho rằng là chậm và 8,89% ý kiên cho rằng là rất chậm. Vì vậy, việc điều chỉnh chương trình, giáo trình cần phải điều chỉnh nhanh hơn nữa để theo kịp yêu cầu của thị trường.

2.3.4 Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

Bên cạnh việc phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề để tăng cường qui mô đào tạo thì việc quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cũng rất quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến số lượng và chất lượng đào tạo nghề. Để có đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng yêu cầu trên, thì kế hoạch triển khai thực hiện phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề là việc làm hết sức cần thiết.

Bảng 2.7 Kết quả thực hiện phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

ĐVT: Người

STT

Nội dung Chia ra các năm

2009 2010 2011

1 Bồi dưỡng nghiệp vụ SP và kỹ năng

nghề cho GV, người dạy nghề 158 225 310

2 Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề và

tư vấn dạy nghề cho CBQL của các CSDN 60 90 135

3 Huy động những người có đủ điều kiện

tham gia dạy nghề cho người lao động 100 165 232

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Ninh Bình, 2011

Qua 3 năm thực hiện đào tạo nghề đã bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho giáo viên, người dạy nghề là 693 người, Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề là 285 người và huy động được 497 người có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho người lao động.

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản về phát triển đào tao nghề ở tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (Trang 57 - 73)