Chính sách đào tạo nghề

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản về phát triển đào tao nghề ở tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (Trang 25 - 33)

1.3.1 Khái niệm:

Chính sách là tập hợp chủ trương và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do Chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được các mục tiêu đó.(8)

Như vậy, Chính sách đào tạo nghề cho người lao động là chủ trương và hành động của Chính phủ nhằm thay đổi cơ cấu ngành lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp tăng lao động ngành nghề và phi nông nghiệp góp phần giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với những định nghĩa như vậy, cần chú ý một số điểm khi đề cập đến Chính sách đào tạo nghề.

Thứ nhất, Chủ thể của Chính sách đào tạo nghề cho người lao động được đề cập chính là Chính phủ, mà cụ thể là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính sách đào tạo nghề của một địa phương cụ thể chỉ được xem xét trong chừng mực để làm rõ chủ trương chung của quốc gia. Cũng cần chú ý thêm rằng, do Đảng có vai trò lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi trình bày thực trạng của chính sách đào tạo nghề ở địa phương chúng tôi sẽ đồng nhất với chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thứ hai, mục tiêu của Chính sách đào tạo nghề bao gồm cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Mục tiêu kinh tế là tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận được các ngành nghề mới góp phần vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương, cải thiện thu nhập của các hộ gia đình. Mục tiêu xã hội là góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giảm độ chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Mục tiêu môi trường của chính sách đào tạo nghề là phát triển các ngành kinh tế một cách bền vững, tiến hành sản xuất đi đôi với giữ gìn và bảo vệ môi trường. Có thể thấy, mục tiêu

của chính sách đào tạo nghề là rất rộng và phức tạp. Vì vậy, khi hoạch định và phát triển chính sách đào tạo nghề là việc làm rất khó khăn.

Thứ ba, do tính đa dạng của các vùng miền, tính đặc thù của người nông dân và lao động nông thôn (trình độ học vấn không đồng đều, lao động theo mùa vụ, thói quen canh tác...). Vì vậy, khi nghiên cứu tình hình thực hiện Đề án đào tạo nghề cần phải chú ý đến yếu tố này để tổ chức các khóa đào tạo phải linh hoạt về chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, hình thức đào tạo, phương pháp truyền đạt phù hợp với trình độ người học.

Thuật ngữ chính sách và việc hoạch định triển khai thực hiện chính sách đã hiện hữu khá lâu ở Việt Nam. Tuy nhiên, khoa học nghiên cứu về chính sách còn chưa đạt được sự phát triển tương xứng. Do đó, khái niệm chính sách còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, theo từ điển bách khoa Việt Nam thì chính sách được hiểu là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương thức của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường.

Có thể nói: Chính sách là một khái niệm vừa mang tính khoa học cơ bản vừa mang tính ứng dụng nhất là tính chỉ đạo thực tiễn của chủ thể quản lý nhất định. Trên thực tế sẽ luôn tồn tại những cách định nghĩa chính sách khác nhau do tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Nhưng đã là một chính sách thì nội hàm của nó phải bao gồm những yếu tố cấu thành sau đây:

Một là, Chủ thể đề ra và triển khai thực hiện chính sách là chủ thể quản lý của hệ thống quản lý trong chính sách được đề ra và tổ chức thực hiện. Tùy theo các hệ thống tổ chức khác nhau có chính sách khác nhau như chính sách của một cơ quan, doanh nghiệp, quốc gia...

có thể được hiểu theo nghĩa rộng có nghĩa là đạt tới trạng thái mong đợi của hệ thống quản lý, cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp tức là giải quyết một nhu cầu, một vấn đề mới xuất hiện của hệ thống quản lý. Mục tiêu khác nhau quy định chính sách khác nhau, nhưng không có chính sách mà không gắn với mục tiêu và nỗ lực đạt được mục tiêu của cơ quan thực hiện chính sách.

Ba là, Chính sách còn bao hàm trong đó cả cách thức mà chủ thể cần hành động để đạt tới mục tiêu mong muốn. Cách thức hành động ở đây bao hàm nhiều nội dung từ quan điểm chỉ đạo hành động của chủ thể chính sách đến phương hướng, phương án, phương tiện, công cụ và nguồn lực thực thi chính sách trong thực tiễn, kể cả các tiêu chí đánh giá tình hình thực hiện của chính sách.

1.3.2 Mục tiêu của chính sách đào tạo nghề

Chính sách đào tạo nghề được Chính phủ đưa ra nhằm nâng cao chất lượng lao động và làm thay đổi cơ cấu ngành lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp và tăng lao động ngành nghề và phi nông nghiệp, nâng cao tính bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm chênh lệch về thu nhập, thực hiện xóa đói, giảm nghèo và cải thiện các vấn đề về xã hội.

1.3.3 Nội dung của chính sách đào tạo nghề

Chính sách đào tạo nghề cho người lao động bao hàm trong nó chủ định của Chính phủ, mục tiêu mà Chính phủ mong muốn đạt tới là cơ cấu ngành lao động tiến bộ hơn. Ở phạm vi nhỏ là cơ cấu của tỉnh, huyện tiến bộ hơn so với trước khi thực hiện chính sách. Chính vì thế chính sách đào tạo nghề cho người lao động có các nội dung sau: (1) Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề bao gồm các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề và các tổ chức cá nhân; (2) Tăng cường công tác đào tạo và giải quyết việc làm; (3) Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ giáo viên phục vụ dạy nghề; (4) Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học tập.

Thông qua thực hiện Chính sách đào tạo nghề Chính phủ có thể tác động vào nền kinh tế làm thay đổi cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế. Vì vậy nội dung và phạm vi áp dụng của chính sách đào tạo nghề cần được hoạch định một cách linh hoạt, tránh dập khuôn máy móc, gây khó dễ cho cả người triển khai chính sách và người hưởng lợi của chính sách.

1.3.4 Yêu cầu đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong sự nghiệp CNH-HĐH

CNH-HĐH là một tất yếu khách quan đối với nước ta nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội cao hơn cả hai mặt trình độ kỹ thuật và cơ cấu sản xuất gắn liền với thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại.

CNH-HĐH còn đòi hỏi phải có một cơ cấu lao động hợp lý, nghĩa là phải có một tỉ lệ phù hợp giữa các thành tố của nguồn lực lao động. Phải chú ý đến công nhân lao động lành nghề, nâng cao năng lực thực hành và tăng hàm lượng chất xám sao cho đội ngũ công nhân lành nghề và các kỹ nghệ gia, kỹ thuật gia phải chiếm tỉ trọng chủ yếu. Đây là một tiêu chí đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của cả nước, toàn Xã hội, toàn ngành Giáo dục, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề nói riêng trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài mà nghị quyết Đại hội IX đã xác định: “Nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005”. “Số học sinh công nhân kỹ thuật tăng 11-12%/năm”. Trên thực tế, trong nhiều năm qua chúng ta mới đầu tư chú ý đến phát triển giáo dục phổ thông, giáo dục đại học chưa coi trọng giáo dục nghề nghiệp, dẫn đến giáo dục chuyên nghiệp, nhất là đạo tạo công nhân mất cân đối. Qui mô đào tạo nghề hiện nay vẫn quá nhỏ bé, manh mún, thiết bị đào tạo lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu CNH-HĐH.

Chính những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Nâng

cao chất lượng đào tạo nghề còn phụ thuộc yêu cầu phát triển nền kinh tế, thực hiện liên doanh liên kết với nước ngoài, chuyển giao công nghệ mới cho các KCN-KCX. Trong quá trình thực hiện CNH-HĐH đồng thời với phát triển kinh tế trong doanh nghiệp, cần hình thành các KCX-KCN liên doanh liên kết với nước ngoài. Từ đó phát sinh tăng yêu cầu về mặt lao động có kỹ năng, kỷ xảo, có chuyên môn cao. Đặc biệt là trong quá trình CNH, số lao động dôi dư với chất lượng nghề nghiệp không đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyển dụng ở các KCN-KCX. Một số lớn đã qua đào tạo nhưng không đáp ứng được yêu cầu người sử dụng lao động.

CNH-HĐH đòi hỏi chất lượng lao động phải cao không những để đáp ứng nhu cầu lao động trong nước mà còn để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Việc phân công lao động và hợp tác quốc tế là xu hướng ngày càng phát triển. Xuất khẩu lao động là chiến lược lâu dài, thường xuyên của các quốc gia phát triển. Đối với nước ta, xuất khẩu lao động không những vừa giải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cho bản thân gia đình người lao động, mà còn tiếp thu học tập chuyên môn kỹ thuật hiện đại của các nước có nền công nghiệp phát triển.

Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ lao động xuất khẩu của ta mặc dù được cải thiện nhưng nhìn chung còn hạn chế. Yếu nhất là khâu ngoại ngữ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại, nhận thức về chủ thợ chưa rõ ràng, ý thức kỷ luật và chấp hành hợp đồng đã ký kết của một số bộ phận lao động còn kém, Không ít người lao động quan niệm đi làm việc ở nước ngoài là để kiếm tiền nhiều, khi không đạt được thì vô kỷ luật, bỏ hợp đồng đi làm việc khác, gây ảnh hưởng đến uy tín lao động Việt Nam.

Tóm lại, nước ta tiến hành CNH-HĐH trong điều kiện tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, tài nguyên khoáng sản

không nhiều… Do đó, để có thể tiếp cận được với nền khoa học - kỹ thuật đang tiến nhanh như vũ bão của thế giới, từng bước rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp với sự phát triển của các nước, Đảng ta đã xác định phát triển nguồn lực nói chung, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình CNH – HĐH.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện đào tạo nghề

Quá trình đào tạo nghề có một số đặc trưng khác với giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Đó là quá trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu kết quả giáo dục phổ thông để đào tạo về nghề nghiệp cho học sinh học nghề. Việc đào tạo để hình thành năng lực nghề nghiệp giữ vai trò then chốt, chủ đạo. Có hàng loạt nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện của Đề án đào tạo nghề (kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa...). Các nhân tố này tác động đan xen và qua lại lẫn nhau. Có thể chia thành các nhóm nhân tố sau:

1.4.1 Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo, có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Thực tế cũng cho thấy trong những năm thập kỷ 80 của thế kỷ XX khi nền kinh tế của nước ta đang trong thời kỳ khủng hoảng, nhu cầu CNKT, NVNV cũng giảm theo. Điều đó, đã tác động và làm cho hệ thống các trường dạy nghề cũng suy giảm. Đến năm 1996 khi nền kinh tế nước ta thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng và có mức tăng trưởng khá thì nhu cầu công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ tăng cả về số lượng và chất lượng, đòi hỏi công tác dạy nghề phải phát triển theo.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. Sự chuyển dịch này đòi hỏi phải đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Nói cách khác đó chính là sự đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2. Nhóm các yếu tố dân số

Quy mô và cơ cấu dân số quyết định đến số lượng, quy mô và cơ cấu của các cơ sở dạy nghề. Nước có cơ cấu dân số trẻ thì mạng lưới dạy nghề phải lớn còn những nước có quy mô dân nhỏ và vừa thì phát triển mạng lưới dạy nghề mang tính chuyên sâu. Qua đó, cũng có thể thấy cơ cấu dân số cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo nghề.

Vì vậy, khi nghiên cứu tình hình thực hiện Đề án đào tạo nghề cho người lao động phải tính toán kỹ các yếu tố này để phát huy được lợi thế so sánh và nâng cao được năng lực cạnh tranh của địa phương.

1.4.3. Nhóm nhân tố cơ sở vật chất và kỹ thuật

Đây là yếu tố hết sức quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề ứng với mỗi nghề dù đơn giản hay phức tạp cũng cần phải có các máy móc, trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho giảng dạy và học tập. Trang thiết bị đào tạo nghề giúp cho học viên có điều kiện thực hành để hoàn thành kỹ năng sản xuất. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại bao nhiêu, theo sát với máy móc phục vụ cho sản xuất bao nhiêu thì người học viên có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trong doanh nghiệp bấy nhiêu.

Chất lượng của các trang thiết bị, cơ sở vật chất đòi hỏi phải theo kịp tốc độ đổi mới hiện đại hoá của máy móc thiết bị xản suất.

Thực chất ở các cơ sở đào tạo nghề ở nước ta hiện nay, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề còn rất hạn chế, lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề. Phòng học thiếu thốn nơi thực hành, chỗ nội trú cho học viên. Một phần lớn các trang thiết bị trong các cơ sở dạy nghề không phải là trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề một cách chính quy, nhiều máy móc được thu nhập lại từ nhiều nguồn khác nhau (chủ yếu là thanh lý của các

nhà máy, xí nghiệp), do đó không có tính đồng bộ về hệ thống, tính sư phạm thấp ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuy công nhân qua đào tạo đáp ứng được phần nào các công việc của các doanh nghiệp nhưng hầu hết vẫn phải đào tạo lại để nâng cao khả năng thực hành và tiếp cận công nghệ hiện đại của các cơ sở sản xuất.

1.4.4. Nhóm nhân tố môi trường chính sách

Trong nền kinh tế thị trường chính sách là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng nhất của Chính phủ sử dụng để thực hiện chức năng quản lý, điều tiết kinh tế quốc dân. Môi trường chính sách có tác động trực tiếp tới quá trình đào tạo nghề cho người lao động. Thông qua chính sách, nhất là các chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề, giáo viên dạy nghề, học viên học nghề và chính sách đối với các doanh nghiệp…Chính phủ can thiệp để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế, tổ chức kinh tế phát

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản về phát triển đào tao nghề ở tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (Trang 25 - 33)