Chính sách hỗ trợ lao động học nghề

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản về phát triển đào tao nghề ở tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (Trang 96 - 102)

k. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

3.3.3.6Chính sách hỗ trợ lao động học nghề

+ Xây dựng lại chính sách học phí, học bổng đối với học sinh, sinh viên học nghề trên cơ sở tính đúng tính đủ chi phí học nghề sát với thị trường; chia sẻ chi phí dạy nghề giữa Nhà nước, người học và cộng đồng. Nhà nước thực hiện chính sách miễn giảm học phí và cấp học bổng (toàn phần và từng phần) đối với các đối tượng chính sách, người nghèo và cấp trực tiếp cho người học, cấp học bổng khuyến khích học tập đối với những học sinh, sinh viên học khá trở lên, cấp học bổng thu hút đối với những học sinh, sinh viên học các nghề có điều kiện lao động nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, nghề khó tuyển sinh.

+ Nhà nước có chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo học tại các cơ sở dạy nghề (được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam) để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí, chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.

+ Nhà nước có chính sách cấp học bổng để đưa học sinh học nghề ra nước ngoài học những nghề kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao.

+ Nhà nước quy định mức lương thấp nhất đối với người tốt nghiệp sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

người lao động, đối tượng được hỗ trợ học nghề, xác định mức chi phí đào tạo cho từng nghề, quy mô của một lớp học nghề...Đồng thời yêu cầu triển khai các lớp dạy nghề phải theo hướng linh hoạt về thời gian, địa điểm, đa dạng về phương thức tổ chức và thuận lợi về quy trình, thủ tục để người lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

- Đối tượng được hỗ trợ học nghề:

+ Đối với lao động đi xuất khẩu lao động thuộc hộ diện nghèo, được hỗ trợ kinh phí giáo dục định hướng là 1.000.000 đồng/người.

+ Lao động nông thôn tham gia học nghề được hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng (thời gian học không quá 5 tháng, trong nguồn kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho người nông thôn của Trung ương hàng năm).

+ Lao động thuộc hộ diện nghèo, đối tượng sau cai nghiện, chấp hành xong hình phạt tù, được hỗ trợ 600.000 đồng/người/tháng (thời gian học dưới 12 tháng, trong nguồn kinh phí của Trung ương và tỉnh hỗ trợ hàng năm).

+ Lao động là người tàn tật được hỗ trợ 700.000 đồng/người/tháng (thời gian học dưới 12 tháng, trong nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ).

+ Bộ đội xuất ngũ được Nhà nước hỗ trợ học nghề là 600.000 đồng/người/tháng (thời gian hỗ trợ dưới 12 tháng).

3.3.3.7 Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với cơ sở dạy nghề:

+ Đổi mới cơ chế cấp ngân sách nhà nước cho dạy nghề theo hướng chuyển từ cấp ngân sách chi thường xuyên cho cơ sở dạy nghề công lập sang cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu chỉ tiêu dạy nghề theo yêu cầu của Nhà nước; khuyến khích các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đấu thầu.

Ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư cho các cơ sở dạy nghề công lập trọng điểm, hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh nghèo, vùng khó khăn, các nghề chi phí đào tạo cao khó xã hội hoá.

+ Ban hành cơ chế chính sách về dạy nghề tại doanh nghiệp và cơ chế chính sách về liên kết dạy nghề giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp.

+ Nhà nước ban hành chính sách tín dụng ưu đãi đối với cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đăng ký hoạt động dạy nghề vay để mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề của xã hội. Các cơ sở dạy nghề, không phân biệt công lập hay tư thục được vay vốn ưu đãi (ưu đĩa về lãi suất, về thời gian và hình thức trả nợ…) để xây dựng, cải tạo và nâng cấp hiện đại hoá cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ giảng dạy và dịch vụ học sinh (kể cả đối với việc xây dựng ký túc xá cho học sinh, sinh viên). Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong thời gian hoạt động nhất định sau khi đưa vào sử dụng.

+ Hoàn thiện và thực hiện chính sách ưu đãi về sử dụng đất đối với các cơ sở dạy nghề: các địa phương khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất phải dành quỹ đất cần thiết đẻ giao quyền sử dụng hoặc cho cơ sở dạy nghề thuê với diện tích tương ứng với định mức tiêu chuẩn của từng loại cơ sở dạy nghề, các cơ sở dạy nghề được miễn thuế sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất và hỗ trợ kinh phí để giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào cơ sở dạy nghề.

+ Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách dạy nghề trong doanh nghiệp và liên kết dạy nghề giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp.

3.3.3.8. Các chính sách khác nhằm phát triển dạy nghề

Tỉnh cần xây dựng chính sách đảm bảo lợi ích chính đáng, hợp pháp cho cá nhân và tập thể tham gia vào công tác đào tạo nghề, chính sách tạo điều kiện

cho các tổ chức cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài đầu tư mở cơ sở dạy nghề ở Ninh Bình.

Thực hiện đơn giản các thủ tục hành chính trong việc thành lấp, chia tách, giải thể các cơ sở dạy nghề trên cơ sở qui định chặt chẽ chi tiết hướng dẫn điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động dạy nghề.

Xây dựng và thành lập quĩ hỗ trợ học nghề nhằm huy động sự đóng góp của người lao động, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp…ủng hộ cho công tác dạy nghề.

Khuyến khích và tạo điều kiện mở rộng liên kết hợp tác trong việc dạy nghề giữa các cơ sở dạy nghề Trung ương với các địa phương, giữa các cơ sở dạy nghề công lập và dân lập, giữa các cơ sở dạy nghề với các trường trung học, cao đẳng đại học, các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học…tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và sân chơi bình đẳng để đẩy nhanh phát triển sự nghiệp dạy nghề.

Tranh thủ các nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu Quốc gia, các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế để tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề.

Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các địa phương tham gia vào công tác dạy nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức nhiều loại hình dạy nghề, gắn dạy nghề với giải quyết việc làm tại chỗ cho người nông dân.

3.3.4 Tăng cường nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp, đổi mới cơ chế quản lý tài chính và giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp

- Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho dạy nghề, từ nhà nước (trung ương, địa phương), doanh nghiệp, người học và từ cộng đồng. Tăng tỷ trọng

đầu tư từ xã hội cho dạy nghề, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cơ cấu nguồn kinh phí đầu tư cho dạy nghề đến năm 2010 là: 58% nguồn ngân sách Nhà nước, 7% nguốn vốn nước ngoài và 35% nguồn xã hội hoá, đến năm 2015 tỷ lệ tương ứng là 55%, 5% và 40%; đến năm 2020 tỷ lệ tương ứng là 50%, 5% và 45%.

- Nhà nước tăng chi ngân sách cho dạy nghề để đạt tỷ lệ 11% trong tổng ngân sách cho cho giáo dục - đào tạo vào năm 2010, 13% vào năm 2015 và khoảng 15% vào năm 2020

- Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề (bao gồm cả xây dựng cơ bản) để tập trung đầu tư cho các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề trọng điểm góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình CNH, HĐH đất nước, hỗ trợ đầu tư cho các trường trung cấp nghề của các tỉnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ đầu tư cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện để đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người dân tộc và mọi người lao động góp phần giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo.

- Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề và bảo đảm quyền sở hữu theo pháp luật và các quyền lợi của nhà đầu tư.

- Các cơ sở dạy nghề chủ động thực hiện đa dạng hoá nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu từ các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo.

3.3.5 Tăng cường quản lý nhà nước về dạy nghề

a. Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về dạy nghề theo hướng quản lý Nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề; triển khai hệ thống bảo

đảm chất lượng và kiểm định dạy nghề; triển khai hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; hoàn thiện cơ chế, chính sách và môi trường pháp lý về dạy nghề; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; điều tiết vĩ mô cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề đào tạo và quy mô dạy nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất của đất nước trong từng thời kỳ.

b. Đổi mới công tác kế hoạch hoá dạy nghề theo hướng hàng năm các cơ sở dạy nghề tự xây dựng kế hoạch dạy nghề của mình (căn cứ vào nhu cầu lao động qua đào tạo nghề của thị trường lao động, nhu cầu học nghề của người lao động và năng lực đào tạo nghề của cơ sở mình) và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh dạy nghề với cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề.

c. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về dạy nghề các cấp, trên cơ sở nhiệm vụ và quyền hạn về dạy nghề của mỗi cấp. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Dạy nghề. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào quy định của Chính phủ về phân cấp quản lý dạy nghề, xây dựng và ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Quản lý dạy nghề thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

d. Phân cấp mạnh, hợp lý nhằm giải phóng và phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành. Giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với xã hội của các cơ sở dạy nghề; giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức, cán bộ và tài chính cho cơ sở dạy nghề công lập.

đ. Tin học hoá công tác thông tin quản lý dạy nghề trên phạm vi toàn quốc. Nâng cao chất lượng trang web của Tổng cục Dạy nghề nhằm cung cấp

các thông tin về dạy nghề trong nước, thông tin về dạy nghề của nước ngoài và liên kết với các trang web về thông tin thị trường lao động.

e. Thiết lập, triển khai hoạt động hệ thống kiểm định chất lượng dạy nghề: Xây dựng và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề, quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề; tổ chức kiểm định chất lượng dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề.

g. Thiết lập, triển khai hoạt động hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia: Xây dựng và ban hành quy định khung tiêu chuẩn và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia; xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề; quy định tiêu chuẩn và điều kiện thành lập trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động.

h. Giám sát, đánh giá tình hình thực

- Xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá Đề án, thiết lập phương pháp thuthập và xử lý thông tin, quản lý kinh phí Đề án ở cấp tỉnh, thành phố trực

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản về phát triển đào tao nghề ở tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (Trang 96 - 102)