Tình hình dân số và lao động của tỉnh Ninh Bình, 2008-2010

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản về phát triển đào tao nghề ở tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (Trang 49 - 52)

Cùng với các nguồn tài nguyên khác, dân số và lao động cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là ngành nông nghiệp cần có một lượng lao động rất lớn. Ninh Bình là tỉnh có số nhân khẩu và lao động ngày càng có xu hướng tăng lên.

Qua số liệu ở Bảng 3.2 cho thấy tổng số nhân khẩu của tỉnh năm 2008 từ 898.128 nhân khẩu tăng lên 905.849 nhân khẩu năm 2010, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 0,43%. Trong đó nhân khẩu nông nghiệp năm 2008 là 584.295 nhân khẩu chiếm 65,06%, năm 2010 con số này là 598.533 nhân khẩu chiếm 66,07%. Số nhân khẩu nông nghiệp có xu hướng tăng lên, bình quân 3 năm tăng 1,29%.

Khẩu phi nông nghiệp năm 2010 là 307.316 chiếm 33,93%. Cơ cấu khẩu phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, đây cũng là xu hướng phát triển tất yếu và nó phù hợp với quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

bình quân 3 năm tăng là 0,11%. Trong tổng số hộ thì hộ nông nghiệp là 157.028 chiếm 61,03%, hộ phi nông nghiệp là 100.254, chiếm 38,97% (năm 2010), bình quân mỗi năm hộ nông nghiệp tăng lên 3,46%, còn hộ phi nông nghiệp giảm 4,31%.

Về lao động, năm 2009 có 480.300 lao động trong độ tuổi chiếm 53,47% tổng số nhân khẩu, năm 2011 có 524.100 lao động chiếm 57,85% tổng số nhân khẩu, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 4,46%.

Khi nhìn vào cơ cấu lao động cho thấy cơ cấu lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh, năm 2008 chiếm 54,05% so với tổng lao động, năm 2010 chiếm 47,64% so với tổng lao động, bình quân 3 năm giảm 1,89%. Lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng tỷ trọng, năm 2010 chiếm 52,36% và có tốc độ tăng tương đối cao, bình quân 3 năm tăng 11,55%. Nguyên nhân trên là do trên địa bàn tỉnh có nhiều KCN-CCN được xây dựng, do đó một số lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 2.2 Tình hình dân số lao động của tỉnh Ninh Bình, 2009 – 2011

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 09/08 10/09 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Người 898.128 100,00 901.686 100,00 905.849 100,00 100,39 100,46 100,43

1. Khẩu nông nghiệp Người 584.295 65,06 568.108 63,01 598.533 66,07 97,23 105,35 101,29

2. Khẩu phi NN Người 313.833 34,94 333.578 36,99 307.316 33,93 106,29 92,12 99,21

II. Tổng số hộ Hộ 256.764 100,00 257.088 100,00 257.282 100,00 100,13 100,08 100,11

1. Hộ nông nghiệp Hộ 146.917 57,21 145.881 56,74 157.028 61,03 99,29 107,64 103,46

2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 109.847 42,79 111.207 43,26 100.254 38,97 101,24 90,15 95,69

III. Tổng số lao động LĐ 480.300 100,00 501.600 100,00 524.100 100,00 104,43 104,48 104,46 1. Lao động NN LĐ 259.600 54,05 248.100 49,46 249.700 47,64 95,57 100,64 98,11 2. Lao động phi NN LĐ 220.700 45,95 253.500 50,54 274.400 52,36 114,86 108,24 111,55 IV. Một số chỉ tiêu BQ 1. BQ nhân khẩu/ hộ 3,5 3,5 3,5 2. BQ lao động/ hộ 1.9 2,0 2,0 3. BQ khẩu NN/ hộ NN 4,0 3,9 3,8 4. BQ LĐ NN/ hộ NN 1,8 1,7 1,6

Xét một số chỉ tiêu cho thấy đất nông nghiệp bình quân trên đầu người ngày càng có xu hướng giảm, nguyên nhân giảm dần là do diện tích đất nông nghiệp được đưa vào các khu công nghiệp để xây dựng nhà máy, xí nghiệp, trong khi đó nhân khẩu ngày một tăng. Tốc độ tăng của nhân khẩu chậm hơn tốc độ tăng của hộ do đó bình quân nhân khẩu/hộ có xu hướng giảm dần, năm 2010 bình quân nhân khẩu/hộ là 3,5 khẩu, bình quân lao động/hộ là 2,0 lao động.

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản về phát triển đào tao nghề ở tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (Trang 49 - 52)