Những quan điểm chỉ đạo

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản về phát triển đào tao nghề ở tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (Trang 79 - 81)

- Thực sự coi phát triển giáo dục đào tạo trong đó có đào tạo nghề là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nhanh nguồn nhân lực đủ số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội theo hướng CNH-HĐH. Xã hội hoá giáo dục, huy động học sinh đến lớp đúng độ tuổi, quan tâm công tác phổ cập giáo dục, giáo dục cộng đồng, xây dựng và phát triển quỹ khuyến học.

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ. Tăng cường cơ sở vật chất trường học để đảm bảo đủ cơ sở

vật chất phục vụ việc dạy và học của học sinh. Chú trọng giáo dục hướng nghiệp, tập trung đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho những nơi thu hồi đất.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp đội ngũ giáo viên đủ năng lực, trình độ thực hiện cải cách giáo dục, đồng đều giữa các trường, đánh giá đúng chất lượng giảng dạy và học tập. Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các cấp học MN; TH; THSC; THPT.

Khuyến khích các thành phần kinh tế xã hội phát triển các cơ sở dạy nghề tư thục, dân lập, để phát triển nhanh mạng lưới các cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động. Phát triển mọi hình thức dạy nghề, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, sản xuất chế biến, dịch vụ, thông qua việc xã hội hóa công tác dạy nghề.

- Phát triển đào tạo nghề trên cơ sở liên thông, mềm dẻo và linh hoạt liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo nhằm tạo điều kiện, động lực để người học nghề có cơ hội vươn lên.

- Đào tạo nghề đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu lao động, là trách nhiệm của các cấp, các nghành và các đơn vị sản xuất kinh doanh.

- Phát triển dạy nghề phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại và cho khu vực lao động nông nghiệp, nông thôn…

- Phải đảm bảo tăng về số lượng và chất lượng, đặc biệt là lao động làm trong khu vực công nghiệp nặng, kỹ thuật cao. Vì vậy cần phát triển đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề hợp lý, đồng thời chú trọng phát triển thêm đào tạo sơ cấp nghề nhằm đảm bảo đủ và cân đối lực lượng lao động.

mọi thành phần kinh tế, của các cơ sở đào tạo, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

3.3 Các giải pháp phát triển đào tạo nghề

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản về phát triển đào tao nghề ở tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w