Tình hình đào tạo nghề và đánh giá công tác đào tạo nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản về phát triển đào tao nghề ở tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (Trang 36 - 49)

Nam

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về định hướng phát triển dạy nghề, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề từ 2001 - 2010, đến nay dạy nghề đã được phục hồi sau một thời gian dài bị suy giảm, từng bước được đổi mới và phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong KD, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Một số kết quả chủ yếu đã đạt được là:

1.5.2.1. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội:

- Hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành từng bước được hình thành góp phần nâng cao vị thế, vai trò của dạy nghề trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

+ Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành của một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề;

+ Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc;

+ Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế.

Ưu điểm của hệ thống dạy nghề theo ba cấp trình độ là: Đào tạo nhiều cấp trình độ theo yêu cầu của thị trường lao động; Liên thông trong hệ thông dạy nghề và liên thông với các trình độ khác của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện và cơ hội cho thanh niên học tập suốt đời, hoạt động để nâng cao trình độ nghề nghiệp; Phù hợp với các trình độ dạy nghề của các nước, tạo điều kiện cho việc hội nhập quốc tế và xuất khẩu lao động.

Việc hình thành 3 cấp trình độ đào tạo nhằm đổi mới Hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất, thay đổi của kỹ thuật, công nghệ mới, tạo sự liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình CNH, HĐH và hội nhập.

- Dạy nghề trình độ TCN và CĐN đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực có tay nghề coa của TTLĐ trong quá trình CNH, HĐH đất nước; dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động (đặc biệt là khu vực nông thôn) và nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn theo hướng hiện đại.

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề được phát triển rộng khắp trên toàn quốc: +Tổng số cơ sở dạy nghề năm 2008 là 2.126 cơ sở, trong đó trung tâm dạy nghề, trường TCN, CĐN là 1.017 cơ sở. Số trường dạy nghề tăng khoảng 2,0 lần (từ 155 trường dạy nghề năm 2001 lên 306 trường CĐN, TCN năm 2008, trong đó có: 92 trường CĐN, 214 trường TCN); trung tâm dạy nghề tăng 4,1 lần (từ 166 TTDN lên 684 TTDN) (Phụ lục 1).

+ Đã xóa được tình trạng không có trường dạy nghề trên địa bàn ở 15 tỉnh; không có trường dạy nghề của địa phương ở 27 tỉnh, không có trung tâm dạy nghề tại 40 tỉnh; phát triển cơ sở dạy nghề tư thục. Đạt mục tiêu chiến lược đề ra mỗi tỉnh có 01 trường dạy nghề.

+ Mạng lưới trường dạy nghề tư thục cũng được phát triển nhanh, góp phần xã hội hóa dạy nghề

Số trường dạy nghề tư thục tăng 7,5 lần, từ 10 trường năm 2001 lên 75 trường năm 2008. Số lượng trung tâm dạy nghề tư thục tăng 4,16 lần, từ 60 trung tâm dạy nghề năm 2001 lên 250 trung tâm dạy nghề năm 2008.

+ Các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài rất hạn chế, nhưng lại chủ yếu là cơ sở dạy nghề ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề.

+ Mạng lưới các trường, trung tâm dạy nghề đã được thành lập theo quy hoạch và được phân bổ ở tất cả các vùng miền, ở tất cả các loại hình công lập, tư thục, doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc bước đầu đáp ứng được nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động.

1.5.2.2.Mở rộng quy mô dạy nghề theo các trình độ đào tạo và điều chỉnh cơ cấu nghề đào tạo

- Quy mô tuyển sinh dạy nghề tăng 1,73 lần (năm 2001 dạy nghề cho 887,3 ngàn người, đến năm 2008 là 1,538 triệu người), trong đó tuyển sinh dạy nghề trình độ TCN, CĐN tăng bình quân 18% năm, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2008 lên 26%, đạt mục tiêu chiến lược đề ra trước hai năm.

Quy mô tuyển sinh dạy nghề trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề (dạy nghề dài hạn) tặng 3,4 lần (từ 75,6 ngàn lên 258 ngàn); dạy nghề trình độ

sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề ngắn hạn) tăng 2,84 lần (từ 450 ngàn người lên 1.280 ngàn người).

Quy mô tuyển sinh dạy nghề tư thục tăng nhanh, chiếm 35% tổng chỉ tiêu tuyển sinh toàn quốc, tăng 3,2 lần (năm 2001 tuyển sinh 170 ngàn, năm 2008 tăng lên 550 ngàn), trong đó dạy nghề trình độ TCN, CĐN (dài hạn) tăng trên 5 lần, sơ cấp nghề (ngắn hạn) tăng 3,2 lần (Phụ lục 3).

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc đẩy mạnh dạy nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, dân tộc thiểu số, người tàn tật. Chính phủ đã bố trí kinh phí từ Dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" thuộc NSTW hỗ trợ cho hoạt động dạy nghề cho các đối tượng trên. Vì vậy, năm 2008 đã đào tạo nghề cho khoảng 360.000 lao động nông thôn (trong đó 81 ngàn thanh niên dân tộc thiểu số, 28.000 là lao động thuộc khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất …), 48 ngàn thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, 7 ngàn người tàn tật được hỗ trợ học nghề.

- Cơ cấu nghề đào tạo đã được điều chỉnh theo nhu cầu thị trường lao động: Ban hành danh mục nghề đào tạo mới có 301 nghề đào tạo trình độ CĐN và 385 nghề đào tạo trình độ TCN, trong khi năm 2001 mới chỉ có 256 nghề đào tạo dài hạn.

- Đa dạng hóa hình thức, phương thức đào tạo nghề: dạy nghề chính quy, dạy nghề thường xuyên; dạy nghề tập trung, dạy nghề lưu động, dạy nghề tại doanh nghiệp, làng nghề. Đã triển khai đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và dạy nghề cho nông dân gắn với việc làm và tạo việc làm; thực hiện thí điểm nhà nước đặt hàng đào tạo nghề với các trường để cung cấp lao động qua đào tạo nghề theo vị trí làm việc theo yêu cầu của các Tập đoàn kinh tế, các tổng công ty; thí điểm đào tạo nghề cho lao động ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

1.5.2.3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề

- Tập trung đầu tư tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề để cải thiện chất lượng:

+ Về đội ngũ giáo viên dạy nghề: Đội ngũ giáo viên dạy nghề tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, trong đó số lượng giáo viên tại các trường nghề, trung tâm dạy nghề đầu năm 2008 là 20.195 người, gấp 2,5 lần năm 2001 (trong đó, khoảng 4.570 giáo viên tại các trường CĐN, 9.600 giáo viên tại các trường TCN, 6.000 giáo viên tại các TTDN) và gần 16.000 giáo viên thuộc các trường ĐH, CĐ, TCCN và cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Ngoài ra, còn có hàng ngàn người là các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, nông dân sản xuất giỏi, người có tay nghề cao tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn (phụ lục 4).

Về chất lượng đội ngũ giáo viên: 14.187 GV/20.195 GV đạt chuẩn (chiếm 70,25%) theo quy định của luật dạy nghề. Trình độ của đội ngũ giáo viên: Trình độ đào tạo: có trên 82,83% giáo viên tại các trường CĐN, 73,16% tại các trường TCN và 58,88% tại các TTDN có trình độ từ cao đẳng trở lên; giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề có trình độ sau đại học đạt 10%.

Trình độ sư phạm kỹ thuật: có 81,19% giáo viên trong các trường CĐN, 72,68% giáo viên trong các trường TCN và 50,49% giáo viên trong các TTDN đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (sư phạm bậc II, sư phạm kỹ thuật, sư phạm dạy nghề).

Tỷ lệ giáo viên/học sinh đạt 1/20, thực hiện bồi dưỡng kỹ thuật công nghệ mới theo định kỳ cho giáo viên để nâng cao trình độ và kỹ năng nghề.

+ Về chương trình dạy nghề: Chương trình dạy nghề đã được đổi mới về nội dung cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất và đặc biệt chú trọng tới rèn luyện kỹ năng nghề cho người học, đến hết năm 2008 đã xây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dựng được 114 bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề theo phương pháp tiên tiến của Thế giới, trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM, trong đó có 99 nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp (chiếm 87%), 15 nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư (chiếm 13%).

Khoảng 470 chương trình dạy nghề ngắn hạn, thường xuyên và sơ cấp nghề được các Bộ, ngành, địa phương và CSDN xây dựng và ban hành, trong đó có 70 chương trình được các Dự án ODA hỗ trợ xây dựng bằng phương pháp phân tích nghề. Các hội nghề nghiệp (Hội Làm vườn, Hội Nông dân, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội Khoa học kỹ thuật nông nghiệp …) đã xây dựng hàng trăm bộ chương trình, tài liệu chuyển giao công nghệ thông qua các Dự án khuyến công, nông, lâm, ngư … thuộc lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp; khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; cơ điện nông thôn …

+ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề: Cơ sở vật chất, thiết bị của nhiều CSDN đã được tăng cường đầu tư từ nhiều nguồn (NSTW, NSĐP, các dự án nước ngoài, đầu tư của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ, các CSDN tự đầu tư …) Đến nay khoảng 50% số CSDN đã được trang bị bổ sung, nâng cấp đáp ứng một bước yêu cầu của việc thực hành cơ bản; một số trường được trang bị tương đối đồng bộ, hiện đại ở một số nghề phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, trong đó: có 15 trường của dự án ADB; 25 trường của các dự án Đức, Hà Lan, Hàn Quốc …; 60 trường được đầu tư tập trung và 250 trung tâm dạy nghề được đầu tư tập trung từ "Dự án tăng cường năng lực dạy nghề"; 37 trung tâm dạy nghề của dự án Thụy Sỹ … và đại bộ phận các cơ sở dạy nghề khác đã được trang bị các thiết bị đáp ứng được yêu cầu thực hành cơ bản theo yêu cầu của chương trình dạy nghề. Một số trường đã có thư viện và phòng thí nghiệm hiện đại.

- Chất lượng dạy nghề nói chung, dạy nghề cho thanh niên nói riêng ngày càng được nâng cao. Do đó, đội ngũ lao động qua đào tạo nghề đã đảm đương được hầu hết các vị trí trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong nước và một số vị trí công việc đòi hỏi kỹ năng nghề cao trong các ngành kinh tế mũi nhọn mà trước đây do người nước ngoài đảm nhận, bước đầu đáp ứng được thị trường lao động có chất lượng cao cho các KCN, KCX, các ngành kinh tế mũi nhọn, các doanh nghiệp FDI và cho xuất khẩu lao động. Khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề tỷ lệ này đạt trên 90%.

- Đã triển khai hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề và đánh giá kỹ năng nghề: Năm 2008 đã thí điểm kiểm định chất lượng dạy nghề cho 15 trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề; xây dựng được 10 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và thí điểm đánh giá kỹ năng nghề cho lao động để nâng cao chất lượng dạy nghề.

- Phát triển các cơ sở dạy nghề liên doanh, liên kết với các cơ sở đào tạo nghề tiên tiến trên thế giới, trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên. Đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề chất lượng cao để đào tạo một số nghề tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới.

- Dạy nghề không chỉ góp phần tích cực vào giải quyết việc làm trong nước mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động (tỷ lệ lao động có kỹ năng nghề chiếm khoảng 25% trong tổng số lao động xuất khẩu), qua đó góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người lao động.

1.5.2.4 Về công tác quản lý và chính sách đầu tư cho dạy nghề

- Bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề từ trung ương đến địa phương đã được tăng cường, hầu hết các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Phòng dạy nghề (phụ lục 5.1).

- Đã tăng cường phân cấp cho các cấp các ngành để nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cơ quan quản lý các cấp; đồng thời cũng phân cấp mạnh cho các cơ sở dạy nghề tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, quản lý chi tiêu tài chính của cơ sở.

- Đã hoàn thành các chính sách hỗ trợ dạy nghề đối với người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, người nghèo, người khuyết tật, lao động nông thôn; chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên. Đã thí điểm triển khai đặt hàng đào tạo nghề cho đối tượng chính sách, đối tượng bị thu hồi đất canh tác, người dân tộc thiểu số.

- Đầu tư cho dạy nghề ngày càng tăng, trong đó, ngân sách nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, nawmg 2008, đầu tư cho dạy nghề chiếm khoảng 7,5% trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo (phụ lục 6).

Dự án "tăng cường năng lực dạy nghề" giai đoạn 2006 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg ngày 10/01/2008 là 5.500 tỷ đồng. Dự án tập trung đầu tư cho các cấu phần sau: đầu tư thiết bị dạy nghề trong các trường CĐN, TCN và TTDN; Xây dựng các khoa sư phạm dạy nghề; Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; xây dựng chương trình khung, chương trình dạy nghề; bồi dưỡng giáo viên; kiểm định chất lượng dạy nghề; đặt hàng dạy nghề; Hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân, dân tộc thiểu số, người tàn tật và các đối tượng xã hội.

1.5.2.5.Đẩy mạnh xã hội hóa và thực hiện công bằng trong dạy nghề

- Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để thúc đẩy XHH trong dạy nghề. Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã ban hành các nghị quyết, chương trình hành động để thực hiện XHH dạy nghề. Do đó xã hội hóa dạy nghề đã đem lại kết quả bước đầu, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đầu tư thành lập các CSDN, nâng tỷ lệ nguồn kinh phí đầu tư ngoài công lập bình quân lên 37% tổng đầu tư cho dạy nghề giai đoạn 2006 - 2008.

Đa dạng hóa các hoạt động và nguồn lực đầu tư cho dạy nghề; nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đầu tư thành lập các CSDN, vì vậy năm 2008, số CSDN ngoài công lập chiếm 32,4%, số học sinh học nghề trong các CSDN ngoài công lập chiếm khoảng 31%. Các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp đã tích cực tham gia dạy nghề và tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên tham gia học nghề.

- Đã có nhiều cơ chế chính sách tạo cơ hội học nghề cho mọi người có

Một phần của tài liệu những giải pháp cơ bản về phát triển đào tao nghề ở tỉnh ninh bình giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội (Trang 36 - 49)