Trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim giai đoạn 2007-2012.
2.5.1. Những kết quả đạt đƣợc
Về chất lượng, phần lớn đội ngũ CCVC hành chính nhà trường hiện nay đang công tác đã được rèn luyện, thử thách qua xây dựng và bảo vệ đất nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực tiễn của đội ngũ CCVC từng bước được nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn vừa qua. Công tác quản lý, xây dựng đội ngũ CCVC của nhà trường qua những năm đổi mới đã có những chuyển biến quan trọng về nhận thức, quan điểm tư tưởng, được thể hiện trong cơ chế, chính sách, luật pháp từ khâu tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo và quản lí, từng bước đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.5.2. Những hạn chế yếu kém
Trình độ và năng lực của đội ngũ CCVC chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập, hẫng hụt về nhiều mặt: tri thức và năng lực quản lí Nhà nước về xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý còn hạn chế. Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một số bộ phận CCVC còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới, tinh thần phục vụ chưa cao; vẫn còn biểu
hiện tệ quan liêu và gây nên sự trì trệ, trở ngại lớn cho công cuộc cải cách, làm giảm hiệu lực của bộ máy hành chính.
Số lượng, cơ cấu đội ngũ CCVC chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài; tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ CCVC trong mỗi đơn vị trong nhà trường còn phổ biến; thiếu đội ngũ CCVC nòng cốt, kế cận có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia hoạch định chính sách ở các cấp. Đặc biệt có một bộ phận CCVC yếu về năng lực chuyên môn, thiếu nguồn nhân lực bổ sung vào bộ máy hành chính. Số lượng CCVC ở cấp cơ sở đông nhưng chất lượng thấp.
Việc bố trí CCVC ở nhiều đơn vị chưa có tỷ lệ phù hợp với đặc điểm, tính chất và yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ. Tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch CCVC chưa được bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng loại CCVC .
Cơ chế quản lí, sử dụng và chế độ chính sách đối với CCVC nhà trường còn nhiều bất cập, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ CCVC đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC trong nhà trường chậm được đổi mới, cải tiến, chưa gắn với yêu cầu xây dựng một đội ngũ CCVC chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ nhu cầu của sự nghiệp đổi mới. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng vẫn nặng về hình thức tiêu chuẩn cấp bằng, chưa chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hành và không gắn với chức trách, nhiệm vụ của từng loại CCVC. Phương thức đào tạo chưa khuyến khích tính tích cực của người học.
Kết luận chƣơng 2
Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động công vụ, CCVC hành chính đã góp phần làm thay đổi diện mạo nền hành chính nhà nước, tạo tiền đề cho việc hội nhập sâu, rộng trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đội ngũ CCVC hành chính cũng từng bước được xây dựng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước. Đội ngũ CCVC hành chính trong hệ thống chính trị ở nước ta
góp phần tích cực đưa đất nước ta từ một nước nghèo, lạc hậu chuyển sang đất nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được CCVC hành chính vẫn còn một số hạn chế sau:
Hoạt động công vụ, công tác quản lý CCVC hành chính chưa đổi mới và theo kịp với sự đổi mới về vai trò của Nhà nước trong quản lý đời sống xã hội và tổ chức cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.
Nhận thức về hoạt động công vụ, công chức vẫn mang dấu ấn của thời kỳ tập trung bao cấp. Mối quan hệ giữa hành chính với chính trị; hành chính với sự nghiệp công; giữa hoạt động quản lý nhà nước mang tầm vĩ mô với hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phân định triệt để và thực hiện có hiệu quả. Trên nhiều lĩnh vực, hoạt động thiếu thống nhất, chưa đảm bảo thông suốt; kỷ luật, kỷ cương của CCVC hành chính chưa nghiêm; việc phân loại CCVC hành chính chưa bảo đảm khoa học, khách quan dẫn đến việc bố trí, sử dụng, quy hoạch, đánh giá và đào tạo, bồi dưỡng chưa phát huy hết hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà nước đặt ra trong từng giai đoạn.
Về mặt pháp lý, chúng ta đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ quy định về hoạt động của CCVC hành chính. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, các quy định của pháp luật hiện hành chưa bao quát đầy đủ, toàn diện hoạt động công vụ, CCVC; chưa quy định rõ mục tiêu, nguyên tắc hoạt động công vụ trong quá trình phục vụ nhân dân và xã hội; nghĩa vụ và trách nhiệm của CCVC trong thực thi công vụ chưa được quy định một cách hệ thống và bổ sung đầy đủ thành các nhóm nghĩa vụ và trách nhiệm; chưa chú trọng đúng mức đến quyền lợi đối với CCVC như chính sách tiền lương, nhà ở và các chính sách đãi ngộ khác; các chuẩn mực về đạo đức công vụ chưa được quy định rõ ràng, cụ thể; việc điều động, thuyên chuyển CCVC giữa các cơ quan, tổ chức còn bất cập, thiếu sự phối hợp chặt chẽ và ăn khớp giữa các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội với các cơ quan của nhà nước. Các điều kiện bảo đảm cho CCVC để thực thi tốt công vụ chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả, thông suốt.
Cũng như vậy đối với CCVC hành chính trường cao đẳng Cơ khí – Luyện kim các hạn chế trên đã làm cho hoạt động công vụ chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, phát sinh các tiêu cực ảnh hưởng đến đạo đức, tác phong, lề lối làm việc của CCVC hành chính, giảm sức sáng tạo trong hoạt động công vụ, giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà trường trong quá trình phục vụ nhân dân. Các biểu hiện về thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu kém về năng lực, chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc ở một bộ phận CCVC hành chính đã làm cho bộ máy hành chính trì trệ, kém hiệu quả; các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn tồn tại trong CCVC hành chính làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân.
- Những mặt tích cực: Phần đông đại đa số đội ngũ CCVC hành chính của
Trường đều đảm bảo tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch mình đang đảm nhiệm
- Những hạn chế yếu kém:
Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ kỷ luật của một số bộ phận CCVC còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới, tinh thần phục vụ chưa cao;
Số lượng, cơ cấu đội ngũ CCVC chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài. Việc bố trí CCVC ở nhiều đơn vị chưa có tỷ lệ phù hợp với đặc điểm, tính chất và yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ.
Cơ chế quản lí, sử dụng và chế độ chính sách đối với CCVC nhà trường còn nhiều bất cập. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC trong nhà trường chậm được đổi mới, cải tiến.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CCVC HÀNH CHÍNH Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG CƠ KHÍ - LUYỆN KIM
ĐẾN NĂM 2015
3.1. Những định hƣớng và nguyên tắc đề xuất biện pháp. 3.1.1. Những định hƣớng chính 3.1.1. Những định hƣớng chính
Để phát triển và hoàn chỉnh đội ngũ CCVC hành chính của nhà trường đến năm 2015, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã dựa trên các định hướng của Chính phủ của các cấp Bộ, ngành như:
Ngày 08 tháng 11 năm 2011, Chính phủ Ban hành Nghị quyết 30c/NĐ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 trong đó nêu rõ mục tiêu của Chương trình là: “Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước.. Xây dựng đội ngũ cán bộ, CCVC có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, CCVC, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, CCVC thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công”.
Đồng thời ngày 27 tháng 7 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/QĐ - CP trong đó Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 với các nội dung chính như sau:
- Phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phải phù hợp với chiến lược phát triển và điều kiện kinh tế - xã hội, tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước, gắn với từng vùng, từng địa phương; xây dựng cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, bố trí theo vùng miền hợp lý; xây dựng một số trung tâm đào tạo nhân lực
trình độ cao, gắn với các vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực; hình thành một số trung tâm đào tạo nguồn nhân lực tập trung theo vùng...
- Nâng dần quy mô tuyển sinh mới hàng năm của cả mạng lưới để đạt mục tiêu tuyển khoảng 420.000 sinh viên trong năm 2010; gần 600.000 sinh viên trong năm 2015 và 1.200.000 sinh viên trong năm 2020; Tổng quy mô đào tạo đại học, cao đẳng của cả mạng lưới đạt khoảng 1,8 triệu người vào năm 2010; 3,0 triệu người vào năm 2015 và 4,5 triệu người vào năm 2020.
Bên cạnh đó Bộ Công Thương đã có Quyết định số 7040/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công Thương giai đoạn 2011- 2020 và Quyết định số 7041/QĐ- BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương giai đoạn 2011- 2025 và quan trọng nhất là chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn 2011 - 2015 đã được Bộ Công Thương và UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt đồng ý chủ trương cho nhà trường tiếp tục phát triển ở mức độ cao hơn tại Quyết định số 3264/QĐ- UBND ngày 23 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên Phê duyệt Chương trình phát triển giáo dục tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015 trong đó có nội dung: Hoàn chỉnh hệ thống trường ĐH, CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 trên cơ sở thành lập mới, nâng cấp, sắp xếp lại các trường, trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng giai đoạn 2011- 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với vùng miền núi phía Bắc và đồng ý nâng cấp trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim thành trường Đại học Công Thương vào năm 2014.
Đồng thời việc chuẩn hóa đội ngũ CCVC hành chính trên cơ sở luật Cán bộ, Công chức và Luật viên chức đã được áp dụng vào các đơn vị hành chính sự nghiệp từ năm 2010 yêu cầu phải đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu CCVC. Do đó để đảm bảo để bộ máy nhà trường hoạt động có hiệu lực, hiệu quả càng đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ CCVC tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ,
có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ được giao là cơ sở xây dụng lại, chuẩn hóa lại và phát triển đội ngũ CCVC của nhà trường.
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp. a. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học a. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Khoa học là một kiến thức được tổ chức. Nét căn bản của mọi khoa học là sự áp dụng phương pháp khoa học để phát triển kiến thức trong lĩnh vực đó mà khoa học quản lý là hệ thống được tạo ra trên các lĩnh vực kiến thức có tổ chức khác. Tính khoa học của quản lý là hiểu biết sâu sắc các quy luật khác quan trên cơ sở lý luận của triết học, dựa trên các nguyên tắc quản lý. Tính khoa học của quản lý thể hiện ở các đòi hỏi sau:
Một là, phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật khách quan chung và riêng (tự nhiên, kỹ thuật và xã hội) đồng thời còn dựa trên cơ sở lý luận của triết học, kinh tế học đồng thời đòi hỏi ứng dụng nhiều thành tựu của các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật như: toán học, tin học, công nghệ học v.v...
Hai là, phải dựa trên các nguyên tắc tổ chức quản lý (về xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn; về xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý; về vận hành cơ chế quản lý (đặc biệt là xử lý các mối quan hệ quản lý).
Ba là, phải vận dụng các phương pháp khoa học ( đo lường, định lượng hiện đại, dự đoán, xử lý trữ dữ liệu...) và biết sử dụng các kỹ thuật (quản lý theo mục tiêu, lập kế hoạch, kiểm tra tài chính...).
Bốn là, phải dựa trên sự định hướng cụ thể đồng thời có sự nghiên cứu toàn diện, đồng bộ các hoạt động hướng vào mục tiêu lâu dài, với các khâu chủ yếu trong từng giai đoạn.
Tóm lại, khoa học quản lý cho ta những hiểu biết về các quy luật, nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật quản lý; để trên cơ sở đó biết cách phân tích một cách khoa học những thời cơ và những khó khăn trở ngại trong việc đạt tới mục tiêu. Tuy nhiên nó chỉ là công cụ, sử dụng nó cần tính toán đến điều kiện đặc điểm cụ thể từng tình huống để vận dụng sáng tạo, uyển chuyển.
b. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Một tổ chức được coi là có kết quả nếu thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Trong cơ cấu tổ chức có đầy đủ các phân hệ, bộ phận và con người (không thừa mà cũng không thiếu) để thực hiện các hoạt động cần thiết. Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của tất cả thông tin được sử dụng trong tổ chức ,nhờ đó đảm bảo phối hợp tốt các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận trong tổ chức. Mọi tổ chức đều có một mục tiêu là cái mà mọi người trong tổ chức đều cố gắng để đạt tới .Tuy nhiên tuỳ từng tổ chức khác nhau mà mục đích cũng khác nhau, mục tiêu đạt tới trong công tác tổ chức quản lý đội ngũ CCVC hành chính của nhà trường. Phương hướng, mục tiêu của hệ thống quy định cách thức tổ chức bộ máy quản lý của hệ thống. Chính nó quy định các bộ phận hợp thành trong tổ chức cảu hệ thống. Chính vì thế tổ chức bộ máy quản lý phải gắn với mục tiêu và phương hướng hoạt động của hệ thống. Có gắn với mục tiêu và phương hướng thì bộ máy quản lý hoạt động mới hiệu quả. Chuyên môn hoá và cân đối .
Theo nguyên tắc này thì tổ chức bộ máy quản lý phải xác định rõ phạm vi,