Quá trình hình thành và phát triển của trƣờng Cao đẳng Cơ khí-Luyện

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ công chức, viên chức hành chính ở Trường Cao đẳng cơ khí luyện kim đến 2015 (Trang 41 - 101)

Luyện kim giai đoạn 2007 – 2012 và chiến lƣợc phát triển đến năm 2015

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim giai đoạn 2007 – 2012

a. Khái quát về lịch sử phát triển của Nhà trƣờng:

Trường Cao đẳng Cơ khí – Luyện kim thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Trường được thành lập vào ngày 22/04/2002 trên cơ sở Trường Kỹ thuật Cơ khí - Luyện kim, Trường trung cấp Cơ khí - Luyện kim được thành lập vào ngày 25/05/1962, cùng với sự ra đời của khu Công nghiệp Gang thép Thái Nguyên. Đây là trường duy nhất có nhiệm vụ đào tạo kỹ thuật viên bậc Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và công nhân cho ngành luyện kim trong cả nước.

*Chức năng:

Trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu thực nghiệm khoa học, có nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng kỹ thuật - kinh tế công nghiệp và các trình độ thấp hơn, gồm các chuyên ngành chủ yếu theo quy định của pháp luật: Công nghệ thông tin; Công nghệ chế tạo máy; Công nghệ đúc kim loại; Công nghệ luyện kim đen, Công nghệ luyện kim màu; Công nghệ cán kéo kim loại, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Kế toán; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông. Nhà trường chịu sự quản lý của Bộ chủ quản là Bộ Công Thương và sự quản lý ngành nghề đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường công lập.

* Nhiệm vụ:

+ Đào tạo kỹ thuật viên Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và công nhân. Ngoài ra trường còn đào tạo hệ Bổ túc - Nghề (vừa học văn hóa, vừa học nghề)

+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ, đào tạo lại, đào tạo chứng chỉ, bồi dưỡng theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành.

+ Nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ các chuyên ngành đào tạo của trường. Hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất

kinh doanh trong và ngoài nước để thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ gắn với đào tạo và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh của trường, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhu cầu thực tế sản xuất.

+ Quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn được Nhà nước giao. Giữ vững đời sống, đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội trong nhà trường và địa phương nơi trường đóng.

b. Cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng:

* Về tổ chức bộ máy: Tổng số CCVC: 257; trong đó:

- Giảng viên, giáo viên là: 177; Tiến sỹ và nghiên cứu sinh: 14; Thạc sỹ: 96; Đại học, cao đẳng: 140; Trình độ khác: 17.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim gồm: Ban lãnh đạo, các phòng, trung tâm, khoa, tổ bộ môn.

- Lãnh đạo: Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng. - Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ: 17

* Các phòng, Trung tâm: 09. Trong đó:

- Các phòng: 06, gồm: Phòng Tổ chức-Hành chính; Phòng Đào tạo; Phòng Tài chính-Kế toán; Phòng Quản trị -Đời sống; Phòng Công tác Học sinh-Sinh viên; Phòng Thanh tra-Khảo thí.

- Trung tâm: 03 gồm: Trung tâm Thông tin thư viện; Trung tâm Tuyển sinh- Tư vấn việc làm; Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học.

* Các khoa, tổ môn trực thuộc: 08 trong đó có Khoa Cơ khí; Khoa Kỹ thuật cơ sở; Khoa Luyện kim; Khoa Điện - Điện tử; Khoa Kinh tế; Khoa Khoa học cơ bản; Khoa Công nghệ thông tin; Tổ Giáo dục thể chất - Quốc phòng.

c. Quy mô đào tạo từ năm 2007 cho đến 2012

Do có những khó khăn trong công tác tuyển sinh đặc biệt là hệ Trung cấp và Trung cấp nghề trong những năm qua nhà trường đã cố gắng đảm bảo quy mô đào tạo của các năm như sau:

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Số lượng học sinh

sinh viên 3856 4230 4586 4937 5519 6550

d. Ngành nghề đào tạo

Với chủ trương đa dạng hóa cấp học và ngành nghề đào tạo, hiện tại Trường đã mở thêm khá nhiều ngành và hệ đào tạo mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học.

* Hệ cao đẳng và cao đẳng nghề (10 chuyên ngành):

+ Công nghệ thông tin. + Cơ khí chế tạo máy. + Đúc kim loại.

+ Luyện kim đen. + Luyện kim màu.

+ Cán kéo kim loại. + Kỹ thuật điện. + Kế toán.

+ Công nghệ kỹ thuật điện tử. + Công nghệ kỹ thuật ôtô.

*Hệ Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề (8 chuyên ngành):

+ Tin học.

+ Cơ khí chế tạo. + Đúc kim loại. + Luyện kim đen.

+ Luyện kim màu. + Cán kéo kim loại. + Điện công nghiệp. + Hạch toán-Kế toán.

e. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo:

Tên cơ sở vật chất Đơn vị tính Số lƣợng I. Phòng học

1. Số phòng Phòng 50

- Bán kiên cố " 12 Trong tổng số - Phòng máy tính Phòng 3 - Phòng ngữ âm " 2. Diện tích phòng học m2 7050 Trong đó:- Kiên cố " 6031 - Bán kiên cố " 1019 II. Phòng thí nghiệm 1. Số phòng Phòng 13 Trong đó:- Kiên cố " 13 - Bán kiên cố " 2. Diện tích m2 912 Trong đó:- Kiên cố " - Bán kiên cố " III. Thƣ viện 1. Số phòng Phòng 19 Trong đó:- Kiên cố " 19 - Bán kiên cố " 2. Diện tích m2 3300 Trong đó:- Kiên cố " 3300 - Bán kiên cố " IV. Xƣởng thực tập 1. Số phòng Phòng 24 Trong đó:- Kiên cố " 12 - Bán kiên cố " 12 2. Diện tích m2 3326 Trong đó:- Kiên cố " 1413 - Bán kiên cố " 1913

V. Nhà ở học sinh 1. Số phòng Phòng 166 Trong đó:- Kiên cố " 60 - Bán kiên cố " 106 2. Diện tích m2 4988 Trong đó:- Kiên cố " 3015 - Bán kiên cố " 1973

VI. Sân, bãi thể thao

- Số lượng Cái 2

- Diện tích m2 3677

f. Đánh giá kết quả và những thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi:

- Là nhà trường có truyền thống về đoàn kết, hợp tác. Đa số cán bộ giảng viên đều ý thức rõ được trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của trường. Trường có bề dầy truyền thống trong công tác đào tạo Kỹ thuật viên công nghệ, công tác đào tạo có nền nếp, đội ngũ cán bộ giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn.

- Về ngành nghề đào tạo: Trường hiện đang đào tạo đa ngành, đa hệ, trong đó có những ngành mang tính đặc thù cao. Đây cũng là thế mạnh, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Trường.

* Khó khăn:

- Trình độ của đội ngũ còn hạn chế so với mục tiêu phát triển của Trường, đặc biệt về khả năng ngoại ngữ và cập nhật kiến thức công nghệ mới, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của trường.

- Cơ sở vật chất còn hạn chế. Đặc biệt là việc khai thác và sử dụng chưa thật hiệu quả. Bộ máy quản lý còn cồng kềnh, kém hiệu quả.

2.2.2. Chiến lƣợc phát triển trƣờng giai đoạn 2010 - 2015 a. Cơ sở pháp lý

Trên cơ sở những chủ trương, định hướng của Chính phủ, của Bộ, Ngành và địa phương về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn từ nay đến 2020 thể hiện qua các quyết định quy hoạch phát triển của Ngành, của Tỉnh Thái Nguyên như:

- Quyết định số 58/2007 – QĐ/TTg, ngày 04/05/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; Trong đó ngành luyện kim được xác định là ngành công nghiệp chủ đạo, cần được ưu tiên phát triển;

- Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025;

- Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg, ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025;

- Quyết định số 11 /2008/QĐ-BCT, ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò , khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025;

b.Định hƣớng chiến lƣợc phát triển

Từ các Quyết định trên có thể thấy rằng: Đảng, Chính phủ luôn quan tâm đến việc phát triển ngành Luyện kim nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Tuy nhiên, để phát triển một ngành công nghiệp nặng như công nghiệp luyện kim thì không chỉ đầu tư về công nghệ, thiết bị là đủ mà vấn đề hết sức quan trọng là phải đầu tư về con người. Như vậy rõ ràng là cần phải có chiến lược đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực một cách đồng bộ, có hệ

thống, bài bản thì mới đáp ứng được chiến lược phát triển của ngành như đã nói trên.

Thực tế phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua cho thấy, với mỗi ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội đều cần có ít nhất một trường đại học chuyên tâm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của ngành. Nhìn lại với ngành luyện kim thấy rằng, hiện tại mới chỉcó trường đại học Bách khoa Hà Nội đào tạo bậc đại học theo hướng nghiên cứu là chính, còn lại chưa có một trường đại học nào chuyên tâm đào tạo nguồn nhân lực theo hướng kỹ sư công nghệ phục vụ cho sự phát triển của ngành luyện kim. Từ những cơ sở trên, nhà trường nhận thấy Trường cao đẳng Cơ khí - Luyện kim phải nhanh chóng xây dựng, phát triển nhà trường về mọi mặt, đáp ứng nhu cầu đào tạo kỹ sư công nghệ phục vụ cho sự phát triển của ngành luyện kim nói chung và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói riêng theo định hướng chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

c. Các giải pháp

Để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển nhà trường như trên, cần tập trung một số nhiệm vụ trọng yếu sau:

* Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên

- Công tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ phải được xem như một khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định đến chiến lược phát triển của nhà trường. Mục tiêu là phải nhanh chóng xây dựng cho được một đội ngũ sư phạm có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ đào tạo ở trình độ cao hơn. Phấn đấu đến 2015 mỗi ngành phải có tối thiểu 05 giảng viên có học vị Tiến sỹ.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng tại chỗ, tạo điều kiện cho giảng viên được cập nhật kiến thức mới, kiến thức thực tế sản xuất, nâng cao vai trò và vị thế của nhà trường đối với cơ sở sản xuất, đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ.

*Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

- Xây dựng quy hoạch tổng thể Trường đến 2015, tầm nhìn đến 2020 trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm 2012.

- Tiếp tục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thực hành, thực tập của học sinh, sinh viên. Tập trung vào một số ngành trọng điểm như: Cơ khí chế tạo, Cơ khí động lực, Luyện kim, Điện tử viễn thông, Tự động hóa… Có cơ chế phù hợp nhằm động viên, khuyến khích các giảng viên tự thiết kế, chế tạo mô hình học cụ.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và đổi mới công tác quản lý ở các khu vực phục vụ như Ký túc xá, Nhà ăn, Câu lạc bộ HSSV … nhằm thu hút học sinh, sinh viên vào nội trú. Đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, đặc biệt là nhân dịp các ngày lễ lớn, tạo không khí vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.

* Phát triển quy mô, nâng cao chất lƣợng đào tạo

- Về quy mô đào tạo: Tiếp tục mở rộng quy mô, ngành nghề và địa bàn đào

tạo. Phấn đấu đưa quy mô đào tạo của trường từ 8.000 đến 10.000 HSSV. Muốn vậy cần phải:

+ Nâng cao năng lực đào tạo của Trường, bám sát chủ trương phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của vùng, mở rộng phạm vi ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực đa dạng cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Tiếp tục mở một số ngành đào tạo mới ở các hệ đào tạo: Cao đẳng, Trung cấp.

+ Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các Viện, các trường đại học trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu người học và tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Xem xét thiết lập các mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của nhà trường.

- Về chất lƣợng đào tạo

+ Mạnh dạn đổi mới nội dung chương trình đào tạo ở tất cả các hệ đào tạo trong Trường. Kết cấu chương trình đào tạo phải thiết thực, bám sát thực tế sản xuất, tinh giảm nội dung lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, thực tập.

+ Đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình thực tập, đẩy mạnh thực tập kết hợp sản xuất nhằm khai thác và phát huy hiệu quả các trang thiết bị hiện có, nâng cao chất lượng thực hành tay nghề cho học sinh, sinh viên và tạo thu nhập chính đáng cho cán bộ giảng viên. Phấn đấu tất cả các khoa chuyên môn của trường đều phải có các Trung tâm để thực hiện việc Thực tập kết hợp sản xuất.

+ Đổi mới và tăng cường công tác quản lý đào tạo theo hướng: Kết hợp chặt chẽ giữa việc tăng cường phân cấp quản lý cho các Khoa, Tổ bộ môn với việc đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát của các bộ phận chuyên môn.

- Đổi mới tổ chức bộ máy và công tác quản lý của trƣờng

+ Xem xét kiện toàn bộ máy tổ chức các khoa, phòng, trung tâm theo quy chế và điều lệ hoạt động của trường cao đẳng có xét đến định hướng phát triển của Trường trong những năm tới.

+ Thành lập các trung tâm nghiên cứu sản xuất thực nghiệm trực thuộc các khoa chuyên ngành nhằm thúc đẩy thực tập kết hợp lao động sản xuất, nâng cao năng lực thực hành cho học sinh sinh, viên.

+ Đổi mới phương thức lãnh đạo, sắp xếp, điều chỉnh bộ máy tổ chức theo hướng tinh, gọn, hiệu quả. Chú trọng bồi dưỡng và bổ nhiệm những cán bộ trẻ, có năng lực, tâm huyết và gắn bó với nhà trường.

+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nghị quyết số 05) về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012.

+ Thực hiện phân cấp mạnh mẽ trong công tác quản lý, làm rõ chức trách

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ công chức, viên chức hành chính ở Trường Cao đẳng cơ khí luyện kim đến 2015 (Trang 41 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)