Những định hƣớng và nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ công chức, viên chức hành chính ở Trường Cao đẳng cơ khí luyện kim đến 2015 (Trang 62 - 101)

3.1.1. Những định hƣớng chính

Để phát triển và hoàn chỉnh đội ngũ CCVC hành chính của nhà trường đến năm 2015, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã dựa trên các định hướng của Chính phủ của các cấp Bộ, ngành như:

Ngày 08 tháng 11 năm 2011, Chính phủ Ban hành Nghị quyết 30c/NĐ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 trong đó nêu rõ mục tiêu của Chương trình là: “Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước.. Xây dựng đội ngũ cán bộ, CCVC có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, CCVC, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, CCVC thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công”.

Đồng thời ngày 27 tháng 7 năm 2007, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/QĐ - CP trong đó Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 với các nội dung chính như sau:

- Phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phải phù hợp với chiến lược phát triển và điều kiện kinh tế - xã hội, tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước, gắn với từng vùng, từng địa phương; xây dựng cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, bố trí theo vùng miền hợp lý; xây dựng một số trung tâm đào tạo nhân lực

trình độ cao, gắn với các vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực; hình thành một số trung tâm đào tạo nguồn nhân lực tập trung theo vùng...

- Nâng dần quy mô tuyển sinh mới hàng năm của cả mạng lưới để đạt mục tiêu tuyển khoảng 420.000 sinh viên trong năm 2010; gần 600.000 sinh viên trong năm 2015 và 1.200.000 sinh viên trong năm 2020; Tổng quy mô đào tạo đại học, cao đẳng của cả mạng lưới đạt khoảng 1,8 triệu người vào năm 2010; 3,0 triệu người vào năm 2015 và 4,5 triệu người vào năm 2020.

Bên cạnh đó Bộ Công Thương đã có Quyết định số 7040/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công Thương giai đoạn 2011- 2020 và Quyết định số 7041/QĐ- BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương giai đoạn 2011- 2025 và quan trọng nhất là chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn 2011 - 2015 đã được Bộ Công Thương và UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt đồng ý chủ trương cho nhà trường tiếp tục phát triển ở mức độ cao hơn tại Quyết định số 3264/QĐ- UBND ngày 23 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên Phê duyệt Chương trình phát triển giáo dục tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015 trong đó có nội dung: Hoàn chỉnh hệ thống trường ĐH, CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 trên cơ sở thành lập mới, nâng cấp, sắp xếp lại các trường, trên cơ sở quy hoạch mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng giai đoạn 2011- 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với vùng miền núi phía Bắc và đồng ý nâng cấp trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim thành trường Đại học Công Thương vào năm 2014.

Đồng thời việc chuẩn hóa đội ngũ CCVC hành chính trên cơ sở luật Cán bộ, Công chức và Luật viên chức đã được áp dụng vào các đơn vị hành chính sự nghiệp từ năm 2010 yêu cầu phải đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu CCVC. Do đó để đảm bảo để bộ máy nhà trường hoạt động có hiệu lực, hiệu quả càng đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ CCVC tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ,

có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ được giao là cơ sở xây dụng lại, chuẩn hóa lại và phát triển đội ngũ CCVC của nhà trường.

3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp. a. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học a. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Khoa học là một kiến thức được tổ chức. Nét căn bản của mọi khoa học là sự áp dụng phương pháp khoa học để phát triển kiến thức trong lĩnh vực đó mà khoa học quản lý là hệ thống được tạo ra trên các lĩnh vực kiến thức có tổ chức khác. Tính khoa học của quản lý là hiểu biết sâu sắc các quy luật khác quan trên cơ sở lý luận của triết học, dựa trên các nguyên tắc quản lý. Tính khoa học của quản lý thể hiện ở các đòi hỏi sau:

Một là, phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật khách quan chung và riêng (tự nhiên, kỹ thuật và xã hội) đồng thời còn dựa trên cơ sở lý luận của triết học, kinh tế học đồng thời đòi hỏi ứng dụng nhiều thành tựu của các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật như: toán học, tin học, công nghệ học v.v...

Hai là, phải dựa trên các nguyên tắc tổ chức quản lý (về xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn; về xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý; về vận hành cơ chế quản lý (đặc biệt là xử lý các mối quan hệ quản lý).

Ba là, phải vận dụng các phương pháp khoa học ( đo lường, định lượng hiện đại, dự đoán, xử lý trữ dữ liệu...) và biết sử dụng các kỹ thuật (quản lý theo mục tiêu, lập kế hoạch, kiểm tra tài chính...).

Bốn là, phải dựa trên sự định hướng cụ thể đồng thời có sự nghiên cứu toàn diện, đồng bộ các hoạt động hướng vào mục tiêu lâu dài, với các khâu chủ yếu trong từng giai đoạn.

Tóm lại, khoa học quản lý cho ta những hiểu biết về các quy luật, nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật quản lý; để trên cơ sở đó biết cách phân tích một cách khoa học những thời cơ và những khó khăn trở ngại trong việc đạt tới mục tiêu. Tuy nhiên nó chỉ là công cụ, sử dụng nó cần tính toán đến điều kiện đặc điểm cụ thể từng tình huống để vận dụng sáng tạo, uyển chuyển.

b. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Một tổ chức được coi là có kết quả nếu thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Trong cơ cấu tổ chức có đầy đủ các phân hệ, bộ phận và con người (không thừa mà cũng không thiếu) để thực hiện các hoạt động cần thiết. Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của tất cả thông tin được sử dụng trong tổ chức ,nhờ đó đảm bảo phối hợp tốt các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận trong tổ chức. Mọi tổ chức đều có một mục tiêu là cái mà mọi người trong tổ chức đều cố gắng để đạt tới .Tuy nhiên tuỳ từng tổ chức khác nhau mà mục đích cũng khác nhau, mục tiêu đạt tới trong công tác tổ chức quản lý đội ngũ CCVC hành chính của nhà trường. Phương hướng, mục tiêu của hệ thống quy định cách thức tổ chức bộ máy quản lý của hệ thống. Chính nó quy định các bộ phận hợp thành trong tổ chức cảu hệ thống. Chính vì thế tổ chức bộ máy quản lý phải gắn với mục tiêu và phương hướng hoạt động của hệ thống. Có gắn với mục tiêu và phương hướng thì bộ máy quản lý hoạt động mới hiệu quả. Chuyên môn hoá và cân đối .

Theo nguyên tắc này thì tổ chức bộ máy quản lý phải xác định rõ phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống và phải đảm bảo sự cân đối, loại trừ những chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, trùng lặp, thiếu người chịu trách nhiệm rõ ràng. Mặt khác số lượng các cấp quản lý phải hợp lý để phù hợp với thực tế. Linh hoạt và thích nghi với môi trường. Tổ chức bộ máy quản lý không được bảo thủ, trì trệ, quan liêu mà luôn phải linh hoạt, thích ứng với những thay đổi hay biến động của các yếu tố tác động. Tuy nhiên cần phải hiểu đúng sự thay đổi ở đây không phải là thay đổi toàn bộ mà đó chỉ là những biến đổi nhỏ trong cơ cấu để thích nghi với môi trường mới, để không bị môi trường đào thải. Sự linh hoạt được thể hiện trong việc thíêt kế các bộ phận phù hợp với ít đầu mối trung gian, số lượng cấp quản lý phù hợp và đảm bảo cho mỗi bộ phận một mức độ tự do sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất và phát triển được tài năng của CCVC trong từng bộ phận. Nói như vậy không có nghĩa là cơ cấu tổ chức chịu sự chi phối của môi trường mà

trong một chừng mực của sự thay đổi nó tác động vào môi trường theo những hướng nhất định phù hợp với mục đích của mình .

c. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực CCVC là một hoạt động rất cần thiết đối với các nhà trường. Song hoạt động này cần nhiều chi phí, thời gian và tốn nhiều công sức cho nên cần phải có kế hoạch, không thể thực hiện tràn làn không có phương pháp khoa học, điều đó sẽ dẫn đến sự lãng phí về thời gian, tiền bạc chúng ta phải thực hiện tốt những yêu cầu sau:

- Phải xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dựa trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, các mục tiêu phấn đấu và cần phải đạt được của nhà trường. Kế hoạch nguồn nhân lực sẽ cho chúng ta biết tình trạng dư thừa hay thiếu hụt về số lượng và chất lượng của nguồn lao động hiện tại cũng như trong tương lai, từ đó có thể biết được thực trạng và đề ra giải pháp về lao động.

Đào tạo và phát triển cần đánh giá tính khả thi về tài chính, thời gian và nhân lực. Khả thi về tài chính là kế hoạch phải phù hợp với quỹ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và phải có tầm quan trọng tương xứng với chi phí bỏ ra. Khả thi về thời gian là thời gian của chương trình đào tạo phải phù hợp không được làm xáo trộn tổ chức ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường

d. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Để thực hiện được nguyên tắc này cần phải đảm bảo, các điều kiện để đảm bảo hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng CCVC. Trên góc độ rộng, lãnh đạo nhà trường sẽ là những tiên đề để thể hiện sự quan tâm chú trọng đến vấn đề nhân sự hay không. Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường được thể hiện trên nhiều mặt. Trong từng vấn đề cụ thể đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển, sử dụng CCVC, từ những vị trí nhỏ nhất như khuyến khích vật chất, tinh thần cho người đi học cho đến những vấn đề trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Sự quan tâm của lãnh đạo còn thể hiện ở các chế độ chính sách với đội ngũ giáo viên cả về vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích họ trong việc hoàn thành tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.

Cần có kế hoạch theo sát thực tế. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực bởi vì hoạt động này có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của nhà trường. Cho nên việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là xuất phát từ khách quan và tính chủ quan của ban lãnh đạo nó phải phù hợp với thực tế và đáp ứng tốt được những sự thay đổi của môi trường, để đảm bảo được tính hiệu quả, việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phải theo sát với thực tế nguồn nhân lực của nhà trường, đúng với chủ trương đường lối của Đảng.

Vấn đề sử dụng CCVC có vai trò rất quan trọng. Nó là sự biểu hiện rõ nhất tính hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực. Với CCVC sau khi được đào tạo thì họ nâng cao được kỹ năng, được trang bị các kiến thức mới, họ có khả năng và sẵn sàng đảm nhiệm nhiệm vụ mới. Vì vậy cần phải bố trí công việc phù hợp cho họ. Việc bố trí đúng người, đúng chỗ, đúng khả năng trình độ mà họ được đào tạo sẽ khuyến khích người lao động phát huy hết tiềm năng. Nhờ đó mà năng suất lao động tăng lên, hiệu quả công việc tăng lên, đồng thời việc bố trí người lao động vào vị trí phù hợp với trình độ và ngành nghề được đào tạo cũng sẽ giúp chúng ta tìm được những mặt mạnh, mặt yếu của công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. Nhưng ngược lại nếu bố trí người lao động làm việc không đúng chỗ, không phù hợp với khả năng và trình độ của họ thì hoặc là họ không hoàn thành nhiệm vụ của mình hoặc là không khai thác được hết khả năng của họ, do đó sẽ gây ra tình trạng lãng phí về lao động, lãng phí công sức cũng như tiền bạc bỏ ra đào tạo họ.

3.2. Một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CCVC hành chính trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim đến năm 2015. trƣờng Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim đến năm 2015.

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải quản lý phát triển đội ngũ CCVC hành chính. triển đội ngũ CCVC hành chính.

a. Mục đích biện pháp:

Việc phát triển đội ngũ CCVC hành chính là yêu cầu tất yếu đối với những nước muốn phát triển. Yêu cầu này đối với nước ta lại càng cấp bách, trước hết,

trong một thời gian dài chúng ta đã duy trì một nền hành chính yếu kém, trì trệ trong khi thời cuộc đang biến đổi không ngừng; hiện nay ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - một sự nghiệp đòi hỏi nhiều đổi mới và chuyển đổi.

b. Nội dung biện pháp:

Những năm qua, trong tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của CCVC về

phát triển đội ngũ và cải cách hành chính, chúng ta mới chỉ chú ý nhiều đến những vấn đề lý luận và những vấn đề mang tính vĩ mô như quan điểm của Đảng và Nhà nước về, nâng cao chất lượng và xây dựng đội ngũ, cải cách, nhiệm vụ của cải cách, tư tưởng cải cách.v.v... Phải khẳng định rằng, những nội dung này là rất quan trọng và rất cần thiết. Trước hết cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, đạo đức, lý tưởng cách mạng cho mỗi CCVC trong nhà trường, để họ có sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình đối với nhân dân, đất nước. Đó là việc giáo dục một cách thường xuyên cho đội ngũ CCVC hiện nay tinh thần yêu nước, nhận thức đúng đắn và kiên định thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng; không nói trái, làm sai với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Giúp cho họ biết xây dựng và nêu cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân bằng những việc làm thiết thực hàng ngày, chống thói quan liêu, mệnh lệnh hách dịch, hành dân. Giáo dục cho họ tinh thần cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, biết coi trọng chất lượng, hiệu quả công việc; chống lười biếng, lãng phí, phô trương hình thức...

c. Cách thực hiện biện pháp:

Xuất phát từ nhận thức trên theo tôi đề xuất, trong thời gian tới nên tăng

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ công chức, viên chức hành chính ở Trường Cao đẳng cơ khí luyện kim đến 2015 (Trang 62 - 101)