Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ công chức, viên chức hành chính ở Trường Cao đẳng cơ khí luyện kim đến 2015 (Trang 87 - 101)

Sau khi nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng về đội ngũ CCVC hành chính trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim và công tác phát triển đội ngũ CCVC hành chính trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim đến năm 2015. Tôi đã tiến hành phân tích phiếu trưng cầu ý kiến của 35 CCVC quản lý và 70 viên chức hành chính của nhà trường để khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu trên. Sau đó dùng phương pháp thống kê toán học để sử lý số liệu để thể hiện kết quả thu được.

* Ghi chú: Ký hiệu các biện pháp phát triển đội ngũ CCVC hành chính trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim.

+ Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải quản lý phát triển

đội ngũ CCVC hành chính. (BP

1)

+ Biện pháp 2: Quản lý xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CCVC hành

chính. (BP

2)

+ Biện pháp 3: Cơ cấu, sắp xếp lại và tuyển dụng CCVC hành chính. (BP 3) + Biện pháp 4: Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội

ngũ CCVC hành chính. (BP 4)

+ Biện pháp 5: Ban hành chính sách hợp lý và quản lý thực hiện chế độ chính sách tạo môi trường làm việc thuận lợi cho ĐN CCVC hành chính. (BP 5).

+ Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá CCVC hành chính.

3.4.1. Kết quả điều tra nhận thức về tính cần thiết của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CCVC hành chính:

a. Đối với Đội ngũ CCVC quản lý: (35 phiếu)

Biểu đồ 3.1: Kết quả điều tra nhận thức về tính cần thiết của Đội ngũ CCVC quản lý.

Nhìn vào kết quả trên biểu đồ 3.1 ta thấy biện pháp 4 được đa số cán bộ quản lý của nhà trường đánh giá là rất cần thiết (trên 90%). Biện pháp 3 và biện pháp 5 cũng được cán bộ quản lý đánh giá cao với mức trên 80%.

Tuy nhiên với biện pháp 1 và 2 có khoảng 70% cán bộ quản lý cho rằng là rất cần thiết. Đối với biện pháp 6 thì có gần 80% cán bộ quản lý coi trọng biện pháp này.

Hơn nữa nhìn trên biểu đồ chúng ta thấy biện pháp 1, 2, 5 và biện pháp 6 có một số cán bộ quản lý cho rằng là ít cần thiết (dưới 10%). Còn biện pháp 3 và 4 thì tất cả cán bộ quản lý của nhà trường đều cho rằng cần thiết và rất cần thiết.

Biểu đồ 3.2: Kết quả điều tra nhận thức về tính cần thiết của Đội ngũ CCVC hành chính.

Nhìn vào kết quả trên biểu đồ 3.2 ta thấy biện pháp 3 và 4 được đa số CCVC hành chính của nhà trường đánh giá là rất cần thiết ( gần 70%). Còn biện pháp 2; 5 và biện pháp 6 cũng được đội ngũ CCVC hành chính đánh giá là rất cần thiết với mức trên 60%.

Tuy nhiên với cả 6 biện pháp trên ở mức độ cần thiết thì đội ngũ CCVC hành chính nhà trường đánh giá gần tương đương nhau (khoảng trên dưới 30%). Ở mức độ ít cần thiết thì có dưới 5% đội ngũ CCVC hành chính đánh giá.

3.4.2. Kết quả điều tra nhận thức về tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CCVC hành chính:

Biểu đồ 3.3: Kết quả điều tra nhận thức về tính khả thi của Đội ngũ CCVC quản lý.

Nhìn vào kết quả trên biểu đồ 3.3 ta thấy biện pháp 3 và biện pháp 4 được đa số cán bộ quản lý của nhà trường đánh giá là rất khả thi với mức trên 80%. Biện pháp 5 và biện pháp 6 cũng được cán bộ quản lý đánh giá cao với mức trên 70%. Biện pháp 1 và 2 có gần 70% cán bộ quản lý cho rằng là rất khả thi, tuy nhiên ở các biện pháp này lại có trên 20% cán bộ quản lý cho rằng là khả thi.

Hơn nữa nhìn trên biểu đồ chúng ta thấy biện pháp 1;2; 5 và biện pháp 6 có một số cán bộ quản lý cho rằng là ít khả thi (khoảng 10%). Còn biện pháp 3 và 4 thì tất cả cán bộ quản lý của nhà trường đều cho rằng khả thi và rất khả thi.

Biểu đồ 3.4: Kết quả điều tra nhận thức về tính khả thi của Đội ngũ CCVC hành chính.

Nhìn vào kết quả khảo sát trên biểu đồ 3.4 ta thấy tất cả 6 biện pháp trên đều được đa số CCVC hành chính của nhà trường đánh giá là khả thi và rất khả thi. Tuy nhiên với cả 6 biện pháp trên thì đều có ít nhất dưới 10% đội ngũ CCVC hành chính cho rằng là ít khả thi. Đối với biện pháp 1 và 2 thì số CCVC cho rằng ít khả thi còn lớn hơn ( gần 10%).

Tóm lại: Cả 6 biện pháp được trưng cầu ý kiến thì tất cả đều được CBQL và đội ngũ CCVC nhà trường đánh giá là có tính cần thiết và tính khả thi cao.

Mặc dù ý kiến dành cho các biện pháp không đồng đều nhau và mức độ nhận thức ở các đối tượng được trưng cầu ý kiến có sự chênh lệch. Tuy nhiên thông qua kết quả khảo sát, ta nhận thấy cả 6 biện pháp phát triển đội ngũ CCVC của Trường Cao đẳng Cơ khí – Luyện kim trong luận văn đã đề cập đến, đều được CBQL và đội ngũ CCVC của nhà trường đánh giá cao ở mức cần thiết và rất cần thiết cho sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, cũng như các biện pháp trên đều có tính khả thi thực hiện cao trong nhà trường.

Kết luận: Thông qua kết quả khảo sát, điều tra ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý, CCVC của nhà trường về tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp phát triển đội ngũ CCVC hành chính của Trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim Thái Nguyên mà trong luận văn đã đề cập đến. Chúng ta đi đến kết luận:

1. Cả 6 biện pháp phát triển đội ngũ CCVC hành chính của Trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim Thái Nguyên đều rất cần thiết và có tính khả thi cao trong quá trình xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2015.

2. Trong 6 biện pháp nêu trên ta thấy biện pháp (3) Cơ cấu, sắp xếp lại và tuyển dụng CCVC hành chính và biện pháp (4) Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ CCVC hành chính là những biện pháp có tính cần thiết và tính khả thi được đội ngũ CBQL và CCVC hành chính của nhà trường đánh giá là cao nhất. Vì khi thực hiện các biện pháp này sẽ mang lại lợi ích cho đội ngũ CCVC, từ đó tạo động lực để thúc đẩy đội ngũ CCVC của nhà trường tích cực, hăng say hơn với công việc và nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng giúp cho họ yên tâm công tác và tích cực phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường trong giai đoạn trước mắt cũng như sắp tới.

Kết luận chƣơng 3

Việc xây dựng và phát triển đội ngũ CCVC hành chính nói chung và của trường cao đẳng Cơ khí - Luyện kim nói riêng là một việc làm khó khăn, phức tạp không thể tiến hành trong một thời gian ngắn mà phải tiến hành từng bước trong nhiều năm, song đây lại là nhiệm vụ bức bách và quan trọng. Vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ CCVC hành chính trong thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhờ đó đội ngũ CCVC hành chính ngày càng được củng cố, phát triển, dần đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Kế thừa và phát huy những thành quả đạt được trường cao đẳng Cơ khí - Luyện kim đang ngày càng lớn mạnh xứng đáng là trung tâm khoa học công nghệ

trong khu vực phía Bắc. Để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực thì việc xác định xây dựng và phát triển đội ngũ CCVC hành chính trong giai đoạn mới là điều hết sức cần thiết.

Để xây dựng và phát triển đội ngũ CCVC hành chính trường cao đẳng Cơ khí - Luyện kim trong giai đoạn mới trong chương 3 đã nêu lên 6 biện pháp:

+ Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ CCVC hành chính;

+ Quản lý xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CCVC hành chính; + Cơ cấu, sắp xếp lại và tuyển dụng đội ngũ CCVC hành chính;

+ Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ CCVC hành chính;

+ Ban hành hợp lý và quản lý việc thực hiện chế độ chính sách hợp lý và tạo môi trường làm việc cho đội ngũ CCVC hành chính;

+ Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá CCVC hành chính.

- Qua kiểm chứng, chúng tôi nhận thấy rằng 6 biện pháp đề xuất nhìn chung đều mang tính hợp lý và có tính khả thi đối với công tác xây dựng, phát triển đội ngũ CCVC hành chính trường cao đẳng Cơ khí - Luyện kim trong giai đoạn mới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Như vậy, trong quá trình nghiên cứu tôi đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ khoa học của đề tài, nghiên cứu các chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ;

Bằng các số liệu khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ CCVC hành chính của Nhà nước và của trường cao đẳng Cơ khí - Luyện kim đã chỉ ra được những tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp. Đề tài đã làm rõ mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa nhận thức lý luận và thực tiễn, giữa yêu cầu và khả năng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CCVC hành chính trường cao đẳng Cơ khí - Luyện kim trong giai đoạn mới. Qua nội dung cụ thể ở các chương đã rút ra một số kết luận sau:

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu cơ bản là: Xây dựng một nền Hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu qủa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2020 nền Hành chính nước ta về cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Do vậy một trong những nội dung quan trọng của nhà trường hiện nay là: xây dựng và phát triển đội ngũ CCVC hành chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường trong tình hình mới; trong 50 năm qua đội ngũ CCVC hành chính của nhà trường có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Những cải cách về hành chính đã tập trung vào nâng cao chất lượng đội ngũ cả về phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác. Nhà trường đã có bước cải thiện trong quản lý, sử dụng CCVC hành chính với các nội dung cơ bản là :

+ Xây dựng và áp dụng chức danh, tiêu chuẩn các loại CCVC hành chính trong bộ máy hành chính. Tiến hành phân cấp quản lý biên chế hành chính và thực hiện cơ chế quản lý mới đối với biên chế sự nghiệp, thực hiện cơ chế hợp đồng với biên chế sự nghiệp để tạo sự tự chủ về nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu CCVC cho các đơn vị sự nghiệp trong nhà trường.

+ Đổi mới công tác tuyển dụng CCVC hành chính, chuyển từ phương thức xét tuyển sang phương thức thi tuyển để tuyển được người thực sự có trình độ và năng lực vào làm việc trong nhà trường. Chúng ta cũng chú trọng tiến hành CCVC

hành chính hoá từng bước đội ngũ ở cấp cơ sở, tạo mọi điều kiện xây dựng chính quyền vững mạnh ngay từ cơ sở.

+ Đổi mới công tác quản lý CCVC hành chính và thực hiện đánh giá CCVC hành chính thường kỳ. Ban hành các chính sách, thể chế về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ công chức. Thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ chính trị (khoá IXk) về đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại có thời hạn và luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý. Nội dung này đã được thể chế hoá tại Quyết định số 27/2003/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước; đã phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm quản lý cán bộ công chức nhà nước; từng bước tách công chức hành chính công quyền với viên chức sự nghiệp.

+ Đối với việc sắp xếp tổ chức, thực hiện tinh giản biên chế, chúng ta đã tiến hành rà soát, phân loại CCVC, thay đổi cơ cấu, đảm bảo số lượng hợp lý và nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC hành chính theo tinh thần Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 207/1999 và Nghị quyết của Chính phủ số 16/2000/NQ- CP.

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng CCVC hành chính, hướng tới xây dựng đội ngũ CCVC hành chính có trình độ chuyên nghiệp hoá cao đáp ứng đòi hỏi của một nền hành chính hiện đại.

Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại cơ bản về nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ CCVC hành chính hiện nay là:

Tổ chức bộ máy, phẩm chất chính trị và năng lực, trình độ chuyên môn của CCVC hành chính còn nhiều bất cập. Chưa có sự chỉ đạo tập trung, kiên quyết của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nói chung và trong vấn đề xây dựng, đổi mới đội ngũ CCVC hành chính nói riêng trong phạm vi nhà trường. Về tổ chức bộ máy Hành chính còn nhiều tồn tại... chế độ, chính sách cho đội ngũ CCVC hành chính còn nhiều vấn đề chưa thỏa đáng. Đời sống CCVC hành chính còn gặp rất nhiều khó khăn. Những tồn tại này là một trong những nguyên nhân tác động không nhỏ đến động cơ và thái độ làm việc, là nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện tiêu cực như: không an tâm công tác, móc ngoặc, trục lợi, nhũng nhiễu trong một bộ phận CCVC hành chính.

Nói chung, đội ngũ CCVC hành chính trường cao đẳng Cơ khí - Luyện kim có phẩm chất đạo đức và năng lực, trình độ chuyên môn khá, có thể đáp ứng những, yêu cầu công tác. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự vận hành và hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy. Xây dựng và phát triển đội ngũ CCVC hành chính trường cao đẳng Cơ khí - Luyện kim cần được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Những hạn chế trong tổ chức và vận hành của bộ máy nhà trường cũng như những tồn tại trong triển đội ngũ CCVC hành chính hiện nay trên cả nước hiện nay đòi hỏi chúng ta, đặc biệt là bộ máy nhà nước ta phải tiếp tục hoạch định, xây dựng những giải pháp hữu hiệu về triển đội ngũ CCVC hành chính và triển khai thực hiện cho được những nội dung trọng tâm hiện nay cần triển khai thực hiện là : Cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy Hành chính... Vấn đề đầu tiên là vấn đề con người, do vậy xây dựng và phát triển đội ngũ triển đội CCVC hành chính là nội dung quan trọng hàng đầu. Cùng với việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năng cao phẩm chất chính trị năng lực và trình độ chuyên môn cho triển đội ngũ CCVC hành chính ... Nhà nước ta cần tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương của triển đội ngũ CCVC hành chính để triển đội ngũ CCVC hành chính Nhà nước có thu nhập ổn định, yên tâm công tác. Cần thật sự coi trọng nâng cao thu nhập của triển đội ngũ CCVC hành chính, coi việc đảm bảo lợi ích chính đáng và phù hợp cho triển đội ngũ CCVC hành chính là động lực quan trọng cho sự phát triển nói chung. Thực hiện tốt vấn đề xây dựng và đổi mới đội ngũ triển đội ngũ CCVC hành chính sẽ góp phần quan trọng xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng thành công và bảo vệ

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ công chức, viên chức hành chính ở Trường Cao đẳng cơ khí luyện kim đến 2015 (Trang 87 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)