bảo thủ trong cách nghĩ, cách làm, thiếu sự năng động, sáng tạo và đổi mới; cách làm việc quan liêu, hành chính hoá, không thạo việc, tác phong chậm chạp, rườm rà, thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm... dẫn đến sự trì trệ về phương thức hoạt động trong các cơ quan hành chính khi người dân kêu ca về tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm của không ít cán bộ, công chức trong giải quyết công việc, lợi ích của người dân bị tổn hại. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì điều này đã đi ngược lại với phương châm xây dựng một nền hành chính phát triển, hiện đại của một Nhà nước pháp quyền XHCN “của dân, do dân, vì dân” Từ đó cho thấy cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, nhất là nâng cao tính tích cực lao động của đội ngũ CCVC trong nhà trường hiện nay.
3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CCVC hành chính. hành chính.
a. Mục đích biện pháp:
Đội ngũ CCVC là nhân tố quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường. Chính vì vậy, việc xây dựng đội ngũ CCVC của Trường luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu trong suốt 50 năm qua. Mục đích kế hoạch này nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý đến cơ sở, xây dựng đội ngũ CCVC hành chính có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng hành chính và dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng tạo sự tác động tích cực trong quản lý hành chính nhà nước đối với giáo dục đào tạo, tạo bước chuyển biến mới trong nhà trường.
b. Nội dung biện pháp:
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng CCVC hành chính trong nhà trường cần có: 1- Lý luận chính trị; 2- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; 3- Kiến thức hội nhập; 4- Tin học, ngoại ngữ chuyên ngành; 5- Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học cho CCVC;
Hiện nay trong 97 CCVC hành chính của nhà trường về trình độ quản lý hành chính cụ thể như sau:
- Cao cấp lý luận chính trị mới đạt 6,2%; - Trung cấp lý luận chính trị đạt 14,4%;
- Đào tạo chương trình chuyên viên chính: 5,6%; - Đào tạo chương trình chuyên viên: 16,5%.
- Tiến sỹ: 1,03%; Thạc sĩ: 12,37%; Đại học: 36,08%; Cao đẳng: 4,12%; Trung cấp: 27,83%; Sơ cấp: 13,4%; Chưa qua đào tạo:5,15 %.
c. Cách thực hiện biện pháp:
Con số thể hiện về trình độ này là chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong công việc. Do đó với yêu cầu từ nay cho đến đến năm 2015 phải đạt được số lượng CCVC được đào tạo chuẩn hóa về nghiệp vụ hành chính trong đó:
* Về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, kiến thức quản lý nhà nước
- 100% CCVC quản lý cấp trưởng phó phòng, ban, trung tâm phải được đào tạo đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ; 95% được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý theo chức danh; 30% được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp.
- 100% cán bộ chuyên môn cấp phòng, ban, trung tâm phải được đào tạo đạt chuẩn về chuyên môn theo vị trí công việc và theo tiêu chuẩn ngạch CCVC; trong đó, chú trọng đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ cho các đơn vị cơ sở để chuẩn bị nguồn nhân lực nâng cấp trường đại học. Trong đó phấn đấu:
- Tiến sỹ: 8,3%; Thạc sĩ: 20,6%; Đại học: 32,9%; Cao đẳng: 20,6%; Trung cấp: 0,3%; Sơ cấp: 7,2%; Chưa qua đào tạo: 0 %;
* Về đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị - hành chính
- 100% lãnh đạo trường được đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị - hành chính; 27% trưởng, phó phòng, khoa được đào tạo từ trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên.
d. Điều kiện thực hiện biện pháp:
Bộ phận tổ chức thuộc phòng Tổ chức - Hành chính của nhà trường phải chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ, xây dựng bộ máy tổ chức của Trường. Việc bổ nhiệm đào tạo CCVC quản lý phải theo đúng chuẩn quy định. Đảm bảo định kỳ hằng năm kiểm tra kế hoạch. Hàng năm tổ chức kiểm điểm đánh giá nhiệm vụ có hiệu quả. Đặc biệt chú trọng nhiệm vụ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tham mưu, xây dựng các chính sách chế độ đối với CCVC đảm bảo đội ngũ phát triển ổn định, bền vững.