Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giải quyết tại UBND thị xã)
(Nguồn: Quyết định số 39/2007/UBND tỉnh An Giang)
Hình 3.5: Sơ đồ quy trình giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy Ban Nhân Dân
thị xã Châu Đốc
Bước 1: Đơn tranh chấp khiếu nại sau khi được hòa giải tại UBND xã, phường nhưng không thành thì các bên sẽ nộp đơn đến cán bộ tiếp dân (thuộc Thanh tra thị xã). Đối với đơn thuộc thẩm quyền, ban hành quyết định thụ lý đồng thời ra thong báo cho công dân được biết về quyết định thụ lý. Trường hợp đơn không thuộc thẩm quyền giải thì cán bộ tiếp dân có trách nhiệm hướng dẫn công dân nộp đơn đúng theo thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Thanh tra thị xã nhận quyết định thụ lý đơn và hồ sơ khiếu nại-tố cáo đồng thời ghi vào sổ theo dõi đơn thư.
Bước 3: Thanh tra thị xã phân công cán bộ và giao việc cụ thể theo nội quy theo quy định, để điều tra, xác minh làm rõ vụ việc phản ánh, khiếu nại của công dân, tổ chức. Luôn kiểm tra, giám sát cán bộ công nhân viên trong thực thi nhiệm vụ được cơ quan phân công. Bước 3.4 Bước 3.3 Bước 2 Bước 3.2 Bước 3.1 Bước 5 Bước 6 Bước 4 Bước 7 Lập văn bản đề xuất hướng giải quyết
Trình UBND Thị Xã Tổ chức đối thoại
Thực thi quyết định
Phân công cán bộ điều
tra, xác minh, thu thập
chứng cứ
Đơn sự (gửi đơn và biên bản hòa giải không thành)
Cán bộ tiếp dân
(Thanh tra thị xã)
Nhận quyết định thụ
lý (Thanh tra thị xã)
Nghiên cứu hồ sơ và
trích lục hồ sơ địa
chính
Tiếp xúc đương sự
Đi thực tế điều tra, xác
minh thu thập chứng
cứ
Bước 1
Bước 3 So sánh, kết hợp và
kiểm tra lại giữa hồ sơ
và kết quả từ thưc tế Viết báo cáo xác minh
trình chánh thanh tra xem xét Bước 3.5 Ký ban hành quyết định Bước 8
Trong các bước giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai trên địa bàn Thị Xã thì bước 3 là bước điều tra, xác minh, phối hợp với các cơ quan đơn vị khác, chính quyền địa phương và người dân… để thu thập chứng cứ làm cơ sở cho việc đề xuất hướng giải quyết trình lên UBND Thị Xã, đây là bước quan trọng nhất để có thể đi đến kết luận chính xác. Chỉ khi nào có đầy đủ chứng cứ thì mới có thể giải quyết vụ việc nhanh chóng, chính xác, đúng đắn và chấm dứt việc tranh chấp khiếu nại. Sau đây là sơ đồ về trình tự xác minh, điều tra thu thập chứng cứ.
Cụ thể các bước đề xuất hướng giải quyết như sau:
Bước 3.1: Sau khi nhận quyết định thụ lý đơn và hồ sơ khiếu nại đúng theo thẩm quyền thì Chánh Thanh tra thị xã phân công cán bộ làm công tác nghiên cứu hồ sơ của đương sự và trích lục hồ sơ địa chính để xem xét, thu thập thông tin.
Bước 3.2: Gửi thông báo cho các đương sự có liên quan đến Thanh tra thị xã để tiếp
xúc gặp gỡ làm việc với các bên, nhằm thu thập thông tin bổ sung thêm vào hồ sơ. Trong từng trường hợp cụ thể Thanh tra thị xã lập biên bản ghi nhận đối với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cá nhân có liên quan.
Bước 3.3: Gửi thông báo cho đương sự biết về thời gian, địa điểm xuống thực địa, để các bên chuẩn bị sắp xếp công việc đến dự đúng thời gian và địa điểm nơi tranh chấp. Điều tra, xác minh, đo đạc cụ thể. Trong quá trình công tác có sự phối hợp với cán bộ chính quyền địa phương, người dân xung quanh và các đoàn thể. Bước này nhằm thu thập chứng cứ một cách chính xác hơn, nó bổ sung cho những thông tin đã thu thập ở bước 3.1 và bước 3.2
Bước 3.4: Sau khi đi thực tế tiến hành so sánh, đối chiếu, kết hợp thông tin thu thập được đồng thời kiểm tra lại giữa thông tin từ hồ sơ và kết quả từ thu thập được thực tế.
Bước 3.5: Viết báo cáo xác minh trình chánh thanh tra xem xét
Bước 4: Thanh tra thị xã họp thảo luận để thống nhất ý kiến và lập báo cáo đề xuất hướng giải quyết.
Bước 5: Trình báo cáo đề xuất hướng giải quyết lên chủ tịch UBND thị xã.
Bước 6: Chủ tịch UBND thị xã xem xét báo cáo đề xuất của Thanh tra thị xã, sau đó chủ tịch UBND thị xã trực tiếp đối thoai với các đương sự và những người có liên quan trong tranh chấp, khiếu nại. đồng thời lập biên bản đối thoại của chủ tịch UBND thị xã và biên bản kết luận của các phiên họp.
Bước 7: Chủ tịch UBND thị xã xem xét ký và ban hành quyết định đồng thời gửi thông báo về quyết định có hiệu lực thi hành này đến các bên đương sự và những người có liên quan trong tranh chấp, khiếu nại. Giao cho chủ tịch UBND phường, Chánh Văn phòng HĐND và UBND thị xã, Chánh Thanh tra thị xã, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định.
Bước 8: Triển khai quyết định và giám sát việc thực thi quyết định của UBND thị xã và của cấp trên khi được giao.