Thực trạng công tác giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại thị xã châu đốc tỉnh an giang từ năm 2005 đến năm 2010 (Trang 42 - 44)

ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CHÂU ĐỐC TỪ NĂM 2005 ĐẾN 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

Từ khi được thành lập cho đến nay, thị xã Châu Đốc đã và đang khẳng định vai trò, vị trí của mình là trung tâm kinh tế lớn thứ 2 của tỉnh An Giang, sau thành phố Long

Xuyên, cũng như những Quận, Huyện, Thị xã khác trong cả nước đã và đang ngày càng được sự nâng cấp, đầu tư về vật chất, cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh và phát triển giao lưu kinh tế trao đổi hàng hóa với các vùng khác trong khu vực đặc biệt là tập chung phát triển Thương mại-Dịch vụ là thế mạnh kinh tế của thị xã, cùng với đó là sự gia tăng dân số đã dẫn đến những nhu cầu về ăn, mặc và ở của người dân. Do đó đã dẫn đến nhu cầu về đất đai cho việc quy hoạch, xây dựng nhà ở, sản xuất, sinh hoạt… xuất hiện tình trạng lấn chiếm đất, mua bán đất trái phép, không có giấy tờ, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư chưa thỏa đáng. Đã phát sinh tranh chấp khiếu nại gây mất an ninh trật tự xã hội, mất tình đoàn kết lối xóm, giữa nhà quy hoạch và người sử dụng đất… Chính điều này đã làm cho việc quản lý và sử dụng đất đai vốn đã phức tạp nay càng phức tạp hơn.

Để giải quyết tình trạng đơn thưa phát sinh tăng trong những năm qua, Thanh tra thị xã đã áp dụng các văn bản luật và dưới luật của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai một cách nghiêm chỉnh và kịp thời. Do đó công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc đã từng bước được đẩy mạnh đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Tuy nhiên trên thực tế do tình hình diễn biến khá phức tạp và đa dạng nên số lượng đơn thư khiếu nại và tỷ lệ giải quyết cũng được biến đổi và tăng giảm tùy theo từng năm, chi tiết được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.2.

Bảng 3.1: Số lượng đơn tranh chấp khiếu nại đất đai đã giải quyết của Ủy ban nhân dân

thị xã Châu Đốc từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010

Năm Tổng số đơn Đã giải quyết Tồn đọng Tỷ lệ giải quyết

(%) 2005 63 37 26 58,7 2006 76 54 22 71,1 2007 67 46 21 68,7 2008 40 30 10 75 2009 40 33 7 82,5 2010 25 21 4 84

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số đơn tỷ lệ giải quyết % (Năm)

Hình 3.2: Biểu đồ tổng lượng đơn và tỷ lệ % lượng đơn đã giải quyết của UBND thị xã Châu

Đốc từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010

Nhìn chung giai đoạn từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010 thì tỷ lệ giải quyết tăng giảm tùy theo từng năm, giai đoạn từ năm 2005-2006 thì tỷ lệ giải quyết có tăng nhưng đến năm 2007 thì tỷ lệ giải quyết giảm so với năm 2006, song vẫn cao hơn so với năm 2005, giai đoạn từ năm 2007 trở về sau tỷ lệ giải quyết tăng dần, đa số tỷ lệ giải quyết đơn thư khiếu nại của Thị xã đạt được trên 68%, chỉ riêng năm 2005 là 58,8% một tỷ lệ tương đối cao. Cụ thể là năm 2005 tổng số vụ thụ lý 63 vụ đã giải quyết được 37 vụ, đạt tỷ lệ 58,7%; năm 2006 tổng số vụ thụ lý 76 vụ đã giải quyết được 54 vụ, đạt tỷ lệ 71,1%; năm 2007 tổng số vụ thụ lý 67 vụ đã giải quyết được 46 vụ, đạt tỷ lệ 68,7%; năm 2008 tổng số vụ thụ lý 40 vụ đã giải quyết được 30 vụ, đạt tỷ lệ 75%; năm 2009 tổng số vụ thụ lý 40 vụ đã giải quyết được 33 vụ, đạt tỷ lệ 82,5%; đến 9 tháng đầu năm 2010 tổng số vụ thụ lý 25 vụ đã giải quyết được 21 vụ, đạt tỷ lệ 84%. Điều này cho thấy cán bộ phụ trách công tác giải quyết tranh chấp đất đai làm việc rất nhiệt tình và có cố gắng, nhằm hạn chế số đơn tồn đọng để giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tranh chấp kéo dài, nhưng cần phải nâng cao hơn nữa trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn Thị xã để đáp ứng được với nhu cầu thực tế.

Từ năm 2007 đến 9 tháng đầu năm 2010, tỷ lệ giải quyết đạt mức cao nhất vào 9 tháng đầu năm 2010 là 84%. Đạt được điều này là do công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được triển khai mạnh mẽ thông qua việc tổ chức họp cơ quan hàng tháng của Thanh tra thị xã và triển khai nhiều chương trình học tập năng cao trình độ

chuyên môn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các cán bộ trong cơ quan khi có các văn bản luật và dưới luật mới được ban hành. Qua đó các văn bản pháp luật liên quan đến các lĩnh vực thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai điều được các cán bộ trong cơ quan nắm vững và thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tủ sách pháp luật của Thanh tra thị xã đã được trang bị đầy đủ các văn bản pháp luật hiện hành từ Hiến pháp, Luật, đến các Nghị định, Thông tư, hướng dẫn của Trung ương và Địa phương. Đặc biệt Thanh tra thị xã còn trang bị phần mềm thư viện pháp luật để có thể cập nhật, tra cứu các văn bản pháp luật từ trung ương đến địa phương liên tục trên máy vi tính và internet tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và đầy đủ.

Bên cạnh đó còn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các các ngành, các cấp trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp khiếu nại cùng với sự tổ chức và chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thị xã để ban hành các quyết định, đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời những vụ việc phức tạp, có kết luận chính xác, góp phần làm giảm số vụ tồn đọng, vụ việc kéo dài. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cán bộ Thanh tra thị xã với phòng Tài Nguyên & Môi Trường, cán bộ xã, phường, người dân địa phương…nên việc điều tra thu thập chứng cứ cũng được tiến hành nhanh chóng và chính xác. Từ đó đã mang lại kết quả giải quyết nhanh, chính xác và hiệu quả hơn. Do đó số vụ việc tồn đọng lại giảm dần qua các năm tiếp theo, cụ thể trong 09 tháng đầu năm 2010 có 25 đơn yêu cầu giải quyết, đã giải quyết hết 21 đơn, tồn đọng là 4 đơn. Điều này cho thấy công tác giải quyết tranh chấp đất đai đạt hiệu quả cao hơn ở những năm sau.

Các vụ việc tồn đọng ở mỗi năm có khi là dạng khiếu nại đòi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tranh chấp về ranh giới, đường thoát nước, lối đi chung; khiếu nại việc thu hồi và cấp GCNQSDĐ; đôi khi vẫn còn trường hợp tranh chấp đòi lại đất cũ.

Tóm lại: giai đoạn từ năm 2005-2006 tổng lượng đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tăng và tỷ lệ giải quyết cũng tăng. Từ năm 2006 đến 09 tháng đầu năm 2010 tổng số lượng đơn giảm dần và tỷ lệ giải quyết vẫn tăng, riêng năm 2007 tỷ lệ giải quyết giảm so với năm 2006 nhưng vẫn cao hơn so với năm 2005 tương ứng với đó là số vụ việc tồn đọng giảm. Nhưng về sau được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Chính Phủ, UBND Tỉnh trong lĩnh vực đất đai…đã góp phần cải thiện đáng kể tình hình tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn, tổng lượng đơn giảm dần, tỷ lệ giải quyết tranh chấp khiếu nại tăng.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại thị xã châu đốc tỉnh an giang từ năm 2005 đến năm 2010 (Trang 42 - 44)