Nguyên tắc và yêu cầu của

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại thị xã châu đốc tỉnh an giang từ năm 2005 đến năm 2010 (Trang 31 - 84)

Nguyên tắc để giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai

 Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý về đất đai.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân tức là Nhà nước ta không thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân hoặc bất kỳ hình thức sở hữu nào khác đối với đất đai vì đất đai là kết quả của quá trình lao động, chiến đấu của nhiều thế hệ nối tiếp nhau mới giành lại sự thống nhất đất nước như ngày nay.

Giải quyết tranh chấp đất đai nhằm bảo vệ sở hữu toàn dân về đất đai, bảo vệ thành quả cách mạng về ruộng đất mà nhân dân ta đã giành được.

Với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai, Nhà nước thực hiện việc thống nhất quản lý đất đai trong cả nước nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng đúng theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo lợi ích của Nhà nước cũng như của người sử dụng đất trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Thực hiện nguyên tắc này khi giải quyết tranh chấp đất đai phải dựa vào chính sách pháp luật về đất đai nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.

 Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai là thủ tục đầu tiên.

Khoản 1 Điều 135 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở…”. Trường hợp các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn lên UBND cấp xã nơi có tranh chấp.

Nguyên tắc này nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái theo truyền thống vốn có lâu đời trong nội bộ nhân dân ta, tăng cường tình đoàn kết trong bà con khu phố, tình làng nghĩa xóm, giữ vững ổn định tình hình giúp nhân dân địa phương yên tâm phấn khởi phát triển sản xuất.

Đồng thời phải kiên trì giáo dục, thuyết phục thông qua việc tuyên truyền pháp luật đất đai để các đương sự tự thỏa thuận sao cho thấu tình đạt lý tránh gò ép theo mệnh lệnh.

 Giải quyết tranh chấp đất đất đai nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội.

Tranh chấp đất đai sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữa cơ quan Nhà nước với nhân dân địa phương, gây mất trật tự trị an, có lúc gây thiệt hại về tài sản, tính mạng của nhân dân, vì vậy cần tập trung giải quyết nhanh chóng triệt để, để sớm ổn định tình hình trong nhân dân (Vi Văn Đài, Mai Thị Nghị, 2006).

Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai

Khi tiến hành hòa giải các tranh chấp đất đai phải đảm bảo các yêu cầu sau:

 Phải có được sự tự nguyện thực sự của các bên đương sự trong việc tự thỏa thuận về cách giải quyết.

 Nội dung thỏa thuận của các bên đương sự không trái với các quy định của pháp luật.

 Việc hòa giải phải được tiến hành khẩn trương, kiên trì động viên và thuyết phục các bên đương sự.

 Việc hòa giải phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên đang tranh chấp và có xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có phát sinh tranh chấp, biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp.

 Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn gửi biên bản hòa giải lên Phòng Tài nguyên và Môi trường; đối với các trường hợp tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau, gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường; đối với các trường hợp khác, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường và Nhà đất lập tờ trình Ủy ban nhân dân cùng cấp, quyết định công nhận những thay đổi về ranh giới, chủ sở hữu đất (Vi Văn Đài, Mai Thị Nghị, 2006).

1.12 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THỊ XÃ CHÂU ĐỐC

1.12.1 Bản đồ hành chính thị xã Châu Đốc

1.12.2 Vị trí địa lý

Vị trí: Châu Đốc là một thị xã biên giới phía tây nam của Tổ quốc thuộc tỉnh An giang.

Phía bắc giáp huyện An Phú

 Phía tây giáp huyện Tịnh Biên.

 Phía tây bắc giáp vương quốc Campuchia

 Phía nam giáp huyện Châu Phú

 Phía đông giáp huyện Phú Tân

Địa giới hành chính: Thị xã Châu Đốc có diện tích tự nhiên là 100,59 km2 được chia thành 04 phường, 03 xã gồm: phường Châu Phú A, phường Châu Phú B, phường Núi Sam, phường Vĩnh Mỹ, xã Vĩnh Châu, xã Vĩnh Ngươn, xã Vĩnh Tế

1.12.3 Điều kiện tự nhiên

Địa hình và thổ nhưỡng

Thị xã Châu Đốc thuộc vùng đồng bằng của tỉnh An Giang, do phù sa sông Hậu bồi đắp. Địa hình thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ở trung tâm có núi Sam đột khởi lên giữa đồng bằng tạo nên cảnh quan độc đáo. Phía Đông có sông Châu Đốc và

sông Hậu chảy theo chiều Bắc Nam. Phía Tây có kênh Vĩnh Tế, chạy song song với biên giới Campuchia, nối liền với thị xã Hà Tiên. Địa hình chia cắt bởi các kênh rạch ngang dọc.

Khí tượng - thủy văn

Khí hậu nóng ẩm nhưng ôn hòa, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình trong các năm không có sự chênh lêch lớn, dao động ở khoảng 270C. Độ ẩm cao và sự biến động về độ ẩm qua các năm thay đổi không nhiều, dao động trong khoảng từ 82,3 đến 84%. Biến động về thời gian chiếu sáng qua các năm không lớn, nhìn chung thì ổn định từ năm 2005 đến năm 2009. Trong năm hình thành 3 hướng gió chính: Tây - Tây Nam, Đông Bắc và Đông Nam, tốc độ gió trung bình trên năm là 1,6 m/s. Chế độ thủy văn ở Châu Đốc chủ yếu là bán nhật triều, số ngày có chế độ nhật triều trong tháng hầu như không đáng kể. Cứ khoảng nửa tháng có 3 - 5 ngày triều cường, sau đó triều giảm dần kéo dài khoảng 5 - 6 ngày, tiếp đó là 3 - 5 ngày triều lên, xuống rất yếu gọi là kỳ nước kém. Các kỳ con nước ở đây lặp lại một cách tuần hoàn nhưng khác nhau về cường độ. Trong một năm, biên độ triều của các trạm ven sông Hậu có những biến động mạnh mẽ. Vào mùa kiệt, biên độ triều tăng dần và đạt trị số lớn nhất vào tháng 4 hoặc tháng 5. Tiếp đó mùa lũ về, nước sông lên, biên độ triều giảm và đạt trị số nhỏ nhất vào tháng 9 hoặc tháng 10. Hằng năm từ tháng 7 đến tháng 11 là mùa nước nổi. 1.12.4 Điều kiện kinh tế - xã hội

kinh tế chủ yếu tập trung vào thương mại - dịch vụ đóng góp trên 60% vào cơ cấu kinh tế của Thị xã tiếp theo đó là công -nông nghiệp và du lịch. Châu Đốc có khu du lịch Núi Sam với 4 di tích lịch sử văn hóa được bộ văn hóa công nhận vào năm 1985, đặc biệt là Lễ Hội Vía Bà Chúa Sứ Núi Sam đã được Nhà nước công nhận là lễ

hội cấp Quốc gia ngày càng thu hút nhiều khách tham quan, mỗi năm hàng triệu lượt người, các mặt hàng đặt sản như: khô, mắm, cá basa…bên cạnh đó hoa màu và chăn nuôi cũng phát triển, nổi bật là nuôi trồng thủy sản, dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đông lạnh với sản lượng khoảng 150.000 tấn/ năm.

1.12.5 Dân số

Dân số toàn thị xã là 112.155 người; mật độ 1.115 người/ km2. Trên địa bàn thị xã có 4 dân tộc anh em cùng chung sống đó là: Kinh, Chăm, Hoa, Khmer sinh sống tập trung ở khu vực ven sông Hậu, ven Quốc lộ 91, tại các phường trung tâm Thị xã, tại các khu dân cư... với cơ cấu dân số trẻ, dân cư đô thị chiếm gần 55%.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN

Địa điểm: Đề tài được thực hiện từ ngày 16/08/2010-16/10/2010 tại Phòng Thanh tra thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang.

Thời gian: từ ngày 20/10/2010 - 20/11/2010 tại bộ môn Tài Nguyên Đất Đai, khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên, trường Đại Học Cần Thơ.

Phương tiện vật tư: máy tính, máy in và các văn phòng phẩm khác.

2.2 PHƯƠNG PHÁPBước 1: Thu thập tài liệu Bước 1: Thu thập tài liệu

 Luật đất đai 2003 có hiệu lực từ ngày 01/07/2004.

 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đai của Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 34/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

 Luật khiếu nại tố cáo 1998, đã được sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005.

 Luật thanh tra số 22/2004/QH11.

 Nghị Định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất Đai.

 Nghị Định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra.

 Nghị Định số 136/2006/NĐ-CP, ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.

 Nghị Định số 84/2007/NĐ-CP, ngày 25 tháng 5 năm 2007 về quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

 Quyết Định số 23/2010/QĐ-UBND Tỉnh An Giang ngày 21 tháng 04 năm 2010 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh An giang.

 Quyết Định số 25/2010/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 29 tháng 04 năm 2010, quy định bồi thường hỗ, trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang.

 Quyết Định số 39/2010/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 14 tháng 08 năm 2007 về việc ban hành tiếp công dân, giải quyết tranh chấp đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai.

 Giáo trình thanh tra kiểm tra đất đai của NXB Hà Nội- 2006.

 Báo cáo về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai của thanh tra thị xã Châu Đốc từ năm 2005 đến tháng 10 năm 2010.

Bước 2: Nghiên cứu hồ sơ

 Nghiên cứu hồ sơ giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai đã có quyết định giải quyết sau cùng và có hiệu lực pháp luật, các hồ sơ đang thụ lý.

 Số lượng các vụ việc tranh chấp, khiếu nại và khả năng giải quyết đơn thư mỗi năm của thị xã Châu Đốc.

 Các dạng tranh chấp, khiếu nại đất đai.

 Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai của thị xã Châu Đốc.

Bước 3: Tham gia thực tế công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai

 Trong quá trình thực tập tham gia thực tế công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang.

 Qua đó ghi nhận cách thức giải quyết đối với từng dạng tranh chấp, khiếu nại và thu thập ý kiến của người dân, học hỏi thêm kinh nghiệm.

Bước 4: Phân tích nhận xét đánh giá

Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ và đi thực tế, nhận xét số lượng các vụ tranh chấp,

khiếu nại tăng hay giảm qua các năm và xác định nguyên nhân tăng hay giảm.

 Ở mỗi dạng tranh chấp, khiếu nại đất đai cho ví dụ cụ thể và nhận xét về cách thức giải quyết đối với từng dạng tranh chấp, khiếu nại.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1 TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH TRANH CHẤP KHIẾU

NẠI ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CHÂU ĐỐC TỪ NĂM 2005 ĐẾN 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

3.1.1 Tình hình tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc

Châu Đốc được hình thành địa giới hành chính vào năm 1757 thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đến giữa năm 1966 thành lập Thị ủy Châu Đốc, tháng 02-1976, thị xã Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, gồm 2 xã: Châu Phú A và Châu Phú B. Ngày 27-01- 1977, nhận thêm xã Vĩnh Ngươn của huyện Châu Phú theo Quyết định số 199/TC.UB của UBND tỉnh An Giang. Ngày 25-04-1979, chuyển 2 xã Châu Phú A, Châu Phú B thành phường Châu Phú A, phường Châu Phú B và thành lập xã Vĩnh Mỹ theo Quyết định 181/CP của Chính phủ. Ngày 23-08-1979, nhận thêm xã Vĩnh Tế của huyện Châu Phú theo Quyết định 300/CP của Chính phủ. Ngày 22-03-2002, tách một phần xã Vĩnh Tế để thành lập phường Núi Sam. Ngày 01-09-2007, thị xã Châu Đốc tổ chức lễ công nhận đô thị loại 3.

Từ khi được thành lập đến nay thị xã Châu Đốc cũng như các đô thị khác trong cả nước, đã được sự đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, việc mở rộng hệ thống giao thông, các công trình công cộng, các cụm công nghiệp–tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực vui chơi, giải trí, ẩm thực, nhà hàng, khách sạn… đang ngày càng đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, do đó giá đất tăng lên là đều tất yếu. Tính từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010 tình trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc diễn ra khá phổ biến và phức tạp, số lượng đơn khiếu nại và tỷ lệ giải quyết tăng giảm tùy theo từng năm do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. chi tiết được trình bày trong hình 3.1.

Qua hình 3.1 cho thấy tổng số lượng đơn có sự thay đổi tăng giảm qua từng năm, cụ thể trong hai năm đầu lượng đơn tăng, sau đó lượng đơn lại giảm dần từ năm 2006 đến năm 2010

Nhìn chung từ năm 2005 đến 2006 tổng số đơn tranh chấp khiếu nại đất đai có sự gia tăng, năm 2005 là 63 đơn, đến năm 2006 là 76 đơn. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng đơn tồn đọng năm 2005 chuyển sang và số lượng đơn phát sinh năm 2006 tăng, trong năm 2005 đơn phát sinh là 47, số đơn tồn đọng chuyển sang năm 2006 là 26 đơn, đơn phát sinh năm 2006 là 50 đơn. Số lượng đơn tồn đọng và phát sinh như vậy có thể được giải thích là do công tác giải quyết tranh chấp đất đai vừa được Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Châu Đốc bàn giao cho phòng Thanh tra thị xã năm 2004 nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai, bên cạnh đó số lượng cán bộ của Thanh tra thị xã vẫn còn hạn chế nhưng số lương đơn khiếu nại quá nhiều và việc tuyên truyền pháp luật chưa được phổ biến rộng rãi, điều này dẫn đến người dân thiếu thông tin, kiến thức về pháp luật đất đai, họ không nắm rõ được trình tự thủ tục trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, do đó có những vụ việc người dân không tự thương lượng, hoặc có thương lượng nhưng không thành, chưa được hòa giải ở cấp cơ sở mà đã chuyển lên UBND Thị xã. Có những vụ việc hòa giải

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại thị xã châu đốc tỉnh an giang từ năm 2005 đến năm 2010 (Trang 31 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)