Nguyên nhân phát sinh tranh chấp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại thị xã châu đốc tỉnh an giang từ năm 2005 đến năm 2010 (Trang 41 - 42)

Đốc

Nguyên nhân khách quan

Do điều kiện nước ta chảy qua các thời kỳ lịch sử trong chiến tranh và sau chiến tranh đã để lại nên khi thực hiện các chính sách đất còn chồng chéo, sơ hở và hệ thống pháp luật quy định chưa rõ ràng đã gây khó khăn cho việc thực thi chính sách đất đai của Nhà nước.

Nguyên nhân chủ quan

Trong một thời gian dài công tác quản lý sử dụng đất đai còn lỏng lẽo, quản lý đất đai ở một số nơi còn yếu.

Việc tuyên truyền và vận dụng pháp luật đất đai vào cuộc sống điều xuất phát chủ yếu dựa vào con người, một phần là do năng lực của những cán bộ trong lĩnh vực quản lý đất đai. Hiện nay kiến thức pháp luật về đất đai của người dân đã được nâng cao, tuy nhiên ở những vùng sâu, vùng xa cách trung tâm Thị xã thì vẫn còn lạc hậu, họ chưa hiểu biết nhiều về chính sách pháp luật của Nhà nước nên dẫn đến phát sinh tranh chấp, việc mua bán không có giấy tờ, không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Giá đất tăng cao trong những năm gần đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình hình tranh chấp khiếu nại đất đai ngày càng tăng nhanh, giá đất tăng khiến cho một số người có tư tưởng cục bộ, muốn lấn chiếm đất đai làm sở hữu riêng. Chính sách pháp luật Nhà nước có nhiều thay đổi, kể từ ngày 01/01/2008 người sử dụng đất phải có GCN QSDĐ mới được thực hiện giao dịch, người dân muốn thiết lập quyền sử dụng đất hợp pháp để họ có thể an tâm sản xuất nhưng trong quá trình đo đạc làm thủ tục để được cấp giấy thì dù chỉ với diện tích nhỏ cũng dẫn đến phát sinh tranh chấp về ranh giới, về quyền sử dụng đất.

Việc quản lý và sử dụng đất đai thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước, phong trào “ruộng đất về tay dân cày”, công cuộc cải cách ruộng đất, việc thành lập tập đoàn hợp tác xã, nhường cơm xẻ áo, khoán sản phẩm, giao ruộng đất cho người dân sử dụng… dẫn đến việc đòi lại đất cũ sau chiến tranh, đặc biệt là từ khi luật đất đai năm 1993 ra đời, Nhà nước đã cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất càng làm cho tình hình tranh chấp càng thêm phức tạp.

Thiếu sót trong quá trình làm hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất của đương sự, đôi khi cũng do lỗi về phía cơ quan Nhà nước trong quá trình cấp GCNQSDĐ.

Việc đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư chưa thỏa đáng gây thiệt hại đến lợi ích của người dân nên phát sinh khiếu nại.

Việc hòa giải tranh chấp, khiếu nại đất đai ở cấp dưới đôi khi vẫn còn yếu, chưa tạo được niềm tin của người dân khiến cho người dân luôn có tâm lý muốn tranh chấp khiếu nại lên cấp cao hơn.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại thị xã châu đốc tỉnh an giang từ năm 2005 đến năm 2010 (Trang 41 - 42)