Tranh chấp ranh giới, đường thoát nước, lối đi chung

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại thị xã châu đốc tỉnh an giang từ năm 2005 đến năm 2010 (Trang 48 - 84)

Tranh chấp dạng này xảy ra khá phổ biến trên địa bàn thị xã Châu Đốc trong giai đoạn từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010 với số vụ thụ lý là 108 vụ, chiếm tỷ lệ khá cao trong các dạng trang chấp với tỷ lệ là 35,1%. Nguyên nhân tranh chấp dạng này là do: khi giá trị của đất còn thấp nên nhiều người không quan tâm, do đó ranh giới từ trước đến nay không được xác định rõ ràng, các hộ giáp ranh với nhau sẵn sàng bỏ ra một phần diện tích đất của mình để làm lối đi chung, hay mỗi bên tự nguyện góp một phần diện tích đất của mình để sử dụng cho lợi ích chung, hoặc là do qua các lần chuyển nhượng đất đai giữa các chủ sử dụng lại không đo đạc cắm mốc ranh giới, hoặc có cắm mốc ranh giới bằng những vật dụng tạm bợ như hàng cây, con mương. Mà những vật dụng này dễ thay đổi theo thời gian nên về sau khi đất đai trở nên có giá thì một trong hai bên, hoặc cả hai bên không chấp nhận sử dụng chung phần đất đó nữa và dẫn đến tranh chấp xảy ra; có trường hợp phần đất trống không có người sử dụng nên các đối tượng tự rào chắn để lấn chiếm, cũng có trường hợp người sử dụng đất có xu hướng muốn lấn chiếm đất của người khác. Ngoài ra một phần do công tác đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây cho người dân còn thiếu chính xác

dẫn đến thừa hoặc thiếu đất của người dân. Khi giá đất tăng cao mọi người điều muốn được quyền sở hữu riêng của mình nên dẫn đến phát sinh tranh chấp.

Đối với tranh chấp đất đai dạng này thì chủ trương giải quyết của Thị xã là dựa vào hiện trạng sử dụng đất trên thực tế, nguồn gốc tứ cận, quá trình sử dụng đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất mà xác định phần đất đang tranh chấp đó thuộc về ai, đồng thời trích lục hồ sơ địa chính, ngoài ra cũng đẩy mạnh công tác hòa giải để hai bên có thể thương lượng thỏa thuận nhằm đưa ra biện pháp giải quyết để hai bên đều có lợi. Có thể nói hòa giải trong tranh chấp đất đai là biện pháp được ưu tiên nhiều hơn cả.

Đơn cử Ông Nguyễn Văn Linh, sinh năm 1928, ngụ tại tổ 3, ấp Vĩnh Chánh 1, xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc. (đại diện theo ủy quyền là ông Nguyễn Văn Sơn). Nội dung: Tranh chấp ranh đất với Ông Lê Văn Tòng, sinh năm 1924, ngụ tại tổ 3, ấp Vĩnh Chánh 1, xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc. (đại diện theo ủy quyền là ông Lê Văn Bình). đất toạ lạc tại ấp Vĩnh Chánh 1, xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc.

Yêu cầu: Ông Nguyễn Văn Linh yêu cầu được đòi lại phần diện tích đất hiện đang tranh chấp, không nhận lại thành quả lao động.

Diễn biến vụ việc

Nguồn gốc đất do gia đình ông mua lại của ông Phạm Văn Đăng vào năm 1973, với diện tích ngang khoảng 40m, dài từ lộ tới mé sông hai bên làm hợp đồng mua bán tay (do chiến tranh đã bị thất lạc).

Năm 2002, khi gia đình ông Lê Văn Tòng cắm ranh để đo đạc đăng ký CGCNQSDĐ đồng lọat, thì gia đình ông Linh không đồng ý với mốc ranh của gia đình ông Tòng cắm nên dẩn đến tranh chấp cho đến nay.

Tại biên bản hòa giải ngày 14/01/2003, tại Ban ấp Vĩnh Chánh 1,

ý kiến ông Linh đề nghị hai chủ cũ đã bán đất cho ông và ông Tòng đến xác định lại ranh đất nếu hai chủ cũ xác định ranh chổ nào thì ông đồng ý ranh tới đó.

Ý kiến ông Tòng cho rằng khi gia đình bà Thảnh bán đất cho ông có chỉ ranh đất chứ ông không có lấn ranh, đồng thời ông có trồng bụi tre ngay bờ ranh phía dưới sông, ông thống nhất với ý kiến của ông Linh là mời hai chủ cũ đã bán đất cho ông và ông Linh đến xác định lại ranh đất nếu hai chủ cũ xác định ranh chổ nào thì ông đồng ý ranh tới đó.

Tại biên bản xác định ranh đất thổ cư ngày 17/01/2003, tại khu đất đang tranh chấp. Nguyễn Thị Thảnh (người bán đất cho ông Tòng) và ông Phạm Văn Đăng (người bán đất cho ông Linh) cho rằng lúc trước hai gia đình có cùng đào một con mương ngang khoảng 2m để thuận tiện cho ghe, xuồng vào, mỗi bên một nữa và ông Đăng có trồng hàng cây me nước trên bờ mương phía bên đất của ông.

Ý kiến ông Linh đồng ý với ranh đất hai chủ cũ xác định.

Ý kiến ông Tòng không đồng ý cho rằng hai chủ cũ xác định hàng cây me nước và cái mương là không đúng, ông cho rằng khi ông mua đất không có con mương chỉ có hàng cây me nước thể hiện ranh giữa ông và ông Linh, đồng thời có trồng bụi tre ngây hàng cây me nước để làm ranh, gia đình ông Linh không đứng ra tranh chấp, ông

Tòng đồng ý với ranh đất từ trụ đá ông cắm vô 0,4m. Ý kiến ông Linh không đồng ý ông cho rằng ranh đất nằm giữa con mương nên không thể hòa giải, vụ việc được chuyển đến UBND xã Vĩnh Ngươn.

Theo biên bản hòa giải của UBND xã Vĩnh Ngươn vào các ngày 27/6/2005, 20/7/2005, 13/2/2006.

Ý kiến ông Linh cho rằng ranh đất giữa ông và ông Tòng là nằm giữa con mương tính từ hàng me nước đo xuống 1,25m từ đường lộ thẳng ra mé sông.

Ý kiến ông Tòng không đồng ý với ý kiến ông Linh, ông cho rằng ranh đất giữa ông và ông Linh là ngay hàng me nước hiện tại còn 2 gốc, do hai bên ông Tòng và ông Linh không thống nhất với nhau về ranh đất nên dẩn đến các lần hòa giải không thành. Ngày 22/02/2006, ông Nguyễn văn Linh có đơn khiếu nại gởi đến Thanh tra thị xã Châu Đốc.

Làm việc tại Thanh tra thị xã vào các ngày 17/3/2006, 08/8/2006, 09/4/2007, 29/11/2007, 06/12/2007.

Ý kiến ông Nguyễn Văn Sơn (đại diện theo ủy quyền) ông cho rằng về nguồn gốc đất là do gia đình mua lại của ông Phạm Văn Đăng vào năm 1973, với diện tích ngang khoảng 40m, dài từ lộ tới mé sông hai bên làm hợp đồng mua bán tay (do chiến tranh đã bị thất lạc) hằng năm gia đình ông đều có đóng thuế nhà, đất cho nhà nước, khi Đoàn đo đạc Vũng Tàu đến yêu cầu cắm mốc ranh thì gia đình ông Tòng cắm mốc ranh lấn qua phần đất của gia đình ông nên phát sinh tranh chấp, ông yêu cầu đòi lại phần đất hiện gia đình ông Tòng chiếm dụng.

Ý kiến ông Lê Văn Bình (đại diện theo ủy quyền) ông cho rằng nguồn gốc đất là do gia đình ông mua lại của bà Nguyễn Thị Thảnh và năm 1974, chỉ mua bán bằng miệng và đồng thời gia đình ông sử dụng cất nhà ở và có trồng bụi tre ngay ranh đất cập với ông Linh, khi Đoàn đo đạc Vũng Tàu đến yêu cầu cắm mốc ranh thì gia đình ông cắm mốc ranh, gia đình ông Linh không đồng ý cho rằng ông cắm mốc ranh lấn qua phần diện tích đất của ông nên phát sinh tranh chấp cho đến nay, ông yêu cầu được sử dụng phần diện tích đất mà gia đình ông đã mua lại của bà Thảnh.

Qua những lần hòa giải vào các ngày 09/3/2007, 01/6/2007, 13/12/2007.

Ý kiến ông Sơn cho biết khi gia đình ông mua đất của ông Đăng là có cái mương và hàng cây me nước, ranh đất giữa gia đình ông và ông Tòng là nằm giữa mương. Ý kiến ông Bình cho rằng ranh đất giữa ông và gia đình ông Sơn là ngay hàng cây me nước.

Ý kiến ông Sơn ông yêu cầu lấy ranh cập vách nhà lớn của ông Bình đang sử dụng từ đường lộ thẳng ra tới mé sông nếu gia đình ông Bình không đồng ý thì ông yêu cầu xác định lại con mương cách hàng cây me nước về phía dưới khoảng 2,5m (hiện nay con mương đã bồi lạng mất). Ý kiến ông Bình không thống nhất ý kiến của ông Sơn, ông Yêu cầu giữ nguyên hiện trạng phần diện tích đất đang tranh chấp không cho ai sử dụng. Hai bên không thống nhất ý kiến với nhau nên không thể dẫn đến thương lượng tiếp nên hòa giải không thành, hai bên yêu cầu giải quyết theo pháp luật.

Theo biên bản xác minh ngày 16/6/2004, 03/6/2005, 12/12/2005, 14/9/2007, của 06 hộ dân gần khu vực và nắm rõ về nguồn gốc đất hiện đang tranh chấp (trong đó có 02 hộ chủ cũ bán đất lại cho hai ông), 06 hộ dân cho rằng về nguồn gốc đất hiện ông Linh và ông Tòng đang tranh chấp, trước kia là của gia đình ông Đăng và bà Thảnh có thể hiện con mương và hàng cây me nước do gia đình ông Đăng trồng trên bờ mương của ông, đồng thời ranh đất nằm giữa con mương, sau nầy gia đình ông Đăng bán đất lại cho ông Linh, gia đình bà Thảnh bán đất lại cho ông Tòng. Ý kiến của 06 hộ dân là xác định lại con mương rồi chia đôi cho ông Linh một nửa ông Tòng một nửa.

Theo biên bản đo đạc hiện trạng ngày 17/10/2007 của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất, phần phần đất hiện đang tranh chấp được thể hiện như sau :

Tổng diện tích đất hiện đang tranh chấp là 117,9m2, trên phần diện tích đất tranh chấp có nhà của ông Lê Phát Muộn tổng diện tích là 60.0m2 và nhà của ông Lê Văn Bình tổng diện tích là 32,8m2 và phần nhà tắm của ông Bình tổng diện tích 2,90m2.

Theo biên bản hoà giải ngày 03/7/2008 của UBND xã Vĩnh Ngươn.

Ý kiến ông Lê Văn Bình thống nhất cách tính từ trụ đá ngoài sông đo xuống 1m, còn trụ đá cặp nhà ông Muộn giữ nguyên kéo dây thẳng xuống làm ranh nếu có phần nào nằm bên phía bên kia thì ông Bình tự di dời hoặc đốn bỏ.

Ý kiến ông Nguyễn Văn Sơn không thống nhất theo ý kiến ông Bình, ông Sơn chỉ đồng ý theo cách tính lấy hàng nóng thứ nhất cặp nhà ông Lê Phát Muộn làm chuẩn kéo ra phía sau đến hàng nóng thứ nhất cặp nhà ông Bình thẳng ra tới sông, ông Bình phải di dời nhà bếp, chuồng heo và đốn bụi tre.

Ý kiến ông Bình không đồng ý theo cách tính của ông Sơn.

Qua động viên phân tích và Hội đồng có ý kiến cách tính lấy ranh là từ vách nhà bếp của ông Bình đo ra 0,2m kéo thẳng từ ngoài đường đến mé sông, hai bên ông Bình và ông Sơn cũng không thống nhất nên kết quả hòa giải không thành.

 Căn cứ Biên bản đối thoại ngày 20/11/2008 của UBND thị xã kết luận như sau : Giao cho UBND xã Vĩnh Ngươn tổ chức mời ông Tòng, ông Linh đến hoà giải tiếp. Căn cứ Biên bản hoà giải không thành ngày 20/12/2008 của UBND xã Vĩnh Ngươn.

Nhận xét:

 Hiện trạng phần ranh đất hiện đang tranh chấp không thể xác định được.

 Tại biên biên bản xác minh ngày 16/6/2004, 03/6/2005, 12/12/2005, 14/9/2007, của 06 hộ dân gần khu vực và nắm rõ về nguồn gốc đất hiện đang tranh chấp (trong đó có 02 hộ chủ cũ bán đất lại cho hai ông), 06 hộ dân cho rằng về nguồn gốc đất hiện ông Linh và ông Tòng đang tranh chấp, trước kia là của gia đình ông Đăng và bà Thảnh có thể hiện con mương và hàng cây me nước đồng thời ranh đất nằm giữa con mương. Ý kiến của 06 hộ dân là xác định lại con mương rồi chia đôi con mương cho hai ông.

 Ý kiến ông Tòng không đồng ý ông cho rằng ranh đất nằm ngây hàng cây me nước.

 Ý kiến ông Linh đồng ý với ý kiến của 06 hộ dân.

 Ông Linh và ông Tòng không thể hiện được những giấy tờ để chứng minh về nguồn gốc đất của minh hiện đang sử dụng.

Hiện phần đất tranh chấp có nhà của ông Muộn và ông Bình.

Từ những cơ sở trên xét thấy: Việc ông Nguyễn Văn Linh đứng ra tranh chấp ranh đất với ông Lê Văn Tòng là không có cơ sở. Vì hai ông không thể hiện được những giấy tờ để chứng minh về nguồn gốc đất của mình hiện đang sử dụng.

 Căn cứ biên bản cuộc họp Hội đồng giải quyết đơn khiếu nại- tố cáo của công dân ngày 10/9/2008 của UBND thị xã Châu Đốc.

Kết luận

 Bác đơn tranh chấp đất của Nguyễn Văn Linh (đại diện theo ủy quyền là ông Nguyễn Văn Sơn). Giữ y hiện trạng diện tích đất đang tranh chấp là 117,9m2 giao cho UBND xã Vĩnh Ngươn quản lý.

 Tạm giữ hiện trạng nhà gắn liền với đất đang ở cho hai hộ gồm : nhà của ông Lê Phát Muộn tổng diện tích là 60.0m2, nhà của ông Lê Văn Bình tổng diện tích là 32,8m2 và phần nhà tắm của ông Bình tổng diện tích 2,90m2 theo biên bản đo đạc hiện trạng ngày 17/10/2007 của Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất thị xã Châu Đốc.

 Khi nào ông Linh, ông Tòng tự thoả thuận được ranh đất với nhau thì UBND xã Vĩnh Ngươn xem xét, lập hồ sơ cấp QSDĐ cho hai hộ này trước, sau đó mới xem xét cấp QSDĐ cho ông Lê Phát Muộn và ông Lê Văn Bình.

3.3.3 Khiếu nại về việc thu hồi và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Phát sinh dạng này chiếm tỷ lệ 11,7% với số vụ thụ lý là 36 vụ. Nguyên nhân phát sinh dạng này là trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhiều khi một phần xảy ra sai sót do lỗi của cơ quan Nhà nước như: Cấp GCNQSDĐ sai xót về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích, cấp nhầm cho người khác, có trường hợp GCN QSDĐ của hai hộ kề nhau có phần diện tích nằm chồng lên nhau, có phần diện tích đất trên giấy nhưng trên thực tế lại không có… có trường hợp không cấp GCN QSDĐ mà không có lý do chính đáng hoặc lý do không rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết lại không giải thích rõ ràng cho dân hiểu lý do tại sao không cấp giấy… điều này đã dẫn đến phát sinh tranh chấp đất, đòi được cấp GCNQSDĐ. hoặc do trong hợp đồng chuyển nhượng hai bên đương sự không ghi rõ ràng phần diện tích đất được chuyển nhượng, nên khi cấp GCNQSDĐ thì các cơ quan chức năng khó khăn trong việc xác định phần diện tích đất trong hợp đồng, ban đầu đã cấp giấy rồi nhưng sau khi xem xét lại thì có sự điều chỉnh, gây phát sinh khiếu nại giữa hai bên. Khi giải quyết những vụ việc này thì chủ trương của Thị xã là xem xét, kiểm tra lại hồ sơ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, kết hợp với đo đạc đối chiếu lại trên thực tế để xác minh làm rõ lỗi sai xót và chỉnh sửa lại vào hồ sơ địa chính (nếu có).

Đơn cử bà Trần Thị Út ngụ khóm Hòa Bình, phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc, (đại diện theo ủy quyền là ông Đỗ Thế Phong, sinh năm 1983, ngụ ấp Châu Giang, xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang)

Nội dung: Khiếu nại bà Lê Ngọc Thành được cấp giấy chứng nhận QSDĐ trái pháp luật, lý do : bà Thành được cấp giấy chứng nhận QSDĐ trong khi đất còn đang tranh chấp, đề nghị thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ của bà Thành

Diễn biến vụ việc như sau:

Thanh tra thị xã tiến hành thẩm tra lại hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho bà Thành kết quả như sau :

* Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ gồm có :

 Ngày 29/12/2004 bà Lê Ngọc Thành làm Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất đã được UBND phường Vĩnh Mỹ xác nhận (không ngày tháng năm) là đất ở ổn định từ trước năm 1975 cho đến nay, không tranh chấp, Hội đồng thống nhất đề nghị duyệt cấp.

 ngày 30/12/2004 bà Lê Ngọc Thành làm Đơn xin xác nhận tài sản riêng, có xác

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại thị xã châu đốc tỉnh an giang từ năm 2005 đến năm 2010 (Trang 48 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)