Các dạng tranh chấp, khiếu nại đất

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại thị xã châu đốc tỉnh an giang từ năm 2005 đến năm 2010 (Trang 44 - 84)

ĐỊA BÀN THỊ XÃ CHÂU ĐỐC TỪ NĂM 2005 ĐẾN 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

Từ khi được thành lập đến nay, thị xã Châu Đốc đã và đang khẳng định vai trò, vị trí của mình là trung tâm kinh tế lớn thứ 2 của tỉnh An Giang nói chung và Đồng

Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội trong những

năm qua, trên địa bàn thị xã Châu Đốc đã xuất hiện một số dạng tranh chấp, khiếu nại đất đai rất phong phú và phức tạp, có những vụ việc đang xen lẫn nhau phải trải qua một thời gian dài mới có thể giải quyết dứt điểm được. Những vụ khiếu nại, tranh chấp đất đai có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có thể do nguyên nhân chủ quan và cũng có thể do những nguyên nhân khách quan.

Nhìn chung tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn Thị xã diễn ra khá phổ biến và phân bố rải rác ở khắp các xã, phường, đôi khi có những vụ việc khiếu nại tập trung

đông người gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự xã hội. Tùy vào mỗi năm mà xuất hiện những dạng tranh chấp đất đai khác nhau, đó chính là đặc thù của tranh chấp đất đai.

Các dạng tranh chấp đất đai rất đa dạng, nhưng nhìn chung thì trên địa bàn Thị xã có 5 dạng khiếu nại và tranh chấp chính như: khiếu nại việc đền bù, giải tỏa, hỗ trợ, tái định cư; Tranh chấp về ranh giới, đường thoát nước, lối đi chung; khiếu nại việc thu hồi và cấp GCNQSDĐ; Tranh chấp đòi lại đất cũ và một số dạng tranh chấp khác. Trong đó khiếu nại việc đền bù, giải tỏa, hỗ trợ, tái định cư chiếm số vụ việc cao nhất và cũng là vấn đề rất nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều người, đến an ninh trật tự nên được nhiều người quan tâm; Kế đến là tranh chấp về ranh giới, đường thoát nước, lối đi chung cũng chiếm tỷ lệ khá cao khi đất đai ngày càng có giá trị như hiện nay; Khiếu nại việc thu hồi và cấp GCNQSDĐ; tranh chấp đòi lại đất cũ và một số dạng tranh chấp khác tuy chiếm số lượng ít nhưng đây là vấn đề cần phải được quan tâm cũng ảnh hưởng đến an ninh trật tự và khả năng quản lý đất đai của cơ quan nhà nước trên địa bàn. Các dạng tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc từ năm 2005 đến 09 tháng đầu năm 2010 bao gồm một số dạng chính được liệt kê trong bảng 3.2 và hình 3.3.

Bảng 3.2: Tổng hợp các dạng tranh chấp, khiếu nại đất đai phát sinh trên địa bàn thị xã

Châu Đốc từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010

(Nguồn:Thanh tra thị xã Châu Đốc)

Dạng tranh chấp

khiếu nại

2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng

số vụ

Khiếu nại đòi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

28 54 29 9 1 2 123

Tranh chấp ranh giới, đường thoát nước, lối đi chung

29 16 28 20 12 3 108

Khiếu nại việc thu hồi và cấp GCN QSDĐ

0 0 0 0 20 16 36

Tranh chấp đòi lại đất cũ

0 1 4 3 3 1 12

Tranh chấp đòi lại đất cũ

Tranh chấp ranh đất, đường thoát nước, lối đi chung Khiếu nại việc thu hồi và cấp GCN QSDĐ

Khiếu nại đòi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Các dạng khác 3.9% 35.1% 11.7% 39.9% 9.4%

Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % các dạng tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010

3.3.1 Khiếu nại việc đền bù, giải tỏa, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Khiếu nại dạng này thường phổ biến trên địa bàn Thị xã trong giai đoạn từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010 với số vụ thụ lý là 123 vụ, chiếm tổng số vụ cao nhất trong các dạng trang chấp với tỷ lệ 39,9%.

Nguyên nhân: để tập chung vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, cùng với sự đầu tư nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng, việc mở rộng hệ thống giao thông, các công trình công cộng, khu tái định cư, các cụm công nghiệp–tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực vui chơi, giải trí, ẩm thực, nhà hàng, khách sạn… Tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để phục vụ cho các dự án phát triển đã gặp không ít khó khăn, vướng mắt như: trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua nền nhà ở tại khu tái định cư, giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường, diện tích bồi thường nhỏ hơn diện tích trên GCNQSDĐ, chính sách hỗ trợ tái định cư chưa phù hợp với nguyện vọng của người dân… nên thường xảy ra tranh chấp khiếu nại, mà chủ yếu là khiếu nại về giá đất đền bù không thỏa đáng với giá trị thực của diện tích đất bị thu hồi và chính sách tái định cư chưa phù hợp. Việc xác định giá đất như thế nào để sao cho phù hợp và phải sát với mức giá trên thị trường là một vần đề rất cần được quan tâm.

Đối với dạng khiếu nại này thì chủ tịch UBND thị xã giao cho Thanh tra thị xã giải quyết vụ việc, xác định và điều chỉnh lại mức giá đền bù cho hợp lý, hoặc xem xét ở nhiều góc độ như nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, ngoài ra còn xem xét hoàn cảnh gia đình đã có đất sử dụng hay chưa.

Đơn cử Ông Phạm Văn Sơn, sinh năm 1952, cư ngụ tại tổ 8, khóm Châu Long 1, phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung: Khiếu nại công trình xây dựng KDC Châu Long 1, phường Vĩnh Mỹ giải tỏa nhà, đất ở năm 1998 nhưng không được đền bù. Yêu cầu: Bồi hoàn chênh lệch nền nhà cũ bị giải tỏa diện tích là 32m2.

Diễn biến vụ việc:

Năm 1977, do chiến tranh biên giới tây nam gia đình ông Phạm Văn Sơn cư ngụ tại phường Châu Phú A di chuyển về xã Vĩnh Mỹ (nay phường Vĩnh Mỹ) được ông Trần Tấn Đức Giám đốc Xí nghiệp cơ khí Thị xã cho ông Sơn (ông Sơn là nhân viên của xí nghiệp) cất 01 căn nhà để ở trên phần đất trống phía trên liền kề với Xí nghiệp.

Ngày 09/12/1996 ông Sơn có đơn xin hợp thức hoá căn nhà gởi Phòng Quản lý Đô thị thị xã (trong đơn có xác nhận của ông Trần Tấn Đức và ông Nguyễn Ngọc Thiện phó Giám đốc xí nghiệp) nhưng không được giải quyết vì không rõ nguồn gốc đất.

Thực hiện Dự án quy họach KDC Châu Long 1 được UBND tỉnh phê duyệt bằng Quyết định số 307/QĐ.UB ngày 04/4/1996 và quyết định thu hồi giao đất của Thủ tướng Chính phủ số 27/QĐ-TTg ngày 09/01/1999.

Từ năm 1998 – 1999 UBND thị xã Châu Đốc tổ chức thực hiện di dời dân trong khu vực để san lắp mặt bằng và giải quyết các chính sách đền bù giải tỏa, đối với hộ ông Sơn do không có giấy tờ chứng minh về đất hợp lệ- hợp pháp nên chỉ xét hỗ trợ 500.000 đồng và được mua 01 nền nhà tái định cư tại khu dân cư Châu Long 1, nền số 29, lô 1B, diện tích: 72m2 với giá 72.000.000 đồng. Ông Sơn khiếu nại.

Ngày 10/08/1999, UBND thị xã trả lời bằng công văn số 171/CV.UB với nội dung chỉ bồi thường đất đối với những hộ có giấy tờ hợp lệ, hợp pháp về đất và không đồng ý cho gia hạn việc trả tiền mua nền nhà của các hộ, ông Sơn tiếp tục khiếu nại.

Ngày 11/02/2003 UBND thị xã tiếp tục ra công văn số 78/CV.UB, trả lời đơn khiếu nại không giải quyết việc ông Sơn yêu cầu xin khấu trừ tiền nền nhà cũ.

Ngày 16/12/2006 ông Phạm Văn Sơn tiếp tục có đơn khiếu nại gởi UBND Thị xã, yêu cầu xem xét khấu trừ phần tiền chênh lệch nền nhà cũ bị giải tỏa tại khu quy họach khu dân cư Châu Long 1, phường Vĩnh Mỹ trước đây.

Biên bản làm việc tại Thanh tra thị xã ngày 13/03/2007 và 30/07/2007

Ông Phạm Văn Sơn trình bày: Năm 1977, gia đình ông cư ngụ tại phường Châu Phú A do chiến tranh biên giới phải di chuyển đi nơi khác, lúc đó ông là công nhân của Xưởng cơ khí Thị xã nên được ông Trần Tấn Đức Giám đốc Xưởng và ông Tư Biện cho ông cất 01 căn nhà cập vách phía trên Xưởng (cho cất không có giấy tờ). Nhà ông cất có kết cấu: Nền xi măng, vách tol, mái tol với DT ngang 3,8m, dài 7,6m. Năm 1996 ông làm tờ trình xin hợp thức hóa căn nhà nêu trên nhưng không được giải quyết với lý do không có giấy tờ và không rõ nguồn gốc đất. Năm 1999 khi thực hiện dự án khu dân cư Châu Long 1, nhà ông bị giải tỏa nhưng không được bồi thường chỉ hỗ trợ di dời nhà số tiền 500.000 đồng và được ưu tiên mua 01 nền nhà tái định cư tại khu dân cư Châu Long 1, nền số 29, lô 1 B, DT 4m x 18 = 72m2 với giá 72.000.000 đồng, hiện tại ông đã trả tiền nền được 32.000.000 đồng, còn nợ 40.000.000 đồng. Nền nhà trên hiện ông đã cất nhà ở. Ông yêu cầu nhà nước xem xét khấu trừ tiền chênh lệch nền nhà cũ bị giải tỏa.

Theo biên bản xác minh Ban lãnh đạo Xưởng cơ khí trực thuộc Công ty cổ phần Dịch vụ vận tải Châu Đốc ngày 06/8/2007 được biết: Vào năm 1977, Xưởng cơ khí được UBND thị xã cho dời về đây với diện tích ngang 42m, dài 80m. Trong diện tích đất của xưởng cơ khí thì có nhà của ông Phạm Văn Sơn, ông Sơn cất nhà trong đất của Xưởng cơ khí, vì ông chạy giặc pháo kích và ông là công nhân của Xưởng nên mới được Xưởng cho ở. Sau đó xây dựng KDC Châu Long 1 thì nhà ông Sơn bị giải tỏa. Nhưng thực tế đất ông Sơn cất nhà là đất của Xưởng cơ khí được UBND thị xã Châu Đốc giao.

Theo biên bản đo đạc- kiểm tra hiện trạng nhà ở, đất ở ngày 26/09/1998 của phòng Quản lý đô thị, thì nhà của ông Sơn có diện tích ngang 3,80m, dài 7,60m, cấu trúc căn nhà: Nền láng xi măng, khung cây, vách tol + ván, mái lá.

Bảng báo cáo tổng hợp về số liệu đo đạc hiện trạng sử dụng của các hộ do UBND phường Vĩnh Mỹ lập ngày 19/10/1998 có tổng số 27 hộ, trong đó có hộ ông Sơn thể hiện diện tích 32m2 được xem xét giải quyết mua 01 nền với giá 72.000.000 đồng (1.000.000đ/m2 ) và ông Sơn đã cất nhà ở ổn định cho đến nay.

Nhận xét:

Việc khiếu nại yêu cầu hoán đổi tiền chênh lệch nền đất bị giải tỏa thuộc khu quy họach dân cư Châu Long 1, phường Vĩnh Mỹ của ông Phạm Văn Sơn là có cơ sở xem xét. Tuy ở trên phần đất trống được ông Trần Tấn Đức nguyên Giám đốc của Xí nghiệp Giao thông vận tải xưởng cơ khí thị xã cho ông từ năm 1977, quá trình ở không có tranh chấp đến khi bị giải tỏa và ông có thực hiện nghĩa vụ thuế nhà đất cho nhà nước, đồng thời trong bảng báo cáo tổng hợp của UBND xã Vĩnh Mỹ (nay là phường Vĩnh Mỹ) đã công nhận diện tích sử dụng của gia đình ông là 32m2.

Kết luận:

Công nhận diện tích đất nền nhà của ông Phạm Văn Sơn là: 32m2. Giá trị được tính tại thời điểm bán nền tái định cư: 1.000.000đ/m2. Tổng thành tiền là: 32.000.000 đồng (Ba mươi hai triệu đồng) được khấu trừ tiền nền nhà cũ.

3.3.2 Tranh chấp ranh giới, đường thoát nước, lối đi chung

Tranh chấp dạng này xảy ra khá phổ biến trên địa bàn thị xã Châu Đốc trong giai đoạn từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010 với số vụ thụ lý là 108 vụ, chiếm tỷ lệ khá cao trong các dạng trang chấp với tỷ lệ là 35,1%. Nguyên nhân tranh chấp dạng này là do: khi giá trị của đất còn thấp nên nhiều người không quan tâm, do đó ranh giới từ trước đến nay không được xác định rõ ràng, các hộ giáp ranh với nhau sẵn sàng bỏ ra một phần diện tích đất của mình để làm lối đi chung, hay mỗi bên tự nguyện góp một phần diện tích đất của mình để sử dụng cho lợi ích chung, hoặc là do qua các lần chuyển nhượng đất đai giữa các chủ sử dụng lại không đo đạc cắm mốc ranh giới, hoặc có cắm mốc ranh giới bằng những vật dụng tạm bợ như hàng cây, con mương. Mà những vật dụng này dễ thay đổi theo thời gian nên về sau khi đất đai trở nên có giá thì một trong hai bên, hoặc cả hai bên không chấp nhận sử dụng chung phần đất đó nữa và dẫn đến tranh chấp xảy ra; có trường hợp phần đất trống không có người sử dụng nên các đối tượng tự rào chắn để lấn chiếm, cũng có trường hợp người sử dụng đất có xu hướng muốn lấn chiếm đất của người khác. Ngoài ra một phần do công tác đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây cho người dân còn thiếu chính xác

dẫn đến thừa hoặc thiếu đất của người dân. Khi giá đất tăng cao mọi người điều muốn được quyền sở hữu riêng của mình nên dẫn đến phát sinh tranh chấp.

Đối với tranh chấp đất đai dạng này thì chủ trương giải quyết của Thị xã là dựa vào hiện trạng sử dụng đất trên thực tế, nguồn gốc tứ cận, quá trình sử dụng đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất mà xác định phần đất đang tranh chấp đó thuộc về ai, đồng thời trích lục hồ sơ địa chính, ngoài ra cũng đẩy mạnh công tác hòa giải để hai bên có thể thương lượng thỏa thuận nhằm đưa ra biện pháp giải quyết để hai bên đều có lợi. Có thể nói hòa giải trong tranh chấp đất đai là biện pháp được ưu tiên nhiều hơn cả.

Đơn cử Ông Nguyễn Văn Linh, sinh năm 1928, ngụ tại tổ 3, ấp Vĩnh Chánh 1, xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc. (đại diện theo ủy quyền là ông Nguyễn Văn Sơn). Nội dung: Tranh chấp ranh đất với Ông Lê Văn Tòng, sinh năm 1924, ngụ tại tổ 3, ấp Vĩnh Chánh 1, xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc. (đại diện theo ủy quyền là ông Lê Văn Bình). đất toạ lạc tại ấp Vĩnh Chánh 1, xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Đốc.

Yêu cầu: Ông Nguyễn Văn Linh yêu cầu được đòi lại phần diện tích đất hiện đang tranh chấp, không nhận lại thành quả lao động.

Diễn biến vụ việc

Nguồn gốc đất do gia đình ông mua lại của ông Phạm Văn Đăng vào năm 1973, với diện tích ngang khoảng 40m, dài từ lộ tới mé sông hai bên làm hợp đồng mua bán tay (do chiến tranh đã bị thất lạc).

Năm 2002, khi gia đình ông Lê Văn Tòng cắm ranh để đo đạc đăng ký CGCNQSDĐ đồng lọat, thì gia đình ông Linh không đồng ý với mốc ranh của gia đình ông Tòng cắm nên dẩn đến tranh chấp cho đến nay.

Tại biên bản hòa giải ngày 14/01/2003, tại Ban ấp Vĩnh Chánh 1,

ý kiến ông Linh đề nghị hai chủ cũ đã bán đất cho ông và ông Tòng đến xác định lại ranh đất nếu hai chủ cũ xác định ranh chổ nào thì ông đồng ý ranh tới đó.

Ý kiến ông Tòng cho rằng khi gia đình bà Thảnh bán đất cho ông có chỉ ranh đất chứ ông không có lấn ranh, đồng thời ông có trồng bụi tre ngay bờ ranh phía dưới sông, ông thống nhất với ý kiến của ông Linh là mời hai chủ cũ đã bán đất cho ông và ông Linh đến xác định lại ranh đất nếu hai chủ cũ xác định ranh chổ nào thì ông đồng ý ranh tới đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại biên bản xác định ranh đất thổ cư ngày 17/01/2003, tại khu đất đang tranh chấp. Nguyễn Thị Thảnh (người bán đất cho ông Tòng) và ông Phạm Văn Đăng (người bán đất cho ông Linh) cho rằng lúc trước hai gia đình có cùng đào một con mương ngang khoảng 2m để thuận tiện cho ghe, xuồng vào, mỗi bên một nữa và ông Đăng có trồng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại thị xã châu đốc tỉnh an giang từ năm 2005 đến năm 2010 (Trang 44 - 84)