Tình hình tranh chấp, khiếu nạ

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại thị xã châu đốc tỉnh an giang từ năm 2005 đến năm 2010 (Trang 38 - 41)

Châu Đốc được hình thành địa giới hành chính vào năm 1757 thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đến giữa năm 1966 thành lập Thị ủy Châu Đốc, tháng 02-1976, thị xã Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, gồm 2 xã: Châu Phú A và Châu Phú B. Ngày 27-01- 1977, nhận thêm xã Vĩnh Ngươn của huyện Châu Phú theo Quyết định số 199/TC.UB của UBND tỉnh An Giang. Ngày 25-04-1979, chuyển 2 xã Châu Phú A, Châu Phú B thành phường Châu Phú A, phường Châu Phú B và thành lập xã Vĩnh Mỹ theo Quyết định 181/CP của Chính phủ. Ngày 23-08-1979, nhận thêm xã Vĩnh Tế của huyện Châu Phú theo Quyết định 300/CP của Chính phủ. Ngày 22-03-2002, tách một phần xã Vĩnh Tế để thành lập phường Núi Sam. Ngày 01-09-2007, thị xã Châu Đốc tổ chức lễ công nhận đô thị loại 3.

Từ khi được thành lập đến nay thị xã Châu Đốc cũng như các đô thị khác trong cả nước, đã được sự đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, việc mở rộng hệ thống giao thông, các công trình công cộng, các cụm công nghiệp–tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực vui chơi, giải trí, ẩm thực, nhà hàng, khách sạn… đang ngày càng đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, do đó giá đất tăng lên là đều tất yếu. Tính từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010 tình trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc diễn ra khá phổ biến và phức tạp, số lượng đơn khiếu nại và tỷ lệ giải quyết tăng giảm tùy theo từng năm do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. chi tiết được trình bày trong hình 3.1.

Qua hình 3.1 cho thấy tổng số lượng đơn có sự thay đổi tăng giảm qua từng năm, cụ thể trong hai năm đầu lượng đơn tăng, sau đó lượng đơn lại giảm dần từ năm 2006 đến năm 2010

Nhìn chung từ năm 2005 đến 2006 tổng số đơn tranh chấp khiếu nại đất đai có sự gia tăng, năm 2005 là 63 đơn, đến năm 2006 là 76 đơn. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng đơn tồn đọng năm 2005 chuyển sang và số lượng đơn phát sinh năm 2006 tăng, trong năm 2005 đơn phát sinh là 47, số đơn tồn đọng chuyển sang năm 2006 là 26 đơn, đơn phát sinh năm 2006 là 50 đơn. Số lượng đơn tồn đọng và phát sinh như vậy có thể được giải thích là do công tác giải quyết tranh chấp đất đai vừa được Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Châu Đốc bàn giao cho phòng Thanh tra thị xã năm 2004 nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai, bên cạnh đó số lượng cán bộ của Thanh tra thị xã vẫn còn hạn chế nhưng số lương đơn khiếu nại quá nhiều và việc tuyên truyền pháp luật chưa được phổ biến rộng rãi, điều này dẫn đến người dân thiếu thông tin, kiến thức về pháp luật đất đai, họ không nắm rõ được trình tự thủ tục trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, do đó có những vụ việc người dân không tự thương lượng, hoặc có thương lượng nhưng không thành, chưa được hòa giải ở cấp cơ sở mà đã chuyển lên UBND Thị xã. Có những vụ việc hòa giải ở cơ sở đã thành, hai bên đã đồng ý với quyết định hòa giải thành, nhưng sau một thời gian vì một lý do nào đó mà các bên lại tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên cấp Thị xã. Đây là một trong những nguyên nhân làm số đơn tăng trong 02 năm đầu.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số đơn Đã giải quyết Tồn động 63 37 26 76 54 22 67 46 21 40 30 10 40 33 7 25 21 4 Số đơn (Năm)

Hình 3.1: Biểu đồ lượng đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai tại thị xã Châu

Đốc từ năm 2005 đến 9 tháng đầu năm 2010

Mặc khác, cũng do kiến thức về pháp luật đất đai của một số người dân còn hạn chế nên có những trường hợp tòa án thụ lý mà người dân lại gửi đơn cho Ủy ban nhân dân, cũng có thể do tâm lý muốn dược giải quyết sớm vụ việc nên đã gửi đơn cùng lúc cho Tòa án và Ủy ban nhân dân, để có được sự quan tâm nhiều hơn của các cấp các ngành. Mục đích nhằm tạo sự chú ý, quan tâm nhiều hơn của cấp trên để có biện pháp đôn đốc chỉ đạo, giám sát đến công tác giải quyết việc tranh chấp, khiếu nại của mình. Chính vì vậy mà làm cho các vụ việc tranh chấp, khiếu nại vẫn tiếp tục diễn ra và mang tính chất ngày càng phức tạp.

Từ khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, đã quy định rõ ràng trình tự, trách nhiệm, quyền hạn và thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết thi hành luật đất đai, nhằm giải quyết tốt các vụ việc tranh chấp, khiếu nại đất đai phát sinh trên địa bàn. Tuy luật đã quy định rõ ràng nhưng vẫn còn nằm rãi rác ở các Nghị định, Thông tư nên cán bộ làm công tác vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật, do đó số lượng đơn tồn đọng từ năm trước chuyển sang với số lượng tương đối cao trong giai đoạn từ năm

2005 đến 9 tháng đầu năm 2010, cao nhất là năm 2005 với số lượng tồn đọng là 26 đơn.

Ngoài ra việc giá đất tăng cao do quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Thị Xã trong những năm gần đây đã khiến một số người có tư tưởng muốn chiếm đất làm sở hữu của riêng mình, do đó cũng phần nào làm tình hình tranh chấp ngày càng thêm phức tạp.

Về sau, khi Luật đất đai 2003 ra đời và có hiệu lực thi hành, tiếp theo là các văn bản luật và dưới luât như: Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT, hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn trong việc sử dụng và quản lý đất đai, tăng cường công tác giải quyết tranh chấp đất đai nhằm hạn chế việc khiếu nại và tranh chấp đất đai phát sinh thì số vụ tranh chấp, khiếu nại đất đai có xu hướng giảm nhẹ. Tính từ năm 2005 tổng số vụ thụ lý là 63 vụ nhưng đến 9 tháng đầu năm 2010 chỉ còn 25 vụ, có thể giải thích điều này là do pháp luật đã được phổ biến rộng rãi và người dân ngày càng có ý thức về giá trị của đất, hiểu hơn về chính sách pháp luật của Nhà nước, làm cho pháp luật đất đai ngày càng đi sâu vào đời sống nhân dân. Đối với từng trường hợp cụ thể Thanh tra thị xã đã lồng ghép tuyên truyền pháp luật đến cán bộ công nhân viên, người dân qua từng cuộc họp đơn vị và các buổi tiếp xúc gặp gỡ đối thoại với người dân tại cơ quan và địa phương. Bên cạnh đó khi có các văn bản luật và dưới luật mới được ban hành thì Thanh tra thị xã đã kịp thời cập nhật, tổ chức phổ biến về nội dung, thông tin của các văn bản luật và dưới luật mới được ban hành về một số điều đã được sửa đổi bổ sung và đồng thời có cung cấp một số văn bản pháp luật có liên quan đến đất đai cho cán bộ địa chính, tư pháp, tổ hòa giải ở 04 phường, 03 xã cập nhật kịp thời như: Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19/04/2005 của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật khiếu nại tố cáo và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật khiếu nại tố cáo; nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính Phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 181 về hướng dẫn thi hành luật đất đai và nghị định 187; Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/02/2006 của thủ tướng Chính Phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật đất đai; Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND tỉnh An Giang về việc ban hành quy định tiếp công dân, giải quyết tranh chấp đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai; Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 21/04/2010, quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 29/01/2010, quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất… nên khả năng giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai ngày càng được đẩy mạnh làm cho lượng đơn tồn đọng từ năm trước chuyển sang năm sau luôn giảm xuống, đến 9 tháng đầu năm 2010 số vụ tồn đọng chỉ còn 04 vụ và lượng đơn yêu cầu giải quyết hàng năm có giảm.

Tóm lại: tình hình tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc diễn biến khá phức tạp và đa dạng. Từ năm 2005 đến năm 2006 số lượng đơn phát sinh tăng, cùng với đó là số đơn tồn đọng từ năm 2005 chuyển sang năm 2006 cũng ở mức cao. Nhưng trong giai đoạn từ năm 2006-2010 thì tình hình chuyển biến theo hướng tích cực hơn, số lượng đơn phát sinh và số lượng đơn tồn đọng có xu hướng giảm, kéo theo đó là tỷ lệ giải quyết ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại thị xã châu đốc tỉnh an giang từ năm 2005 đến năm 2010 (Trang 38 - 41)