Phương pháp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại thị xã châu đốc tỉnh an giang từ năm 2005 đến năm 2010 (Trang 36 - 38)

Bước 1: Thu thập tài liệu

 Luật đất đai 2003 có hiệu lực từ ngày 01/07/2004.

 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đai của Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 34/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009.

 Luật khiếu nại tố cáo 1998, đã được sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005.

 Luật thanh tra số 22/2004/QH11.

 Nghị Định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất Đai.

 Nghị Định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra.

 Nghị Định số 136/2006/NĐ-CP, ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.

 Nghị Định số 84/2007/NĐ-CP, ngày 25 tháng 5 năm 2007 về quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

 Quyết Định số 23/2010/QĐ-UBND Tỉnh An Giang ngày 21 tháng 04 năm 2010 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh An giang.

 Quyết Định số 25/2010/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 29 tháng 04 năm 2010, quy định bồi thường hỗ, trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh An Giang.

 Quyết Định số 39/2010/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 14 tháng 08 năm 2007 về việc ban hành tiếp công dân, giải quyết tranh chấp đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai.

 Giáo trình thanh tra kiểm tra đất đai của NXB Hà Nội- 2006.

 Báo cáo về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai của thanh tra thị xã Châu Đốc từ năm 2005 đến tháng 10 năm 2010.

Bước 2: Nghiên cứu hồ sơ

 Nghiên cứu hồ sơ giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai đã có quyết định giải quyết sau cùng và có hiệu lực pháp luật, các hồ sơ đang thụ lý.

 Số lượng các vụ việc tranh chấp, khiếu nại và khả năng giải quyết đơn thư mỗi năm của thị xã Châu Đốc.

 Các dạng tranh chấp, khiếu nại đất đai.

 Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai của thị xã Châu Đốc.

Bước 3: Tham gia thực tế công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai

 Trong quá trình thực tập tham gia thực tế công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang.

 Qua đó ghi nhận cách thức giải quyết đối với từng dạng tranh chấp, khiếu nại và thu thập ý kiến của người dân, học hỏi thêm kinh nghiệm.

Bước 4: Phân tích nhận xét đánh giá

Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ và đi thực tế, nhận xét số lượng các vụ tranh chấp,

khiếu nại tăng hay giảm qua các năm và xác định nguyên nhân tăng hay giảm.

 Ở mỗi dạng tranh chấp, khiếu nại đất đai cho ví dụ cụ thể và nhận xét về cách thức giải quyết đối với từng dạng tranh chấp, khiếu nại.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng công tác thanh tra về giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai tại thị xã châu đốc tỉnh an giang từ năm 2005 đến năm 2010 (Trang 36 - 38)