Với mong muốn các biện pháp trên được nhanh chóng áp dụng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị sau:
2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo:
+ Cần xem xét sửa đổi bổ sung những quy định, chế độ chính sách
không còn phù hợp với tình hình giáo dục mới
+ Hoàn thiện các chính sách về lương và chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho công tác quản lý ĐNGV nói chung và ĐNGV THPT nói riêng.
+ Cần nghiên cứu và xem xét lại định mức lao động đối với giáo viên THPT. + Có kế hoạch chiến lược phù hợp với thực tế ở các địa hương, đáp ứng nhu cầu về cơ cấu môn học theo chương trình mới trong công tác đào tạo GV ở các trường hoặc khoa sư phạm.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên
+ Tăng cường công tác giám sát, chỉ đạo và thanh tra của ngành, rà soát lại đội ngũ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục - đào tạo.
+ Tăng cường việc kiểm định chất lượng giáo dục của giáo dục THPT trên địa bàn.
2.3. Đối với các nhà trường
+ Ban hành các văn bản bổ sung quy định về quy trình quản lý, trách nhiệm, quyền hạn của từng cán bộ, nhân viên; các biện pháp phối hợp giữa các bộ phận có liên quan đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên.
+ Phát triển hệ thống thông tin đa chiều để thu thập và xử lý các thông tin về chất lượng đào tạo để từ đó những điều chỉnh kịp thời và hợp lý.
+ Xây dựng chính sách đãi ngộ, thu hút các giáo viên giỏi, các nhà khoa học đầu ngành tham gia giảng dạy và NCKH tại trường.
+ Xây dựng “văn hoá nhà trường”, tạo cơ hội cho tất cả các thành viên có điều kiện chia sẻ và tự nguyện cùng đóng góp công sức vì mục tiêu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng lớn mạnh.
+ Đầu tư cơ sở vật chất- thiết bị, đầu tư kinh phí hợp lý cho các hoạt động dạy và học, đặc biệt đầu tư vào đào tao, bồi dưỡng xây dựng ĐNGV
+ Các cán bộ quản lý nhà trường phải có và biết sử dụng tư duy quản lý để vận dụng "linh hoạt" kiến thức quản lý vào hệ thống của mình trong thời điểm nhất định.
2.4. Đối với đội ngũ giáo viên
+ Mỗi giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành đúng và đầy đủ các quy định của nhà trường về chức trách, nhiệm vụ của người giáo viên.
+ Không ngừng học tập để nâng cao trình độ, rèn luyện tu dưỡng phẩm chất chính trị đạo đức để thực sự xứng đáng là người giáo viên: lực lượng quan trọng, quyết định tới chất lượng đào tạo của nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo. Nền giáo dục phát triển nhân văn và trường học thân thiện: quan điểm và giải pháp, Tập bài giảng. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
2. Đặng Quốc Bảo. Nhà trường việt nam trước bối cảnh kinh tế thị trường,
Tập bài giảng. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
3. Đặng Quốc Bảo. Phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà
trường trong bối cảnh hiện nay. Hà Nội.1996)
4. Đặng Quốc Bảo. Quản lý nhà trường, bài giảng lớp cao học khoá 9. Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2011.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư số m30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 7. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý.
Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
8. Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 9. Nguyễn Đức Chính. Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học, Tập bài giảng. Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
10. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội, 2003.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
của Đảng. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
12. Trần Khánh Đức. Sự phát triển các quan điểm giáo dục từ truyền thống
đến hiện đại, tập bài giảng. Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2009
13. Nguyễn Minh Đường. Chương trình khoa học cấp nhà nước KX 07-14:
Bồi dưỡng và đào tạo nhân lực trong điều kiện mới.
14. Phạm Minh Hạc. Nguồn lực con người, yếu tố quyết định sự phát triển
xã hội. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, năm 1998.
15. Đặng Xuân Hải. Quản lí hành chính nhà nước nói chung và ngành giáo
dục nói riêng. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
16. Đặng Xuân Hải. Quản lí sự thay đổi vận dụng cho quản lý các trường.
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
17. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật - ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2001.
18. H. Koontz, C. Odonnell, H. Weirich. Những vấn đề cốt yếu của quản lý.
NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội, 1998.
19. Trần Kiểm. Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại
20. Đặng Bá Lãm (Chủ biên). Quản lý nhà nước về giáo dục - Lý luận và
thực tiễn. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2005.
21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Thị Bạch Mai. Quản lý nguồn nhân lực.
Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
22. Luật Giáo dục. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2005.
23. Nâng cao năng lực quản lý nhân sự trong Giáo dục và đào tạo. Tập thể tác giả. Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo(2004).
24. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục
Trường Cán bộ quản lý quản lý GD&ĐT TW1- Hà Nội. 1989)
25. Vũ Văn Tảo. Một số khuynh hướng mới trong phát triển giáo dục thế
giới góp phần xây dưng, phát triển giáo dục ở nước ta. Hà Nội, 1997.
26. Hà Nhật Thăng. Xu thế phát triển giáo dục, tập bài giảng. Trường Đại
học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
27. Nguyễn Hữu Thân. Quản trị nhân sự. Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội,
năm 1996.
28. Phạm Viết Vượng. Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.
PHỤ LỤC
Phiếu hỏi số 1
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
Văn Giang, ngày.... tháng... . năm 2014
Để góp phần tăng cường công tác quản lý đội ngũ giáo viên trong công tác quản lý giáo dục - đào tạo. Xin Ông(bà) vui lòng cho biết ý kiến đối với
công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV bằng cách điền vào chỗ
trống, đánh dấu (x) ô phù hợp với ý kiến của mình.
1. Xin Ông( bà) vui lòng cho biết:
Họ và tên:... chức vụ: ... Nơi công tác: ...
2. Xin Ông ( bà) vui lòng cho biết:
2.1. Sự cần thiết phải quản lý nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 2.2. Sự quan tâm đối với công tác quản lý ĐNGV
Rất quan tâm Quan tâm Không quan tâm
2.3. Việc bố trí sử dụng GV ở trường………. Văn Giang
Rất hợp lý Hợp lý Tương đối hợp lý Chưa hợp lý
Xin trân thành cảm ơn sự cộng tác của quý ông (bà) !
Phiếu hỏi số 2
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
Văn Giang, ngày.... tháng.... năm 2014
Kính gửi: ...
Để sớm khắc phục những tồn tại trong công tác QLĐN đội ngũ và phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực và nâng cao công tác QLGD, chất lượng GD THPT. Xin Ông(bà) vui lòng cho biết ý kiến về các biện pháp cơ bản trong công tác quản lý ĐNGV nêu dưới đây, bằng cách điền vào chỗ trống, đánh
S
TT Tên giải pháp
Tính cần thiết Tính khả thi Không có câu Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiêt Rất khả thi Khả thi Ít khả thi 1.
Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
2.
Quản lý cải tiến công tác quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên
3.
Quản lý tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giáo viên
4.
Xây dựng môi trường thuận lợi cho công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 5. Quản lý đẩy mạnh công tác
kiểm tra - đánh giá giáo viên
Trong 5 biện pháp nêu trên theo Ông (bà) biện pháp nào khả thi nhất, lý do? ... ...