Công tác qui hoạch, tuyển chọn và sử dụng ĐNGV

Một phần của tài liệu skkn quản lý đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện na (Trang 46 - 49)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.2 Công tác qui hoạch, tuyển chọn và sử dụng ĐNGV

2.3.2.1 Công tác qui hoạch

Để chuẩn bị nhân sự cho năm học mới, hàng năm trường THPT đều phải có kế hoạch cho công tác quy hoạch. Công tác qui hoạch này được thực hiện theo các bước:

- Dự báo số giáo viên cần có trong năm học mới. (K)

Để lên kế hoạch số giáo viên cần có trong năm học nhà trường cần có số liệu của: Số lớp hiện có, Tổng số giờ 1 bộ môn/1 năm học/ số lượng giáo viên bộ môn

- Kiểm kê nguồn nhân lực : tổng số giáo viên hiện đang có (m) - Số GV cần bổ sung cho từng bộ môn (n)

- Số GV cần thay thế do chuyển trường hoặc về hưu (o) Ta có công thức:

Dựa vào kết quả định biên này, trường THPT trình lên Phòng tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo để để nghị tuyển dụng. Sau khi được Sở Nội vụ thẩm định, thoả thuận về số lượng, ngạch viên chức và yêu cầu về trình độ chuyên ngành cần tuyển bằng văn bản, Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tuyển dụng.

2.3.2.2. Công tác tuyển chọn

Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục, Quyết định số 2078/QĐ- UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quy chế tuyển dụng viên chức ở đơn vị sự nghiệp nhà nước, Sở GD & ĐT tỉnh Hưng Yên tổ chức thực hiện việc tuyển dụng giáo viên THPT bằng hình thức xét tuyển đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật. Sở GD & ĐT thông báo công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng giáo viên của từng bộ môn, nội dung hồ sơ dự tuyển ; xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn xét tuyển đảm bảo vừa tuyển được giáo viên có chất lượng vừa đúng quy chế, thực hiện chính sách ưu tiên, ưu đãi theo chế độ hiện hành. Hội đồng xét tuyển làm việc đúng kế hoạch, đảm bảo tính chính xác, minh bạch, thực hiện nghiêm quy trình xét tuyển, đảm bảo nguyên tắc bí mật, tăng cường giám sát để phòng ngừa, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực.

Ngay sau khi có kết quả xét tuyển, Hội đồng xét tuyển công khai niêm yết toàn bộ danh sách đăng ký xét tuyển để thí sinh tự kiểm tra, đối chiếu, phát hiện những sai sót (nếu có) ; sau khi không còn ý kiến phản hôi, Hội đồng tuyển dụng báo cáo kết quả tuyển dụng để Giám đốc sở công nhận kết quả tuyển dụng và ra quyết định phân công công tác cho người trúng tuyển.

Kết quả xét tuyển năm 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên cụ thể từng môn như sau :

Bảng 2.7. Kết quả xét tuyển viên chức năm 2011 của Sở GD & ĐT tỉnh Hưng Yên

(kèm theo thông báo số 1884/TB – HĐXTVC ngày 23/12/2013 của Hội đồng xét tuyển viên chức năm 2013)

được giao tuyển dụng ký xét tuyển tuyển dụng 1. Ngữ văn 0 0 0 0 2. Toán 0 0 0 0 3. Vật lý 0 0 0 0 4. Hóa học 0 0 0 0 5. Tiếng Anh 3 3 9 3 6. GDCD 0 0 0 0 7. Tin học 3 3 5 3 8. Lịch sử 2 2 10 2 9. Công nghệ 0 0 0 0 10. Sinh học 0 0 0 0 11. Địa lý 4 4 18 4 12. GDTC 3 3 9 3 Tổng số 15 15 51 15

Nguồn: Số liệu thống kê Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên

Theo số liệu trên số GV được tuyển năm 20113 là 15, theo biểu đồ 2.1 số GV cả tỉnh mới được 15 người. THPT Văn Giang không được tuyển thêm giáo viên nào trong khi nhà trường đang thiếu 03 người. ( 02 giáo viên văn và 01 giáo viên TD).

2.3.2.3. Công tác sử dụng đội ngũ giáo viên

ĐNGV trường THPT tỉnh Hưng Yên nói chung, Văn Giang nói riêng được tuyển dụng bằng sự phân công của Sở GD & ĐT. Các nhà trường bố trí, sử dụng ĐNGV theo yêu cầu từng trường.

Qua khảo sát 88 giáo viên, cán bộ quản lý ở trường (thu về được 84 phiếu hỏi) về công tác bố trí, sử dụng giáo viên trong những năm gần đây của trường THPT Văn Giang, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về công tác bố trí sử dụng giáo viên trường THPT Văn Giang

Rất hợp lý Hợp lý Tương đối hợp lý Chưa hợp lý 14/84 16,6% 34/84 40,6% 21/84 25% 15/84 17,8%

Nguồn : Phiếu hỏi số 1

Từ kết quả điều tra thu được và quá trình phân tích tình hình thực tế cho thấy phần lớn các GV được phân công đúng chuyên môn, được huy động những năng lực của họ vào công tác giảng dạy, kịp thời cung cấp thông tin cần thiết cho họ giúp họ nâng cao kỹ năng và năng lực hoạt động.

Trong thực tế cho thấy, việc bố trí sắp xếp ĐNGV, cán bộ của trường (tổ trưởng, phó bộ môn, giáo viên giỏi, ...) hợp lý mang lại thành công trong công tác quản lý ĐNGV, chẳng hạn bố trí so le luân phiên giáo viên ở các khối, tổ bộ môn và nhiều trường đã bố trí và sắp xếp phân công giáo viên đứng lớp, giáo viên giỏi không chỉ giảng dạy ở những lớp chọn của trường mà còn dạy ở những lớp thường. Đây cũng là biện pháp kích thích và tôi luyện cho ĐNGV trước nhiều tình huống khác nhau và sử lý khác nhau... .

Một phần của tài liệu skkn quản lý đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện na (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w