9. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Những mặt mạnh
Trình độ chuyên môn của giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn và trên chuẩn là khá cao, cơ cấu và số lượng giáo viên THPT tương đối đồng bộ so với các địa phương khác trong toàn tỉnh.
Trong công tác luân chuyển cán bộ thì đã mạnh dạn thực hiện luân chuyển, đề bạt cán bộ. Có giáo viên trẻ có năng lực được đề bạt làm lãnh đạo của nhà trường. Đây cũng là biện pháp kích thích và tôi luyện ĐNGV trước nhiều tình huống khác nhau và cách xử lý khác nhau... . Việc vận dụng các biện pháp quản lý ĐNGV ở nhà trường của Văn Giang bước đầu đã có hiệu quả.
Trong phân cấp quản lý giáo dục đặc biệt là lĩnh vực nhân sự và tài chính đã có bước tiến bộ. Quá trình phân cấp đã bắt đầu phát huy tác dụng: Sở Nội vụ kiểm soát và phân bổ chỉ tiêu biên chế cho Sở Giáo dục. Sở Giáo dục kết hợp với các nhà trường tổ chức thi chọn giáo viên và phân bổ giáo viên cho các nhà trường theo đề nghị của nhà trường.
Bên cạnh đó Chính phủ đã tiến hành đổi mới chương trình dạy học, thay sách giáo khoa để phù hợp với sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. Có thể thấy, về chuyên môn đối với giáo viên dạy chương trình mới, để nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy và học, giáo viên đã có quyền lựa chọn phương pháp giảng dạy, lựa chọn một số nội dung dạy học mà họ cho là phù hợp với đặc điểm của học sinh, phù hợp với điều kiện của nhà trường mình... , để giúp học sinh phát huy tính tích cực trong học tập. Tuy nhiên trong thực tế đây là một trở ngại không nhỏ đối với giáo viên, họ cần phải nỗ
lực cố gắng phấn đấu về chuyên môn cũng như phương pháp sư phạm, vì đây là chương trình đổi mới trong khi phần đông giáo viên cao tuổi đã quen với phương pháp dạy học truyền thống, vả lại lớp học đông, phương tiện hỗ trợ giảng dạy còn thiếu hoặc không đồng bộ với chương trình mới, bên cạnh đó là việc bố mẹ học sinh lại không kiểm soát quá trình dạy và học ở nhà trường...