9. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Quản lý đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá giáo viên
Đánh giá năng lực của người GV thông qua công tác giảng dạy:
Giảng dạy là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với người giáo viên, giáo viên, nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình nhận thức, tư duy của người học, mà cụ thể là sinh viên. ở đây, người giáo viên sẽ thông qua các phương pháp, các phương tiện dạy học để truyền đạt kiến thức, giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng về một môn học cụ thể nào đó. Do vậy, để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của người giáo viên, có thể dựa vào hai yếu tố sau: trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm.
+ Trình độ chuyên môn:
- Sự hiểu rõ và nắm vững kiến thức về môn học, từ đó có thể giúp học sinh hiểu những nguyên tắc chung nhất về môn học đó.
- Cung cấp cho học viên tổng quan môn học.
- Có đủ các kiến thức về môn học và các phân môn có liên quan để có thể trả lời các câu hỏi của học sinh, hay giúp họ tìm kiếm các thông tin cần thiết.
- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; thường xuyên cập nhật kiến thức môn học bằng các công trình nghiên cứu, hoặc bằng các hình thức hoạt động nghề nghiệp khác( đọc sách, hội thảo..)
+ Trình độ sư phạm:
- Có hiểu biết và biết lựa chọn những chiến lược phù hợp để giúp học sinh có những phong cách học tập, sáng tạo trong môn học
- Thiết kế chương trình giảng dạy hoặc kế hoạch thực hiện công việc theo phân phối chương trình, sách giáo khoa một cách khoa học, tài liệu giảng dạy phải được chuẩn bị công phu.
- Sử dụng tốt các phương pháp dạy học, làm chủ, kết hợp các phương pháp dạy học một cách sáng tạo và sử dụng thành thạo công nghệ dạy học. Giáo viên là người khơi nguồn sáng tạo và bồi dưỡng tính sáng tạo cho học viên.
- Tổ chức, điều khiển lớp học, giờ học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh: trong giờ học biết tạo ra những câu hỏi lý thú và động não; liên tục theo dõi sự tiến bộ của học sinh nhằm đạt mục tiêu học tập thông qua các hình thức thảo luận trên lớp, bài tập về nhà và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác.
- Biết vận dụng những quy luật, nguyên tắc dạy học và biết hướng dẫn học sinh cách tự học.
Đánh giá năng lực của người GV thông qua công tác nghiên cứu khoa học:
Để kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên, có thể thông qua các hoạt động sau:
+ Tham gia các công trình nghiên cứu khoa học ở các cấp theo các nội dung về nghiên cứu khoa học như:
- Viết đề cương bài giảng môn học (với tư cách là chủ biên, tham gia viết) - Viết bài cho nội san nghiên cứu khoa học của trường
- Viết báo khoa học
- Báo cáo tại các hội nghị khoa học
- Dịch toàn văn, tóm lược sách báo khoa học - Viết đề án, dự án các loại
Trong công tác nghiên cứu khoa học, cần phải chú ý đến các đặc tính sau: + Khả năng xác định vấn đề
+ Khả năng thiết kế kế hoạch nghiên cứu hiệu quả + Khả năng quản lý nghiên cứu
+ Kỹ năng viết báo cáo nghiên cứu
Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên:
Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên của trường được thực hiện như sau:
- Xác định thời gian kiểm tra, đánh giá:
Nhà trường sẽ thực hiện kiểm tra đánh giá trong hai đợt, cụ thể là: + Đánh giá sơ bộ (trong từng học kỳ): Căn cứ vào sự phân chia thời gian của năm học: hai học kỳ/năm học, nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá vào cuối mỗi học kỳ để có được những đánh giá sơ bộ về việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, mà chủ yếu là nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên trong từng học kỳ đó.
+ Đánh giá tổng kết (cả năm học): Đánh giá tổng kết sẽ được thực hiện vào cuối năm học, sau khi kết thúc hai học kỳ, để tổng kết, đánh giá toàn bộ các nhiệm vụ của người giáo viên thực hiện trong cả năm học, bao gồm: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng xã hội.
- Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá:
Căn cứ vào mục đích kiểm tra, đánh giá: đột xuất, hay định kỳ để xác định nội dung cụ thể của từng đợt kiểm tra, đánh giá.
- Xác định người kiểm tra, đánh giá:
Nhà trường sẽ thành lập ban chuyên trách về kiểm tra, đánh giá định kỳ đội ngũ giáo viên của trường, có quyết định thành lập và có quy chế hoạt động; các thành viên trong ban gồm: Hiệu trưởng, tổ trưởng các tổ chuyên môn, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội: Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên.
Chức năng của tiểu ban này sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá định kỳ và trong những trường hợp đột xuất nếu thấy cần thiết, để kịp thời đưa ra những kết luận và khuyến nghị góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường. Ban kiểm tra, đánh giá sẽ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xác định các tiêu chí, chỉ số và mức độ đánh giá dự trên các nội dung đánh giá về nhiệm vụ của giáo viên.
- Xác định nguồn thông tin và bằng chứng đánh giá:
+ Nguồn thông tin sẽ được thu thập từ các đối tượng sau: bản thân giáo viên, các đồng nghiệp trong trường, các nhà quản lý các cấp, học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội mà giáo viên tham gia và thông qua các hình thức ; phiếu điều tra, thăm dò, phỏng vấn, quan sát, đánh giá bằng bài viết.
+ Bằng chứng đánh giá: thông qua các hoạt động của người giáo viên: giảng dạy, nghiên cứu, phục vụ cộng đồng xã hội sẽ có những bằng chứng về kế hoạch, kết qủa, sự đánh giá và những thành tích trong khi thực hiện các hoạt động này.
- Sau khi đã có được các nguồn thông tin và bằng chứng, tiểu ban dựa trên các tiêu chí, chỉ số và mức độ đánh giá, tiểu ban sẽ phân tích, tổng hợp, đánh giá để đưa ra những kết luận và khuyến nghị.