Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 83 - 110)

10. Cấu trúc luận văn

3.3.Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Do không có điều kiện về thời gian để thực nghiệm, tác giả đã tiến hành kiểm chứng nhận thức về các thông tin của Trung tâm, tính khả thi của các biện pháp nêu trên bằng cách lấy phiếu hỏi ý kiến của các đồng chí Lãnh đạo, quản lý của Trung tâm, giáo viên, Lãnh đạo, quản lý của các cơ sở sản xuất, học viên của Trung tâm (theo mẫu ở phần phụ lục).

Với 100 phiếu hỏi ý kiến, được chia ra: 10 phiếu hỏi các đồng chí Lãnh đạo, quản lý và giáo viên Trung tâm; 40 phiếu hỏi các đồng chí Lãnh đạo, quản lý, người lao động đã qua học nghề tại Trung tâm của các cơ sở sản xuất; 50 phiếu hỏi các học viên đã học tại Trung tâm. Kết quả thu được như sau:

Như vậy đại đa số các ý kiến đều thống nhất với các biện pháp được tác gỉa đề ra nhằm thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động dạy nghề tại Trung tâm. Một số ý kiến cho rằng các biện pháp đề ra là ít khả thi vì còn trăn trở về điều kiện thực hiện các biện pháp.

Từ kết quả trên cho thấy các biện pháp mà tác giả đề xuất khi nghiên cứu đề tài hoàn toàn có thể thực hiện được và cũng phù hợp với tâm tư nguyện vọng của các đồng chí Lãnh đạo, người quản lý, các giáo viên và cả những học viên đang học tại Trung tâm cũng như đã học qua Trung tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.16: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi các biện pháp

TT Nội dung biện pháp

Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Ít

khả thi khả thi Không

1 Đổi mới công tác tuyển sinh 64/100 (64%) 30/100 (30%) 6/100 (6 %) 2

Hoàn thiện nội dung, chương trình dạy nghề phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu của nơi sử dụng nhân lực.

55/100 (55%) 40/100 (40%) 5/100 (5%) 3

Bồi dưỡng và nâng cao năng lực sư phạm và kỹ năng thực tiễn cho đội ngũ giáo viên.

45/100 (45%) 30/100 (30%) 25/100 (25%) 4

Tăng cường mối quan hệ giữa Trung tâm và các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

35/100 (35% 0 57/100 (57%) 8/100 (8 %)

5 Phát triển hệ thống thông tin đào tạo nghề và nhu cầu xã hội.

52/100 (52%) 42/100 (42%) 6/100 (6 %) Ngoài ra còn một số ý kiến bổ sung, tập trung vào các vấn đề:

- Cần có cách thức quản lý học sinh chặt chẽ hơn, đưa việc quản lý giờ học vào làm điều kiện xét tốt nghiệp cho học viên khi ra trường.

- Cần lựa chọn bổ sung vào đội ngũ giáo viên những người có trình độ, được đào tạo bài bản qua các trường ĐH sư phạm để có được đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất cũng như năng lực chuyên môn vững vàng phục vụ công tác giảng dạy.

- Cần đề xuất với các cơ quan chức năng để hỗ trợ thêm kinh phí mua sắm trang thiết bị đầu tư cho các phòng thực hành, đầu tư cho hệ thống thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tin nhằm cung cấp thông tin về TTLĐ của địa phương cho người học để giúp người học tìm được nghề để học và việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.

Kết luận chƣơng 3

Dựa trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy nghề và thực trạng hoạt động dạy nghề tại Trung tâm GTVL & DN LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh, cùng với các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề như tính đồng bộ và hệ thống, tính phù hợp với tình hình thực tiễn về nhu cầu nguồn nhân lực trên địa bàn, tính tư tưởng và tuân thủ pháp lý trong việc mở rộng và phát triển ngành nghề đào tạo, luận văn đề xuất các biện pháp tác động về mặt quản lý nhằm nâng cao chất lưọng và hiệu quả hoạt động dạy nghề của Trung tâm góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới, đó là các biện pháp: Đổi mới công tác tuyển sinh, tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề của Trung tâm, hoàn thiện nội dung chương trình dạy nghề cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu của nơi sử dụng nhân lực. Bồi dưỡng và nâng cao năng lực sư phạm và kỹ năng thực tiễn cho đội ngũ giáo viên, tăng cường mối quan hệ giữa Trung tâm với các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, phát triển hệ thống thông tin đào tạo nghề và nhu cầu xã hội.

Luận văn đã tổ chức khảo nghiệm để xin ý kiến của các chuyên gia, người quản lý, người học nghề thông qua phiếu hỏi. Kết quả khảo nghiệm cho thấy sự đồng thuận của các nhà quản lý, các cơ sở dạy nghề, các cơ sở sản xuất, các giáo viên, các học sinh về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong các cơ sở dạy nghề, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý là yếu tố tiên quyết, sống còn cần được coi trọng. Với mục đích đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm GTVL&DN LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã tiến hành các cơ sở lý luận bao gồm những khái niệm có liên quan tới vấn đề nghiên cứu như khái niệm về quản lý, quản lý dạy nghề, khái niệm nghề và dạy nghề, đặc điểm của hoạt động dạy và học trong dạy nghề. Đây là những khái niệm nền tảng để xác định thực trạng đề xuất các biện pháp.

Luận văn cũng đã nêu rõ thực trạng hoạt động quản lý dạy nghề tại TTGTVL & DN tỉnh Quảng Ninh với những nội dung quản lý cụ thể: quản lý nội dung, chương trình dạy nghề; quản lý đội ngũ giáo viên; quản lý học sinh học nghề; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo. Thực trạng về những nội dung quản lý này sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn thực tiễn, những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện hoạt động dạy nghề xét trên bình diện quản lý để từ đó có thể đưa ra những vấn đề cần phải đổi mới, phát triển giúp cho hoạt động dạy nghề của trung tâm phục vụ tôt hơn cho nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Quảng Ninh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động quản lý dạy nghề của trung tâm, để góp phần hoàn thiện chất lượng hiệu quả dạy nghề của trung tâm, chúng tôi đã tiến hành đề xuất một só biện pháp đó là:

- Đổi mới công tác tuyển sinh.

- Hoàn thiện nội dung, chương trình dạy nghề cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu của nơi sử dụng nhân lực.

- Bồi dưỡng và nâng cao năng lực sư phạm và kỹ năng thực hành cho đội ngũ giáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tăng cường liên kết giữa các trung tâm và các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Phát triển hệ thống thông tin đào tạo nghề và nhu cầu xã hội.

Các biện pháp được đề xuất có sự định hướng bởi các nguyên tắc được cấu trúc theo một lôgic thống nhất: mục tiêu, nội dung, tổ chức thực hiện, điều kiện để triển khai biện pháp. Đồng thời luận văn cũng đề cập tới mối quan hệ giữa các biện pháp.

Những biện pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện những mặt đã làm được trong hoạt động quản lý của trung tâm và đồng thời cũng góp phần vào đổi mới hoạt động dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực địa phương và khu vực.

Các biện pháp đề xuất đã được khảo nghiệm thông qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia, những cán bộ làm công tác quản lý, giáo viên của trung tâm và những kết quả khả quan về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh

- Quan tâm hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm nói chung và các phòng học, phục vụ cho công tác dạy nghề để nâng cao chất lượng làm việc và giảng dạy của cán bộ giáo viên.

- Quan tâm đầu tư cho việc bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bọ giáo viên cả về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ chính trị.

- Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động giới thiệu việc làm để người lao động có thông tin rộng khắp tỉnh về thị trường lao động qua kênh thông tin của Trung tâm GTVL & DN LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh.

2.2. Đối với sở LĐTB & XH tỉnh Quảng Ninh

Để một trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh hoạt động dược tốt hơn: - Cần quan tâm vấn đề tập huấn, bồi dưỡng năng lực sư phạm, năng lực dạy nghề cho đội ngũ giáo viên của trung tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cần thống nhất nội dung chương trình giảng dạy các nghề, biên soạn giáo trình giảng dạy chung để lưu hành thống nhất trên toàn tỉnh, tạo điều kiện các giáo viên có dịp học hỏi nhau thông qua các hội thi tay nghề, hội thi giáo viên giỏi các cấp.

- Tăng cường công tác thi đua khen thưởng để động viên các cơ sở dạy nghề một cách kịp thời.

2.3. Đối với lãnh đạo TTGTVL & DN LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh

- Không ngừng học tập để ngày càng nâng cao trình độ, năng lực và nghiệp vụ quản lý tại Trung tâm.

- Để Trung tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, người lãnh đạo luôn phải xác định rõ vai trò công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động dạy nghề nói riêng. Đầu tư cơ sở vật chất một cách thích đáng cho hoạt động dạy nghề, cũng như đầu tư cho đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ mọi mặt.

- Tìm hiểu và tiếp thu các nhóm biện pháp đã đề xuất trong luận văn để sớm đưa các biện pháp vào hoạt động quản lý dạy nghề tại Trung tâm có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997), “Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục” - Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 2. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (2004), “Phát triển lao động kỹ thuật ở

Việt Nam, lý luận và thực tiễn “- NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

3. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Trần Khánh Đức (2004), “Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM” - NXB giáo dục, Hà Nội.

5. Bùi Tôn Hiển (chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Nguyên, Phạm Thị Bảo Hà, Nguyễn Thị Thuần (2008), “Thị trường lao động việc làm của lao động qua đào tạo nghề” - NXB Khoa học và kỹ thuật.

6. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Xuân Mai (2005) “Xây dựng mô hình đào tạo liên thông giáo viên dạy nghề từ công nhân kỹ thuật”, Luận án tiến sĩ giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghiã Việt Nam (2005), Luật Giáo dục NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật dạy nghề NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Phan Chính Thức (2003), “Chính sách dạy nghề phát triển nguồn nhân lực” -

Tạp chí Phát triển Giáo dục số 1/2003, Hà Nội.

11. Mạc Văn Tiến (Chủ biên) (2005) “Thông tin thị trường lao động qua đào tạo nghề”, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13. Viện ngôn ngữ học (2003), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

II. Tiếng Anh

14. Huang Chulin, “Orienting technical and vocational education and training for the need of social and economic development in China”.

15. Jie Tae Hong (2002) Finance and plan for Vocational Education and training in the developing tranition Economies General Department of Vocational training, Hanoi.

16. Jolh Daniel and Goran Hultin (2002), technical and Vocational Education and training for the Twenty - first century: UNESCO and ILO Recommendations, Geneva.

17. Siriak Ratchsanti (2009), the Thailand Vocational Education traning UNEVOC Center, Bangkok.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHỤ LỤC

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 1

A- Phiếu hỏi cán bộ quản lý và giáo viên thuộc Trung tâm GTVL và DN LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh

Để đổi mới quản lý đào tạo của Trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực thị trường lao động trong vùng, xin ông (bà) hãy cho biết ý kiến và suy nghĩ của mình thông qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây.

Điền vào chỗ trống và tích vào ô tương ứng.

(Mọi thông tin trong phiếu này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu.) Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của ông (bà)

1- Giới tính: Nam ; Nữ: 2- Tuổi:

Dưới 35: Từ 35 - 40: Từ 41 - 45: Từ 45 - 50: Trên 50:

3- Trình độ đào tạo:

Đại học: Thạc sĩ hoặc cao hơn: Trình độ khác: 4- Số năm công tác trong ngành giáo dục

Dưới 5 năm: ; Từ 5 năm - 10 năm:

Từ 11 năm- 15 năm: Từ 16 năm - 20 năm: ; Trên 20 năm: 5- Số năm làm cán bộ quản lý, giảng dạy

Dưới 5 năm: ; Từ 5 năm - 10 năm: ; Từ 11 năm- 15 năm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ 16 năm - 20 năm: ; Trên 20 năm:

6- Ông (bà) đã tham gia mấy đợt tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý về quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chưa tham gia tập huấn Đã tham gia 2 lần Đã tham gia 1 lần Đã tham gia từ 3 lần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7- Ông, (bà) hãy cho biết về sự hiểu biết của bản thân về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường lao động.

(0 là mức thấp nhất, 5 là mức cao nhất)

TT Nội dung sự hiểu biết Mức độ hiểu biết

0 1 2 3 4 5

1 Vai trò của đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

2 Tiếp cận các văn bản có liên quan đến đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

3 Áp dụng những quan điểm đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

4

Chia sẻ quan điểm đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trong tổ chức hoặc với đồng nghiệp

8 - Ông, (bà) hãy cho biết thực trạng xây dựng kế hoạch dạy nghề hàng năm của Trung tâm.

(Hãy đánh dấu X vào ô phù hợp)

TT

Hoạt động xây dựng kế hoạch đào tạo

hàng năm

Các phƣơng pháp Tổ chức kiểm tra

Nội dung Kết hợp nội dung với nhu cầu Theo nhu cầu xã hội Phòng đào tạo Doanh nghiệp Các bộ phận khác 1 Xác định mục tiêu 2 Xác định nội dung 3 Xác định phương pháp tổ chức thực hiện 4 Xác định hình thức kiểm tra đánh giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9 - Ông (bà) hãy cho biết những căn cứ xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của Trung tâm.

(Hãy đánh dấu X vào ô phù hợp)

TT Hoạt động Căn cứ xác định Quy định của bộ Số liệu điều tra nhu cầu Số

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 83 - 110)