Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 72 - 73)

10. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Để đáp ứng được mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của hoạt động dạy nghề trong thời gian tới chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp có tính nguyên tắc như sau:

- Các biện pháp đề xuất phải có tính đồng bộ và hệ thống, khi xây dựng kế hoạch dạy nghề cho từng khoá học cần chú ý tới những yếu tố tác động tới quá trình thực hiện kế hoạch: Chất lượng nguồn tuyển sinh, nội dung chương trình đào tạo nghề, phương thức đào tạo, việc đào tạo, tuyển mới và bồi dưỡng giáo viên, huy động nguồn lực, nâng cấp bổ sung và hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề, kiểm định chất lượng dạy nghề nhằm phát huy các nhân tố tích cực, phát hiện và khắc phục các khiếm khuyết trong quá trình đào tạo.

- Các biện pháp được thiết lập phải giúp cho việc triển khai, tổ chức quá trình thực hiện kế hoạch dạy nghề phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của khu vực, đặc điểm về trình độ của các nhóm xã hội học nghề.

Nguyên tắc này đòi hỏi trong khi triển khai kế hoạch dạy nghề cần lưu ý tới đặc điểm khu vực và đối tượng được đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu ngành nghề của của đị phương khai thác được thế mạnh của đối tượng học nghề.

- Các biện pháp được xây dựng phải được dựa trên những quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục - đào tạo và hành lang pháp lý đã được ban hành.

Với những định hướng có tính nguyên tắc trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề tại Trung tâm Giới thiệu việc làm và Dạy nghề Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh dưới đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)