Tình hình đào tạo nghề trên toàn quốc

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 44 - 48)

10. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Tình hình đào tạo nghề trên toàn quốc

Nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề là một trong ba trụ cột tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam. Trong thời gian qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, dạy nghề Việt Nam đã được Nhà nước và xã hội quan tâm cả về đầu tư tài chính và các nguồn lực khác. Tuy nhiên, những tồn tại của hệ thống dạy nghề Việt Nam hiện nay, trong đó có chất lượng đào tạo cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng còn là một bài toán nan giải.

Ở các nước kinh tế phát triển cao, bình quân 1 trường ĐH có 4 trường CĐ; 10 trường trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề (TCCN & TCN). Do đó các lối rẽ vào đời dành cho học sinh sau tốt nghiệp THCS & THPT ở các quốc gia này là khá hợp lý.Từ năm 1999-2010, cả nước chỉ tăng thêm 24 trường TCCN (258 - 282 trường), trong khi số trường ĐH, CĐ tăng gấp 2,7 lần. Đến cuối tháng 9/2012, số trường ĐH, CĐ trên toàn quốc lên tới gần 470 trường - gấp 1,5 số trường TCCN. Riêng mạng lưới cơ sở dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề quản lý (thuộc Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội), đến hết năm 2011 cả nước có 136 trường CĐ nghề; 307 trường TCN; 849 trung tâm dạy nghề và hơn 1.000 cơ sở dạy nghề khác, tăng 1,5 lần so với năm 2006. Theo Tổng cục Dạy nghề: Quy mô tuyển sinh học nghề năm 2011 đạt hơn 1,77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

triệu HS-SV, tăng khoảng 1,3 lần so với năm 2006. Từ năm 2007 đến hết năm 2011 đã tuyển mới được gần 1,35 triệu người học CĐN; TCN và 6,85 triệu người học sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên (dưới 3 tháng). Kết quả nâng tỷ lệ lao động qua dạy nghề năm 2010 đạt 30%. Đến tháng 5/2012 đã có danh mục nghề của 386 nghề đào tạo ở tình độ CĐ; 462 nghề đào tạo ở trình độ trung cấp. Theo quy hoạch của nước ta hiện có 26 nghề trọng điểm quốc tế; 49 nghề trọng điểm khu vực ASEAN và 107 nghề trọng điểm quốc gia được đầu tư đồng bộ về chương trình đào tạo, về giáo trình, về cơ sở vật chất (CSVC) - trang thiết bị dạy học và về đội ngũ giáo viên.

Mặc dầu các trường đào tạo nghề - các cơ sở dạy nghề được đầu tư phát triển sâu rộng trên cả nước, nhưng nhìn chung số người học nghề hằng năm trên cả nước vẫn rất thấp do một số rào cản. Đáng quan tâm là trong Luật Dạy nghề chưa có quy định về trách nhiệm của các doanh nghiệp về việc đóng góp kinh phí cho việc duy trì và phát triển hệ thống dạy nghề. Đề nghị cho phép doanh nghiệp được trừ khi tính thu nhập chịu thuế đối với chi phí hoạt động đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân và cho người LĐ của doanh nghiệp. Hiện nay đã xuất hiện nhu cầu ngày càng nhiều lực lượng kỹ sư thực hành nghề, nhưng đối tượng này chưa có trong quy định của Luật dạy nghề.

Ở VN hiện vẫn có tới gần 70% số người trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, vậy phương hướng đào tạo nghề - dạy nghề phải đặc biệt chú ý ở địa bàn và đối tượng này.

Theo GS.TS Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam: Ở nước ta, dạy nghề ngắn hạn có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhu cầu số một của người lao động là học nghề (nhất là đối tượng thanh niên), trước hết là để xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Học nghề vừa là học kỹ thuật - công nghệ, vừa có thêm kiến thức phổ thông. Đất nước đang tiến vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

do đó công tác dạy nghề - đào tạo nghề ngày càng đặt ra những vấn đề nóng bỏng, cấp bách.

Nguồn: Giáo Dục và Thời Đại

Hoạt động dạy nghề còn gặp nhiều khó khăn do những lý do sau:

Cơ cấu địa bàn các trường chưa hợp lý: Mặc dù hiện nay mạng lưới các cơ sở dạy nghề đã phát triển rộng khắp trên toàn quốc (tính đến cuối năm 2011 cả nước có 1293 cơ sở dạy nghề), song việc phân bố còn nhiều bất cập. Nhiều nhất tập trung ở đồng bằng sông Hồng; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ; thấp nhất là vùng Tây Nguyên.

Đồng bằng sông Hồng cũng là vùng có số lượng trường CĐ nghề cao nhất trong cả nước với 52 trường, trong khi cả vùng Tây Nguyên hiện mới chỉ có 3 trường CĐ nghề. Các trường, trung tâm dạy nghề chủ yếu tập trung ở các thành thị, các khu công nghiệp tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm. Trong khi đó, vùng nông thôn, số trường, trung tâm dạy nghề rất ít ỏi. Đến nay còn 163 huyện chưa có trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở các vùng này được học nghề, đồng thời khó triển khai các chủ trương học tập suốt đời.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn:

Trang thiết bị là một trong những yếu tố rất quan trọng để bảo đảm chất lượng dạy nghề, tuy nhiên, hiện nay đây lại là vấn đề còn thiếu đối với hầu hết các cơ sở dạy nghề. Nhiều nghề thiết bị rất lạc hậu, không theo tiêu chuẩn, quy định ban hành. Bên cạnh đó, phần lớn các trường chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích phòng học, giảng đường theo quy định. Xưởng thực tập, thực hành cũng chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo, mặt bằng nhà xưởng nhỏ, không đủ diện tích tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị và bố trí đủ vị trí thực hành cho sinh viên. Đặc biệt, ký túc xá các trường hiện trung bình mới đủ chỗ cho học viên hệ chính quy tập trung. Nhiều trường không có diện tích cho các hoạt động văn hóa, thể thao...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khó khăn lớn nhất đó là việc tuyển dụng GV dạy nghề có yêu cầu quá cao: GV vừa phải có trình độ chuyên môn tương xứng, phải có nghiệp vụ sư phạm đúng chuẩn, lại phải có kỹ năng thực hành nghề phù hợp. Trong khi đó chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với GV dạy nghề chưa phù hợp, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động VN đề nghị: Cần sớm sửa đổi chính sách tiền lương theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề.

Bất cập về hệ thống văn bằng chứng chỉ:

Theo một số nhà quản lý giáo dục dạy nghề, một trong những bất cập của đào tạo nghề hiện nay là: việc dạy nghề thường xuyên có thời gian đào tạo dưới 3 tháng , nhưng chưa được công nhận trình độ đào tạo nghề dưới 3 tháng trong Luật dạy nghề. Nghĩa là chưa có chứng chỉ pháp lý cho trình độ đào tạo nghề dưới 3 tháng này; HS vừa TN THCS khi vào học tại các trường nghề, trường TCCN vừa được học văn hóa vừa được học nghề. Khi ra trường xin việc, những HS này rất khó tìm được việc làm.

Tuy nhiên với việc tìm việc làm đối với học viên sau khi tốt nghiệp đã có nhiều tín hiệu khả quan. Theo tổ chức GIZ và Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề đã phối hợp triển khai nghiên cứu tình trạng việc làm của học viên tốt nghiệp sau 6 tháng. Theo đó, năm 2011, trong số 5897 học viên tốt nghiệp có 3876 có việc làm, đạt tỷ lệ 65,73%. Số học viên được nhà trường giới thiệu và tìm được việc làm cũng có tỷ lệ khá cao: 34%. Điểm đáng chú ý là số học viên tìm được việc qua quảng cáo trên internet khá cao: 14%. Không có nhiều học viên lựa chọn tìm việc qua các cơ quan dịch vụ việc làm hay sàn giao dịch việc làm. Cũng theo kết quả khảo sát, tỷ lệ có việc làm phù hơn với nghề được đào tạo tính chung cho tất cả các nghề có số học viên được khảo sát là gần 89%. Báo cáo từ 101 trường nghề, mức lương khởi điểm bình quân cho học viên sau khi tốt nghiệp đạt từ khoảng 3 đến 3, 5 triệu đồng/tháng. Mức lương có sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chênh lệch ở các nghề đào tạo, cụ thể, nhóm nghề kỹ thuật có lương bình quân cao hơn, đạt khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Các nghề dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, lương bình quân thấp, chỉ ở mức 2,2 triệu đồng/tháng.

(Theo báo GD - TĐ)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 44 - 48)