Biện pháp 5: Phát triển hệ thống thông tin đào tạo nghề và NCXH

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 81 - 83)

10. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Biện pháp 5: Phát triển hệ thống thông tin đào tạo nghề và NCXH

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc phát triển hệ thống thông tin nhằm thu thập đánh giá, cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo nghề đối với hoạt động đào tạo của Trung tâm, đồng thời cung cấp những thông tin của quá trình đào tạo nghề của Trung tâm cho xã hội

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Tạo lập mạng lưới cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực tại các cơ sở sản xuất trong tỉnh.

- Thành lập tổ thông tin đào tạo nghề và nhu cầu xã hội tại Trung tâm.

- Xây dựng bộ công cụ điều tra, thu thập, xử lý, đánh giá thông tin về đào tạo nghề và thị trường lao động.

- Cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh Quảng Ninh về đào tạo nghề, năng lực đáp ứng thị TTLĐ (số lượng, chất lượng nhân lực qua đào tạo, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của quá trình đào tạo nghề và hệ thống sử dụng nhân lực, từ đó có được những dự báo về nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương đối với đào tạo nghề.

- Điều tra tình hình việc làm của học sinh sau mỗi khoá học, tỷ lệ không tìm được việc làm, mức thu nhập và thăng tiến.

- Quảng bá thông tin về ngành nghề đào tạo chỉ tiêu tuyển sinh của từng nghề, chương trình đào tạo, cơ hội việc làm.

- Tư vấn cho người học có nhu cầu học nghề chọn nghề, hình thức học. - Căn cứ vào kết quả khai thác thông tin, điều chỉnh bổ sung nội dung chương trình, cải tiến phương pháp đào tạo phù hợp với nhu cầu của các CSSDNL.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải có sự thống nhất các nội dung thông tin cần tìm kiếm giữa Trung tâm và các cơ sở sản xuất trên địa bàn tuyển sinh bao gồm:

+ Thông tin về đào tạo của Trung tâm + Thông tin về sử dụng nhân lực + Các yếu tố tác động đến đào tạo.

- Phát triển thông tin qua mạng kết hợp với kiểm tra thực tế để tiết kiệm nguồn lực phục vụ cho hoạt động thông tin.

- Các thông tin thu thập và được xử lý cần đảm bảo các yếu tố: tính chính xác, tính hệ thống, tính thống nhất, tính trong sáng, tính toàn diện, tính kịp thời, tính hiệu quả, tính mở, tính dự báo.

* Mối quan hệ giữa các biện pháp:

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề được đề xuất trên cơ sở các định hướng về lý luận và thực tiễn có tính tổng hợp, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo thứ bậc. Trong các biện pháp đó, biện pháp thứ hai “Bồi dưỡng và nâng cao năng lực sư phạm, kỹ năng thực hành cho đội ngũ giáo viên” là biện pháp trọng yếu, tác động tới các biện pháp khác, bởi chất lượng dạy nghề, nội dung chương trình được thực hiện như thế nào…đều phụ thuộc vào chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lượng đội ngũ giáo viên. Biện pháp về “Đổi mới về nội dung, chương trình đào tạo là quan trọng” bởi những biến động về khoa học, công nghệ rất mau lẹ, buộc nội dung, chương trình giảng dạy cần có sự thích ứng kịp thời. Các biện pháp còn lại “Đổi mới công tác tuyển sinh”, “Tăng cường mối quan hệ giữa Trung tâm với các cơ sở sản xuất”, “Phát triển hệ thống thông tin về đào tạo nghề và nhu cầu xã hội” là những biện pháp hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai nội dung, chương trình dạy nghề được thực hiện bởi đội ngũ giáo viên hiện có của Trung tâm.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 81 - 83)