Biện pháp 4: Tăng cường mối quan hệ giữa Trung tâm và các doanh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 79 - 81)

10. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Biện pháp 4: Tăng cường mối quan hệ giữa Trung tâm và các doanh

nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Tạo dựng mối quan hệ giữa Trung tâm với các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm tăng cướng sự hiểu biết về nhu cầu sử dụng nhân lực trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

địa bàn, giúp cho việc đào tạo nghề của Trung tâm đáp ứng có hiệu quả những nhu cầu đó, đồng thời tranh thủ được tiềm năng dồi dào về các nguồn lực của các cơ sở giúp sức cho quá trình đào tạo của Trung tâm.

- Việc liên kết với các cơ sở dạy nghề khác trên địa bàn giúp cho việc đào tạo nghề của Trung tâm khắc phục được sự thiếu hụt về lực lượng giáo viên, các giáo viên có điều kiện học hỏi thêm về kinh nghiệm chuyên môn cũng như giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy từ các giáo viên của cơ sở dạy nghề khác.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý quan hệ hợp tác đào tạo và sử dụng nhân lực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề gắn mục tiêu, nội dung dạy nghề với thực tiễn sản xuất, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Trao đổi thông tin giữa Trung tâm với CSSDNL về chương trình đào tạo, khả năng cung ứng nhân lực, số lượng, trình độ nhân lực được đào tạo, nhu cầu nhân lực, yêu cầu thực tiễn sản xuất, kinh doanh, chất lượng nhân lực đã qua đào tạo nghề đang làm việc tại cơ sở.

- Thực hiện các hợp đồng liên kết đào tạo: Các CSSDNL tham gia hội đồng đào tạo của Trung tâm thông qua việc góp ý xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu, thiết lập các tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, tham gia giảng dạy, đặc biệt là dạy thực hành kỹ năng nghề cho người học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học nghề, tư vấn nghề nghiệp cho người học.

- Tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề và người học của Trung tâm được học tập, tham quan học hỏi những kinh nghiệm thực tế tại cơ sở sử dụng nhân lực, cập nhật công nghệ mới.

- Trung tâm hợp đồng với CSSDNL hỗ trợ về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học cho Trung tâm.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động hợp tác đào tạo và sử dụng nhân lực giữa Trung tâm và các CSSDNL.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Định kỳ tổ chức hội nghị, hội thảo với sự tham gia của các CSSDNL kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc tìm ra những biện pháp tăng cường chất lượng hợp tác.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Các hợp đồng đào tạo được xây dựng phải dựa trên hành lang pháp lý về quyền hạn, trách nhiệm của cơ sở đào tạo do các cấp có thẩm quyền quy định.

- Trong quá trình thực hiện các mối quan hệ hợp tác liên kết đào tạo cần chú trọng tới việc đảm bảo lộ trình đào tạo theo quy định, coi trọng chất lượng dạy nghề tránh tình trạng xa đà vào lợi ích kinh tế.

- Bám sát sự biến đổi của cơ chế thị trường để có được những cơ chế hợp tác sát thực đảm bảo lợi ích cho cả hai bên, tạo cơ sở hợp tác bền vững.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 79 - 81)