Biện pháp 1: Đổi mới công tác tuyển sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 73 - 75)

10. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới công tác tuyển sinh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Tuyển chọn được học sinh học nghề với yêu cầu của nghề đào tạo có những điều kiện thiết yếu về trình độ học vấn, có nhu cầu học nghề và có những năng lực cần thiết để phát triển tay nghề.

Gắn được đào tạo với sử dụng thông qua việc tăng cường đào tạo theo địa chỉ để nâng cao hiệu quả đào tạo.

Việc tuyển sinh phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, việc tuyên truyền, quảng cáo phục vụ tuyển sinh phải rõ ràng, chính xác, thiết thực. công tác tuyên truyền phải có tính hướng đích, hướng nghiệp, phân luồng vào các nghề của Trung tâm đào tạo.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Khảo sát nắm bắt thông tin về nhu cầu của thị trường Lao động của tỉnh Quảng Ninh về ngành nghề Trung tâm đang đào tạo, tập trung số lượng tuyển sinh vào các nghề đang có nhu cầu cao về lao động.

- Tổ chức tư vấn nghề cho học sinh học nghề phù hợp trước khi đào tạo chính thức.

- Trú trọng tuyển sinh theo địa chỉ để gắn đào tạo với sử dụng tạo cơ hội cho học sinh tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

* Xây dựng kế hoạch: Việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh bao gồm 2 nội dung chính.

- Đánh giá thực trạng về số lượng, thành phần xuất thân, độ tuổi, giới tính trình độ học vấn, sức khoẻ… của học sinh học nghề khoá trước đó, đánh giá về công tác tuyển sinh trước đây và hiện tại của Trung tâm để khắc phục những khâu yếu kém, đánh giá việc điều hành và phân cấp của ban tuyển sinh thuộc Trung tâm để bổ sung hoặc tinh giản khi cần thiết. Đánh giá về nhu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tuyển dụng của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương cũng như nhu cầu của các khu chế xuất, công nghiệp của tỉnh.

- Dự thảo kế hoạch tuyển sinh: Soạn thảo, ban hành và tổ chức các quy định về công tác tuyển sinh, thiết lập các quy định về quyền hạn, trách nhiệm, chế độ đối với các bộ phận và cá nhân thực hiện công tác tuyển sinh; viết thông báo tuyển sinh, phân vùng dự tuyển, các cơ quan và tổ chức phối hợp. Sau khi thống nhất kế hoạch trong đơn vị, phòng Đào tạo chính thức ra thông báo tuyển sinh. Dự kiến các nguồn lực phục vụ công tác tuyển sinh: Xem xét dự kiến phân bổ về nhân lực, nguồn lực tài chính, vật lực, thời gian và phương pháp hình thức tổ chức tiến hành các hoạt động trong tuyển sinh.

* Chỉ đạo và tổ chức thực hiện: Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện bao gồm các việc sau:

- Bố trí các nguồn lực, phân bổ thời gian, lựa chọn các phương pháp thích hợp, soạn thảo các nội dung tuyên truyền, quảng bá tới các cơ sở, cá nhân có nhu cầu. Triển khai công tác tuyển sinh và tư vấn cho học sinh chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng cá nhân. Hướng dẫn và tập huấn cho các bộ phận, cán bộ của Trung tâm làm công tác tuyển sinh trên cơ sở cập nhật các thay đổi về quy chế tuyển sinh của tổng cục dạy nghề và Sở LĐ - TB & XH tỉnh Quảng Ninh ban hành: Chỉ tiêu, nội dung tuyển sinh (Số lượng, ngành nghề, chế độ của học sinh học nghề các chỉ tiêu về sức khoẻ, giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá)… Hiện tại Trung tâm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn nên việc tuyển sinh còn cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương để các đối tượng học viên không bị trùng lặp vì chế độ học nghề theo Đề án 1956 của Chính phủ chỉ cho người học được thụ hưởng 1 lần.

- Phối hợp với các tổ chức và đoàn thể trong, ngoài Trung tâm để thi hành quyết định về công tác tuyển sinh. Hướng dẫn các cán bộ quản lý thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình trong việc giám sát kiểm tra công tác tuyển sinh, động viên khen thưởng và nhắc nhở kịp thời những bộ phận và cá nhân làm tốt cũng như rút kinh nghiệm những việc làm chưa tốt trong công tác tuyển sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tiến hành so sánh các kết quả công tác tuyển sinh với mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch về số lượng, cơ cấu ngành nghề, chất lượng đầu vào, họp hội đồng tuyển sinh để thấy được kết quả, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tuyển sinh, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới sự mất cân đối giữa các ngành nghề cần tuyển cũng như số lượng học sinh đăng ký vào học các ngành nghề đó, số lượng đầu vào (tăng, giảm) so với các khoá đào tạo trước, chỉ rõ những nguyên nhân chi phối. Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá để có những biện pháp giải quyết kịp thời, điều chỉnh cơ cấu thực tuyển cũng như sự phân bổ tuyển sinh ứng với từng địa bàn, từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh…

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)