Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề tại Trung tâm GTVL và DN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 110)

10. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề tại Trung tâm GTVL và DN

Trình độ chuyên môn theo tỷ lệ %

Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp KT Công nhân Kt

0 50 30 0 20

c, Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

- Tổng diện tích mặt bằng Trung tâm: 4.320m2 - 3 hội trường, khu hiệu bộ với 5 phòng làm việc - Nhà khách với 27 phòng nghỉ.

- 1 phân xưởng sản xuất nước lọc. - Nhà bếp và 1 phòng ăn 120 chỗ ngồi. - 1 phòng dạy vi tính với 13 máy vi tính

- Hệ thống máy tính, máy chiếu lắp đặt tại hội trường sử dụng cho Văn phòng và phục vụ học tập cho học sinh.

Được sự quan tâm rất nhiều của Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên Trung tâm, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy nghề và phục vụ đời sống cho thầy trò ngày càng được cải thiện cả về số lượng cũng như chất lượng.

2.2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề tại Trung tâm GTVL và DN LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh

Trung tâm Giới thiệu việc làm và Dạy nghề Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh được hình thành và phát triển theo xu hướng phát triển chung của màng lưới Giới thiệu việc làm và Dạy nghề chung trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu về cung ứng lao động cho địa phương, đồng thời thực hiện nhiệm vụ dạy nghề cho người lao động trước khi họ được tuyển vào lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong một khoảng thời gian khá dài các Trung tâm đã làm rất tốt chức năng đào tạo của mình, đó là cung cấp nguồn nhân lực đi lao động nước ngoài, nhân lực cho các khu công nghiệp, nhân lực lao động tại chỗ cho các doanh nghiệp tại địa phương và việc tự tạo việc làm.

Nằm trong hệ thống các cơ sở dạy nghề chịu sự chỉ đạo của Tổng cục dạy nghề nói chung nên Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh hoạt động dạy nghề theo các quy định và cơ chế của Tổng cục dạy nghề. Bên cạnh đó Trung tâm chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh để thực hiện các nhiệm vụ chính trị khác của Liên đoàn như: Giới thiệu việc làm, đào tạo cán bộ Công đoàn trong toàn tỉnh. Được thành lập năm 1994 nhưng đến năm 2006 trung tâm mới chính thức được trao nhiệm vụ dạy nghề. Tuy nhiên để đầu tư nhân lực cho hoạt động dạy nghề tại Trung tâm còn gặp nhiều khó khăn. Đối với một đơn vị thuộc tổ chức Công đoàn, nhiệm vụ chính trị chính là hoạt động đào tạo tập huấn cán bộ Công đoàn và các hoạt động khác phục vụ cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân viên chức lao động, vì lý do đó việc đầu tư một lực lượng đúng yêu cầu cho hoạt động dạy nghề của Trung tâm chưa được quan tâm rõ ràng. Từ năm 2008 hoạt động của phòng Đào tạo mới chính thức tiêu chuẩn hoá, chuẩn hoá về đội ngũ cán bộ và giáo viên giảng dạy, chọn người có đủ trình độ về chuyên môn và sư phạm để đảm nhận công việc cả về quản lý và công tác giảng dạy.

a, Số nghề đang giảng dạy

Thực hiện Quy định của Tổng cục dạy nghề về quy mô của Trung tâm dạy nghề tối thiểu một Trung tâm dạy nghề tồn tại phải có khả năng dạy 3 nghề, đồng thời căn cứ Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động dạy nghề số 11/GCNĐKDN ngày 12/1/2010 chứng nhận hoạt động dạy nghề “Kỹ thuật chế biến món ăn và phục vụ”, Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động dạy nghề số 28/GCNĐKDN chứng nhận hoạt động dạy nghề “Tin học văn phòng” và nghề “Điện dân dụng”, Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động dạy nghề số 34/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

GCNĐKDN chứng nhận dạy nghề “Cắm hoa nghệ thuật - khắc tỉa - cắt tỉa củ quả hoa lá” của sở LĐ -TB và XH tỉnh Quảng Ninh.

Trung tâm Giới thiêụ việc làm và Dạy nghề Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh duy trì dạy 4 nghề cơ bản, phù hợp với điều kiện của Trung tâm, phù hợp với nhu cầu giải quyết việc làm của một địa phương mà ngành du lịch là mũi nhọn kinh tế và nhu cầu của người học. Đó là:

- Kỹ thuật chế biến món ăn và phục vụ.

- Cắm hoa nghệ thuật - Khắc tỉa - Cắt tỉa củ quả, hoa lá. - Điện dân dụng.

- Tin học Văn phòng.

Năm 2013 Trung tâm xây dựng thêm nghề “Nghiệp vụ bàn - bar - buồng” đây là nghề có nhiều triển vọng phát triển tại địa phương.

Căn cứ quyết định số 1359/ QĐ - TLĐ ngày 30/8/2006 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam v/v Thành lập Trung tâm Giới thiệu việc làm và Dạy nghề LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh.Vì vậy từ năm 2006 Trung tâm tham gia công tác Đào tạo nghề tại địa phương. Do mới thành lập, trong những năm đầu từ năm 2006 đến 2009 Trung tâm chủ yếu hợp đồng giáo viên, liên kết đào tạo với các trường Đại học, Cao đẳng và các trường Trung cấp để tổ chức quản lý các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hôi và nhu cầu về nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ Công đoàn trong tỉnh. Năm 2010 Trung tâm chính thức đào tạo bằng lực lượng giáo viên của Trung tâm và lực lượng giảng viên kiêm chức của Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh.

b, Về quản lý nội dung, chương trình dạy nghề * Quản lý chương trình dạy nghề

Chương trình Dạy nghề tại Trung tâm Giới thiệu việc làm và Dạy nghề Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh đã được xây dựng và thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 31/2010/ TT - BLĐTBXH ngày 8/10/2010 v/v hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp, với thời lượng 2350 giờ, trong đó có 70% tỷ lệ giờ là thực hành. Trung tâm đã cho xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dựng chương trình đào tạo với đầy đủ cơ sở pháp lý của 4 nghề được đào tạo tại Trung tâm. Thông qua chương trình đào tạo này các giáo viên thực hiện việc giảng dạy đúng theo chỉ đạo của tổ chuyên môn và phòng Đào tạo.

Để các giáo viên thực hiện đúng chỉ đạo về chương trình, các tổ chuyên môn có chương trình họp chuyên môn thường xuyên góp ý cho chương trình giảng dạy sau mỗi khoá học và bổ sung ý kiến cho chương trình giảng dạy. Sau mỗi năm phòng Đào tạo lấy ý kiến của các giáo viên trực tiếp giảng dạy và điều chỉnh chương trình cho phù hợp với những thông tin ngành nghề mới nhất.

Với tinh thần nâng cao chất lượng dạy và học Trung tâm đã kết hợp sử dụng các mô hình: Học lý thuyết cở sở nghề trong giai đoạn đầu, giai đoạn tiếp theo học kỹ năng, kỹ xảo. Hoặc học lý thuyết song song với kỹ năng nghề gắn lý luận với thực tiễn nghề một cách thường xuyên.

* Quản lý nội dung dạy nghề

Trên cơ sở chương trình khung của Bộ LĐTB & XH ban hành, một mặt tiếp nhận nội dung các môn học tương ứng với các nghề đang được đào tạo tại Trung tâm từ các cơ sở dạy nghề trên cả nước (Đại học, CĐ, các Trung tâm dạy nghề khác), một mặt cán bộ, giáo viên của Trung tâm tiến hành điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện về mục tiêu, nội dung, cấu trúc cho phù hợp với sự phát triển của các ngành nghề và sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để quản lý một cách chặt chẽ hoạt động dạy nghề hàng năm, Giám đốc Trung tâm chỉ đạo phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo của năm học cho từng môn học, từng lớp, từng nghề. Với đào tạo nghề cho Lao động nông thôn phải có chi tiết thông tin về địa bàn tuyển sinh, nhu cầu về từng nghề của người học, có đơn đăng ký của người học.

c, Về việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch

Công tác đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch luôn là công việc rất được quan tâm và là hoạt động thường xuyên. Cuối khoá học, các tổ chuyên môn ứng với mỗi nghề tiến hành đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch trên cơ sở tự đánh giá của các giáo viên. Phòng Đào tạo họp rút kinh nghiệm, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân và đưa ra bài học kinh nghiệm cho các khoá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

học tiếp theo. Cùng với việc đánh giá, Trung tâm tiến hành biểu dương những giáo viên, các tổ chuyên môn hoàn thành tốt kế hoạch nhằm động viên tạo động lực và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân và các tập thể.

2.2.3.3. Quản lý hoạt động dạy học của Trung tâm GTVL & DN LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh

Từ năm 2006, Trung tâm được trao thêm nhiệm vụ dạy nghề bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn cho tỉnh. Có thêm nhiệm vụ này dựa trên các cơ sở sau:

- Nhu cầu của người học trên địa bàn tăng cao do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch.

- Chủ trương của Nhà nước, của ngành giáo dục và đào tạo tăng cường hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và đào tạo nghề cho nguồn nhân lực trẻ.

- Dạy nghề trong các Trung tâm có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí cho người học.

Sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng về đội ngũ giáo viên, về nội dung chương trình và nắm bắt nhu cầu của nguồn nhân lực trong tỉnh, từ năm 2010, hoạt động dạy nghề chính thức được triển khai tại Trung tâm.

Năm 2010 có 165 học viên. Năm 2011 có 420 học viên. Năm 2012 có 375 học viên.

Với số lượng học viên tăng hàng năm cho thấy hướng phát triển đúng đắn của Trung tâm và khẳng địnhTrung tâm thực sự đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nhân lực của địa phương trong quy hoạch trước mắt và lâu dài của Trung tâm.

i. Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề của Trung tâm

Đặc điểm của đội ngũ giáo viên dạy nghề của Trung tâm là: Đảm bảo được chuẩn đầu vào theo quy định của Luật dạy nghề. Trong 8 giáo viên cơ hữu có 4 nam, 4 nữ; có 6 giáo viên trình độ Đại học sư phạm và 2 giáo viên trình độ Cao đẳng. Số giáo viên giảng dạy từ 10 đến 20 năm là 2 người; số giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viên giảng dạy từ 20 đến 25 năm là 2 người; từ 5 đến 10 năm là 3 người; chỉ có 1 giáo viên giảng dạy dưới 5 năm. Đây là thế mạnh của đội ngũ giáo viên Trung tâm vì các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, nhưng lại hạn chế về tuổi đời vì các thầy cô tuổi đời trên 50 tuổi quá nửa số giáo viên.Số giáo viên thỉnh giảng tại các cơ sở khác là 12 người cũng có trình độ cập chuẩn. Tuy nhiên số giáo viên có khả năng sử dụng thành thạo tin học và ngoại ngữ còn ít. Việc dạy theo hướng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, dạy theo môđun còn hạn chế. Số giáo viên có trình độ ĐHSP ngoài 2 người tốt nghiệp ngành sư phạm kỹ thuật có ưu thế về dạy lý thuyết và thực hành, số còn lại, người dạy được lý thuyết thì yếu về trình độ tay nghề; người dạy tốt về phần thực hành thì hạn chế về dạy cơ sở kỹ thuật.

Do số lượng giáo viên cơ hữu còn thiếu, Trung tâm phải mời các giáo viên thỉnh giảng một số môn trong quá trình đào tạo. Nhìn chung số giáo viên đã được lựa chọn kỹ càng, có tay nghề cả về lý luận và thực hành tốt, song không phải lúc nào cũng đáp ứng kịp thời về lịch trình đào tạo nghề của Trung tâm, do đó không ít trường hợp phải cử giáo viên của Trung tâm nghiên cứu giáo trình lấp chỗ trống. Điều này khiến chất lượng đào tạo đôi khi không đảm bảo.

ii. Hoạt động học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên

Giám đốc Trung tâm chỉ đạo phòng Đào tạo và các tổ bộ môn tiến hành một số hoạt động nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nhãn quan nghề nghiệp và tay nghề cho đội ngũ giáo viên. Định hướng này được thực hiện thông qua một số hoạt động cụ thể như sau:

- Xây dựng quy chế đứng lớp và giảng dạy cho giáo viên. Giáo viên phải có đề cương bài giảng trước khi lên lớp, phải có kế hoạch thực hành cho học sinh. Các bài soạn cả lý thuyết và thực hành đều phải có sự tham gia góp ý của tổ chuyên môn.

- Tổ chức cho giáo viên học tập và thực hiện nghiên cứu các quy chế chuyên môn theo quy định của Bộ LĐTB và XH đối với dạy nghề; quản lý tốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hồ sơ, sổ sách của tổ bộ môn, của mỗi giáo viên để thuận lợi cho việc giám sát và đánh giá chất lượng giảng dạy, đưa ra những quy định đối với giáo viên vê việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh nhà xưởng trong thời gian thực hành.

- Các tổ bộ môn xây dựng và thực hiện kế hoạch dự giờ, tổng hợp đánh giá và xếp loại giờ dạy của giáo viên theo các tiêu chí quy định.

- Tổ chức cho giáo viên thao giảng tại Trung tâm và phối hợp với các cơ sở dạy nghề khác.

- Tổ chức cho giáo viên đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế các cơ sở sản xuất có liên quan tới các nghề đang đào tạo tại Trung tâm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và khu vực để giáo viên có thêm hiểu biết và cập nhật với thực tiễn sản xuất, với sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ.

Tuy nhiên trong hoạt động học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên của Trung tâm vẫn còn một số tồn tại sau:

- Do thiếu giáo viên cơ hữu, do đó việc cử giáo viên đi học hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ còn chưa thực hiện được một cách quy củ, rộng khắp và thường xuyên. Điều tra theo phiếu A (câu hỏi số 6) về số lần đi bồi dưỡng của giáo viên trong 3 năm (2010 - 2012) có tới 50% tổng số giáo viên chưa được đi bồi dưỡng lần nào, chỉ có 2 người được tham gia bồi dưỡng 1 đợt và 2 người được đi bồi dưỡng 2 đợt.

- Một số giáo viên vốn kinh nghiệm thực tế và tay nghề còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế nghề nghiệp, song do đòi hỏi lên lớp nhiều, chưa có thời gian đi bồi dưỡng, đi thực hành nghề tại các cơ sở sản xuất nên hoạt động giảng dạy kém hiệu quả, bản thân giáo viên đó không phát triển được năng lực chuyên môn nghề nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức khảo sát một số thông tin liên quan tới công tác quản lý hoạt động dạy nghề tại Trung tâm với 8 giáo viên Trung tâm, kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.8: Về đánh giá hiệu quả công tác bồi dƣỡng giáo viên dạy nghề của Trung tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TT Mức độ hiệu quả về công tác bồi

dƣỡng giáo viên của Trung tâm

Ý kiến đánh giá của giáo viên

1 Tốt 1

2 Khá 2

3 Trung bình 4

4 Yếu 1

Bảng 2.9: Về sử dụng các phƣơng pháp dạy học của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 55 - 110)