10. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng và nâng cao năng lực sư phạm và kỹ năng
thực hành cho đội ngũ giáo viên
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao chất lượng dạy nghề trước hết cần nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Thông qua việc tăng cường năng lực sư phạm và kỹ năng hành nghề, đặc biệt tiếp cận với các công nghệ mới cho đội ngũ giáo viên là một yêu cầu cấp thiết. việc tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về chất lượng và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện dạy học. việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành bở các chuyên gia, kỹ sư giỏi trong sản xuất, những người thường xuyên được tiếp cận với những kỹ thuật và công nghệ mới của các cơ sở đào tạo nghề nghiệp khác.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên trên các mặt: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm, hiểu biết về công nghệ mới trong các nghề đào tạo đang được áp dụng tại Trung tâm.
- Xây dựng các tiêu chí áp dụng bồi dưỡng để nâng cao năng lực sư phạm và kỹ năng thực tiễn cho giáo viên dạy các ngành nghề cụ thể của Trung tâm và đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn.
- Nội dung bồi dưỡng bao gồm:
+ Năng lực dạy học: Năng lực hiểu người học trong giảng dạy, năng lực hiểu biết kiến thức chuyên môn, năng lực biên soạn và cải tiến tài liệu học tập, năng lực sử dụng kỹ thuật dạy học.
+ Năng lực giáo dục: Năng lực xác định mô hình nhân cách của người học, năng lực ứng xử sư phạm và cảm hoá người học, năng lực tổ chức hoạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
động sư phạm. Nội dung bồi dưỡng kỹ năng thực hành cho đội ngũ giáo viên của Trung tâm bao gồm: Tăng cường luyện tập kỹ năng nghề, kỹ năng dạy học thực hành của giáo viên dựa trên sự thuần thục về kỹ năng nghề. Tăng cường thực hành tiếp thu các công nghệ mới trong thực tiễn của các cơ sở sản xuất.
3.2.3.3. Tổ chức thực hiện biện pháp
- Thiết lập bộ công cụ điều tra, khảo sát và phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên tại Trung tâm về năng lực sư phạm và kỹ năng thực hành, việc nắm bắt các công nghệ mới trong các nghề đang được đào tạo tại Trung tâm.
- Chuẩn bị phương tiện vật chất, lộ trình và nội dung cụ thể cho công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm và kỹ năng thực hành cho đội ngũ giáo viên đang giảng dạy tại Trung tâm.
- Xem xét bổ sung điều chỉnh các điều kiện cho việc tiến hành bồi dưỡng giáo viên giảng dạy theo các phương pháp dạy học tích cực cùng với việc gia tăng cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị dạy nghề.
- Xây dựng các phương án chuẩn bị đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề theo yêu cầu của các địa bàn có nhu cầu đào tạo nghề trong tỉnh.
- Việc bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên tại Trung tâm bằng các phương thức chủ yếu sau:
+ Tạo điều kiện mở rộng vốn kiến thức chuyên môn về môn học do giáo viên đảm nhận bằng các khoá tập huấn chuyên đề do các chuyên gia có trình độ ở Trung ương và địa phương đảm nhận.
+ Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng sư phạm và kỹ năng tổ chức các hoạt động sư phạm, kỹ năng sử dụng hợp lý các hình thức, các phương tiện dạy nghề theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh.
+ Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm về những nghề mà Trung tâm đang đào tạo, khuyến khích biên soạn các tài liệu, giáo trình giảng dạy những phần nội dung mới xuất hiện trong quá trình giảng dạy thông qua đó nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Tiến hành tổ chức hội thảo chuyên môn cho các giáo viên theo các chuyên đề nâng cao cao năng lực sư phạm và tiếp thu công nghệ mới.
- Việc bồi dưỡng năng lực thực tiễn cho các giáo viên tại Trung tâm được tiến hành theo các phương thức sau:
+ Tăng cường luyện tập kỹ năng tay nghề cho đội ngũ giáo viên dạy thực hành do các giáo viên có kinh nghiệm và các chuyên gia trong các ngành nghề đảm nhiệm.
+ Tổ chức cho các giáo viên tham quan, thực tập nâng cao tay nghề tại các cơ sở sản xuất đang áp dụng các công nnghệ tiên tiến theo các chuyên đề cụ thể với các dự toán về nhân sự, kinh phí, thời gian và địa điểm bồi dưỡng.
+ Tổ chức các lớp ngoại ngữ, tin học cho giáo viên nhằm tăng cường sự hiểu biết về công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực đào tạo khi có điều kiện giao lưu và tiếp nhận kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài tới làm việc.
+ Mời các chuyên gia, kỹ sư, công nhân lành nghề tham gia giảng dạy một số chuyên đề trong các phần nội dung giảng dạy trong khi các giáo viên của Trung tâm giảng dạy để các giáo viên có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm về chuyên môn kỹ thuật.
- Điều kiện thực hiện biện pháp:
+ Thực hiện việc kiểm tra các kết quả theo định kỳ về kỹ năng sư phạm và kỹ năng thực hành của đội ngũ giáo viên thông qua các báo cáo tại các hội thảo, các báo cáo chuyên đề, các cuộc thi tay nghề do Trung tâm tổ chức…
+ Xác định những nguyên nhân và điều chỉnh những hạn chế về kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá để qua đó khắc phục những hạn chế góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề tại Trung tâm.