Biện pháp 2: Hoàn thiện nội dung, chương trình dạy nghề phù hợp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 75 - 77)

10. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Biện pháp 2: Hoàn thiện nội dung, chương trình dạy nghề phù hợp

sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu của nơi sử dụng nhân lực

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Trên cơ sở khung chương trình dạy nghề do Nhà nước quy định, Trung tâm thường xuyên đổi mới nội dung chương trình nhằm cập nhật thông tin về những kiến thức mới, công nghệ mới, gắn kết nội dung chương trình với thực tiễnphát triển sản xuất, giúp cho quá trình dạy nghề đạt hiệu quả.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Khảo sát và đánh giá nhu cầu của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, dịch vụ của khu vực về các ngành cụ thể để có được thông tin trong việc phân tích nghề và xây dựng nội dung dạy nghề.

- Tiến hành xây dựng các tiêu chí cụ thể cho các mức độ về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động cho từng nghề, nhóm nghề theo chuẩn đào tạo nghề nghiệp theo năng lực thực hiện.

- Xây dựng nội dung dạy học cho từng môn học lý thuyết hoặc thực hành, tiến hành lồng ghép, tích hợp giữa các kiến thức chuyên ngành, lý thuyết nghề và thực hành nghề, cải tiến và cấu trúc nôị dung theo hướng tích hợp giữa các môn học thực hành, trong đó chú trọng đến việc tăng cường kỹ năng thực hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Lập kế hoạch hoàn thiện nội dung dạy nghề, tiến hành xác định các mục tiêu cho từng môn học, từng bài học, dự kiến nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian. Lựa chọn phương pháp và cách thức tiến hành việc hoàn thiện nội dung dạy học cho từng nghề trong chương trình đào tạo.

- Tổ chức điều tra, khảo sát lấy ý kiến từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên. Từ đó có được những số liệu, ý kiến đóng góp về nội dung chương trình giảng dạy ứng với nghề cụ thể liên quan tới nội dung môn học.

- Tổ chức hội thảo để tiến hành trao đổi, thảo luận về nội dung chương trình dạy học cụ thể của từng nghề đã tiến hành khảo sát, có sự đánh giá về những ý kiến đóng góp cho nội dung chương trình cần được hoàn thiện ứng với từng nghề cụ thể.

Nội dung dạy học theo hướng đổi mới sẽ được thử nghiệm qua các khoá đào tạo, thời gian thử nghiệm phụ thuộc vào từng nội dung dạy học cụ thể. Sau khi được đánh giá bổ sung cho tiến hành in ấn và chính thức áp dụng làm tài liệu giảng dạy và học tập.

- Nội dung dạy học được đổi mới, hoàn thiện cho từng nghề cụ thể sẽ được thực hiện theo quy trình sau:

+ Xác định cụ thể mục tiêu đào tạo cho các môn học, số tiết, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành theo chương trình đào tạo đã được xây dựng.

+ Điều chỉnh số tiết giữa các môn học cho hợp lý, xác định rõ từng vấn đề lý thuyết, thực hành.

+ Tỷ lệ phù hợp về kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho từng nghề cụ thể trong quá trình đào tạo tại cơ sở.

- Ban lãnh đạo Trung tâm và các cá nhân phụ trách các mảng đào tạo cần phải thường xuyên kiểm tra tình hình và tiến độ thực hiện quy trình công tác đào tạo, các nội dung dạy nghề theo mục đích yêu cầu đã đặt ra để thấy đựơc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những mặt đã làm được và những thuận lợi khó khăn trong việc hoàn thiện nội dung chương trình đặt ra. Những nội dung dạy nghề sau khi được hoàn thiện cần được thẩm định để việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả của những nội dung, chương trình đó có cơ sở thực tiễn xác đáng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy nghề tại trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh (Trang 75 - 77)