2.3.1.1. Khái quát về chủng loại danh mục và giá cả trong ngành du lịch:
Đối với chương trình du lịch ra nước ngoài có khoảng 10 chương trình du lịch, chủ yếu là các chương trình du lịch tổng hợp (kết hợp cả thăm quan, nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu) với nhiều đối tượng tham quan ở các tuyến điểm du lịch nổi tiếng ở các nước Asian, Trung quốc, với độ dài phổ biến từ 3-6 ngày và 7-14 ngày. Mức giá trung bình cho một chương trình 7 ngày là $510. Đối với chương trình từ 1-6 ngày với giá khoảng 8 triệu đồng/khách (7 ngày, 6 đêm).
2.3.1.2. Hoạt động xây dựng chương trình du lịch:
Hoạt động xây dựng chương trình của doanh nghiệp hầu hết mang tính sao chép dựa vào các chương trình có sẵn, thông tin có sẵn, các chương trình du lịch truyền thống, không dựa trên việc nghiên cứu về nhu cầu và thói quen, khả năng thanh toán của người Việt Nam
2.3.1.3. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp để tiêu thụ chương trình du lịch:
Hàng năm chi phí cho hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp có tỷ lệ trung bình từ 1-3% tổng doanh thu. Thường sử dụng Website để quảng cáo về công ty.
2.3.1.4. Tổ chức bán chương trình du lịch:
Các chương trình du lịch trọn gói cho người nước ngoài thường bán thông qua các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài. Còn kinh doanh lữ hành nội địa, việc tổ chức bán chương trình du lịch trọn gói của công ty chủ yếu là hình thức bán hàng cá nhân trực tiếp tới các tổ chức xã hội, cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện. Một số ít đặt trực tiếp thông qua Website của công ty: Http://www.WaytoVietnam.com.
2.3.1.5. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch:
Việc tổ chức thực hiện chương trình du lịch ở doanh nghiệp nổi lên các vấn đề phân công công việc không rõ ràng giữa các bộ phận, thiếu thông tin thường xuyên, kịp thời, chính xác, thiếu các phương án xử lý các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chương trình du lịch. Chất lượng thực hiện chương trình du lịch trọn gói mà khách cảm nhận được trước hết thuộc về người quản lý và hướng dẫn viên. Khoảng 20% khách du lịch không hài lòng với việc tổ chức của công ty do thường xuyên ghép tour với các đại lý khác.
Bảng 2.3. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 9 (Đơn vị: triệu đồng) STT CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007
TỶ LỆ TĂNG TƯƠNG ĐỐI NĂM 2007 SO VỚI NĂM
2006 (%) 1 Doanh thu 19.560 30.238 54,59 Inbound 9.860 15.338 55,56 Outbound 7.055 9.348 32,5 Nội địa 2.645 5.552 109,9 2 Lợi nhuận 6.524 11.350 73,97 3 Nộp ngân sách 7.025 12.248 74,35
Năm 2006, khi công ty mới thành lập, doanh thu của công ty đạt 19.560 triệu đồng, trong đó bộ phận Inbound đạt 9.860 triệu đồng chiếm
50.41% tổng doanh, bộ phận Outbound đạt 7.055 triệu đồng chiếm 36.1% trong tổng doanh thu, còn bộ phận kinh doanh Nội địa đạt đựợc 2.645 triệu đồng chiếm 13.49% trong tổng số doanh thu. Lợi nhuận đạt được của công ty trong năm 2006 là 6.524 triệu đồng, chiếm 34.9% doanh thu. Nộp ngân sách năm 2006 là 7.025 triệu đồng. Đến năm 2007, sau một năm đi vào hoạt động thì lượng khách tăng lên đáng kể, làm cho kết quả hoạt động của công ty cũng tăng lên đáng kể. Thể hiện: Tổng doanh thu năm 2007 đạt 30.238 triệu đồng, tăng 54.59% so với năm 2006; trong đó bộ phận Inbound đạt 15.338 triệu đồng, bộ phận Outbound đạt 9.348 triệu đồng và bộ phận kinh doanh Nội địa đạt 5.552 triệu đồng; Lợi nhuận năm 2007 của công ty đạt 22.350 triệu đồng, chiếm 35.5% trong tổng số doanh thu, Nộp ngân sách nhà nước là 12.248 triệu đồng. Qua số liệu trên ta thấy năm 2007 là một năm hoạt động thành công của công ty TNHH du lịch Đường tới Việt Nam, lợi nhuận năm 2007 đã tăng 73,97% so với năm 2006, trong đó doanh thu chỉ tăng lên 54,59% và tỷ lệ lợi nhuận trong tổng số doanh thu chỉ tăng 54.59%, và tỷ lệ lợi nhuận trong tổng doanh thu cũng tăng từ 34.9% lên 35.5%, chứng tỏ công ty đã cân đối được chi phí một cách hợp lý để tăng lệ lợi nhuận/doanh thu. Có được sự tăng trưởng như vậy là do: Chính sách quản lý có hiệu quả của ban lãnh đạo công ty, cùng sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ công nhân viên trong công ty. Đồng thời cũng do chính sách mở cửa của Nhà nước khi chuẩn bị bước vào WTO, và Việt Nam đã đăng cai thành công hội nghị Apec 14. Và cũng do xu hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO.
Và trong đó doanh thu từ khách đi du lịch sang Campuchia chiếm 40% doanh thu từ khách du lịch nội địa và trong năm 2008 đang tăng lên.