Một vài nét về Campuchia

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng chương trình du lịch sang campuchia cho đối tượng khách là người việt nam tại công ty tnhh đường tới việt nam (Trang 35 - 38)

2.2.3.1. Giới thiệu về Đất nước Campuchia

Campuchia là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, nằm nối liền với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông. Campuchia có ngôn ngữ chính là tiếng Khmer, thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á. Với diện tích 181.040 km2, dân số: 13.363.421 người, mật độ 74 /km2. GDP năm

2003 tổng số: 29.344 tỷ đôla Mỹ. Theo đầu người 2.189 đôla Mỹ, đơn vị tiền tệ: Riel.

- Chính trị:

Chính trị camphuchia được nhiều người biết đến bởi thời kỳ diệt chủng của Khmer Đỏ, việc này gây ra những đổ vỡ lớn trong nội bộ những nước đã từng ủng hộ chế độ này. Đất nước này được cai trị bởi Quốc Vương Norodom Sihanouk sau khi ông trở lại làm vua vào tháng 9 năm 1993. Đây là chế độ Quân chủ lập hiến và trên thực tế Quốc Vương không điều hành đất nước. Cuối tháng 10 năm 2004 Norodom Sihanouk truyền ngôi cho Thái Tử Norodom Sihamoni. Đảng cầm quyền hiện nay là Đảng nhân dân Campuchia, thủ tướng đương nhiệm là Hu Sen.

Nước Campuchia được chia ra thành 24 đơn vị hành chính địa phương cấp một gồm 20 tỉnh và 4 thành phố trực thuộc trung ương. Các tỉnh được chia thành các huyện và huyện đảo, còn các thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các quận. Dưới quận là các xã, và dưới xã là các phường. Phường và xã là cấp hành chính địa phương cuối cùng ở Campuchia. Trong một xã có thể có một hoặc nhiều hơn một làng, nhưng không phải là một cấp hành chính chính thức.

- Địa lý:

Diện tích Campuchia khoảng 181.040 km2, có 800 km biên giới với Thái Lan về phía Bắc và phía Tây, 541 km biên giới với Lào về phía Đông Bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía Đông và Đông Nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.

Đặc điểm địa hình nổi bật là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590

km2 trong mùa khô tới khoảng 24.605 km2 về mùa mưa. Đây là vùng đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia. Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở độ cao dưới 100 mét so với mực nước biển, phần kéo dài theo hướng Bắc-Nam về phía Đông của nó gọi là dãy voi (cao độ 500-1000m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.

Nhiệt độ dao động trong khoảng 10-38 độ C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/ Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng Đông Bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2.

Campuchia cũng là nước có nhiều loài động vật quý hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm hoạ diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.

- Dân cư:

Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, là ngôn ngữ chính thức. Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 3% dân số. Dân tộc Chăm, theo đạo Hồi là nhóm sắc tộc thiểu số lớn nhất. Các nhóm sắc tộc thiểu số khác sống tại các khu vực miền núi và cao nguyên. Ở đây còn có rất nhiều cư dân người Việt (khoảng 12%).

Phật giáo Tiểu Thừa bị Khmer đỏ huỷ diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức. Các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo đang được du nhập vào.

Tiếng Anh và tiếng Pháp được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ

thông và đại học.

- Kinh tế:

Sự phát triển của nền kinh tế Campuchia bị chậm lại một cách đáng kể trong thời kỳ 1997-1998 vì khủng hoảng kinh tế trong khu vực, bạo lực và xung đột chính trị. Đầu tư nước ngoài và du lịch giảm mạnh. Trong năm 1999, năm đầu tiên có được hoà bình thực sự trong vòng 30 năm, đã có những biến đổi trong cải cách kinh tế và tăng trưởng đạt được ở mức 5%. Mặc dù bị ngập lụt tràn lan, GDP tăng trưởng ở mức 5.0% trong năm 2000, 6.3% trong năm 2001 và năm 5.2% trong năm 2002. Du lịch là ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh nhất của Campuchia, với du khách tăng 34% trong năm 2000 và 40% trong năm 2001. Mặc dù đạt được những sự tăng trưởng như vậy nhưng sự phát triển dài hạn của nền kinh tế sau hàng chục năm chiến tranh vẫn là một thách thức to lớn. Dân cư thất học và thiếu các kỹ năng nghề nghiệp, đăc biệt là ở vùng nông thôn nghèo đói gần như chưa có các điều kiện cần thiết của cơ sở hạ tầng. Sự lo ngại về không ổn định chính trị và tệ nạn tham nhũng trong một bộ phận chính quyền làm chán nản các nhà đầu tư nước ngoài và làm chậm chễ các khoản trợ giúp quốc tế. Chính quyền đang phải giải quyết các vấn đề này với sự hỗ trợ của các tổ chức song phương và đa phương.

Campuchia đã gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO từ ngày 13 tháng 10 năm 2004.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng chương trình du lịch sang campuchia cho đối tượng khách là người việt nam tại công ty tnhh đường tới việt nam (Trang 35 - 38)